Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến trúc máy tính có đáp án - Phần 11

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến trúc máy tính có đáp án - Phần 11

  • 30/08/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 756 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến trúc máy tính có đáp án - Phần 11. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Quản trị hệ thống. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

01/09/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

6 Lần thi

Câu 1: Trong chế độ bảo vệ theo cơ chế phân trang, cấu trúc của hệ thống quản lý trang gồm các phần:

A. Thư mục trang, bảng trang và trang

B. Thư mục trang, lối vào thư mục trang, bảng trang, lối vào bảng trang và trang

C. Lối vào thư mục trang PDE, lối vào bảng trang PTE và trang

D. Thư mục trang, lối vào thư mục trang, bảng trang, lối vào bảng trang

Câu 2: Địa chỉ vật lý của ô nhớ cần truy nhập trong chế độ bảo vệ theo cơ chế phân trang với CPU 32 bit được xác định

A. Từ địa chỉ nền của trang và địa chỉ offset

B. Bằng cách kết hợp 20 bit cao của địa chỉ nền trang và  12 bit thấp là địa chỉ offset

C. Bằng cách kết hợp 20 bit cao của địa chỉ nền trang và các bits A11-A0 của địa chỉ tuyến tính

D. Từ thông tin lối vào bảng trang PTE và địa chỉ tuyến tính

Câu 3: Khi truy nhập khối Cache với Cache có 4 khối và bus địa chỉ 24 bit thì bộ điều khiển bộ nhớ sẽ tách

A. 4 bit đia chỉ để xác định vị trí khối cache trong bộ nhớ cache

B. 2 bit địa chỉ đưa vào thanh ghi địa chỉ  bộ nhớ MAR

C. các bit địa chỉ A1A0 đưa vào thanh ghi địa chỉ bộ nhớ MAR

D. 22 bit để xác định số hiệu thẻ của khối cache cần truy nhập

Câu 4: Mục đích tổ chức bộ nhớ phân cấp là

A. Phối hợp nhịp làm việc của CPU và bộ nhớ

B. Tăng tốc độ (trung bình) truy xuất hệ thống bộ nhớ

C. Phối hợp nhịp làm việc của CPU và bộ nhớ và tăng độ tin cậy của quá trình truy xuất bộ nhớ

D. Tăng tốc độ (trung bình) truy xuất hệ thống bộ nhớ và tăng dung lượng nhớ

Câu 5: Cơ sở để tổ chức bộ nhớ phân cấp là

A. Tại một thời điểm CPU chỉ truy xuất dữ liệu nằm trong một vùng nhớ có kích thước nhỏ

B. Trong thời khoảng xác định CPU chỉ truy xuất dữ liệu nằm trong một vùng nhớ có kích thước nhỏ

C. CPU chỉ cần truy xuất dữ liệu nằm trong vùng nhớ có kích thước nhỏ khi thực hiện lệnh trong chương trình

D. Kỹ thuật điện tử bán dẫn và công nghệ chế tạo bộ nhớ phát triển

Câu 6: Khẳng định nào sau đây là đúng

A. Tốc độ truy nhập dữ liệu vào DRAM nhanh hơn so với truy nhập vào Cache

B. Tốc độ truy nhập dữ liệu vào Cache nhanh hơn so với truy nhập vào các thanh ghi của CPU

C. Tốc độ truy nhập dữ liệu vào Cache, DRAM là như nhau

D. Tốc độ truy nhập dữ liệu vào DRAM nhanh hơn so với truy nhập vào bộ nhớ thứ cấp

Câu 7: Trong mô hình tổ chức bộ nhớ theo phân cấp thì

A. DRAM chiếm phần dung lượng lớn nhất

B. Cache chiếm dung lượng lớn hơn DRAM

C. Bộ nhớ thứ cấp chiếm dung lượng lớn nhất

D. DRAM và bộ nhớ thứ cấp chiếm dung lượng bằng nhau

Câu 8: Trong mô hình tổ chức bộ nhớ theo phân cấp sự xuất hiện của bộ nhớ cache với mục đích chính là:

A. Giảm thời gian trung bình truy nhập bộ nhớ

B. Tăng khả năng lưu trữ của hệ thống nhớ

C. Giảm thời gian trung bình truy nhập bộ nhớ và tăng khả năng lưu trữ của hệ thống nhớ

D. Giảm tải cho bộ nhớ DRAM

Câu 9: Bộ nhớ cache được sử dụng để

A. Lưu trữ các lệnh và dữ liệu thường được sử dụng nhiều trong quá trình thực hiện chương trình

B. Lưu trữ những chương trình có tần suất sử dụng cao

C. Lưu trữ những chương trình quan trọng của hệ điều hành

D. Bổ sung dung lượng nhớ cho DRAM khi cần thiết

Câu 11: Về mặt logic một khối trong bộ nhớ cache

A. Chỉ chứa dữ liệu

B. Chứa số hiệu thẻ, bit cờ và khối dữ liệu

C. Chứa khối dữ liệu và bit cờ

D. Chứa địa chỉ của các ô nhớ có dữ liệu hay được sử dụng

Câu 12: Trong máy tính PC bộ nhớ cache

A. Được cấu tạo từ bán dẫn

B. Ccó dung lương nhớ nhỏ hơn hoặc bằng bộ nhớ chính

C. Có vị trí trung gian giữa CPU và bộ nhớ chính

D. Có tốc độ truy xuất nhanh hơn

Câu 13: Bit cờ F trong khối Cache

A. Dùng để xác định việc thực hiện ghi dữ liệu từ khối cache ra bộ nhớ chính trong kỹ thuật ghi xuyên

B. Dùng để xác định việc thực hiện ghi dữ liệu từ khối cache ra bộ nhớ chính trong kỹ thuật sao lưu

C. Dùng để xác định sự thay đổi nội dung của dữ liệu trong Cache

D. Có giá trị bằng 1 khi có sự thay đổi dữ liệu trong Cache

Câu 15: Khi truy nhập bộ nhớ cache với cache có 8 khối và bus địa chỉ 24 bit thì bộ điều khiển bộ nhớ sẽ dùng

A. 4 bit để xác đinh vị trí khối cache

B. 8 bit thấp để xác định vị trí khối cache

C. 3 bit để xác định vị trí khối cache

D. 3 bit A23A22A21 để xác định vị trí khối cache

Câu 16: Khi áp dụng kỹ thuật ghi xuyên trong thao tác ghi bộ nhớ thì

A. Thời gian ghi bộ nhớ giảm

B. Thời gian ghi bộ nhớ tăng

C. Cần phải sử dụng bit cờ trong khối cache

D. Nội dung bộ nhớ chính có thể thay đổi

Câu 17: Bộ nhớ thứ cấp chiếm

A. Toàn bộ dung lượng ổ đĩa cứng vật lý

B. Toàn bộ dung lượng phân vùng có cài đặt hệ điều hành

C. Một phần (nhỏ) dung lượng của phân vùng cài đặt hệ điều hành

D. Một phần (nhỏ) dung lượng ổ đĩa cứng vật lý

Câu 18: Tỷ lệ quy chiếu “trúng” cache là cao hay thấp tuỳ thuộc vào

A. Dung lượng của cache

B. Tỷ lệ dung lượng của cache so với dung lượng của DRAM

C. Thuật toán nạp dữ liệu vào cache của hệ điều hành

D. Tỷ lệ giữa dung lượng của cache và tổng dung lượng các thanh ghi

Câu 19: Trong cơ chế quản lý bộ nhớ theo phân trang để xác định được địa chỉ vật lý của ô nhớ cần dựa vào

A. Địa chỉ tuyến tính của ô nhớ

B. Địa chỉ logic của ô nhớ

C. Địa chỉ tuyến tính, các thanh ghi điều khiển, vị trí thư mục trang, vị trí bảng trang, vị trí trang

D. Địa chỉ tuyến tính, nội dung của CR3

Câu 20: Trong chế độ bảo vệ theo cơ chế quản lý bộ nhớ phân trang giả sử địa chỉ tuyến tính 32 bit có giá trị 567A9541h, thì địa chỉ vật lý của ô nhớ cần truy nhập có thể là

A. 0101011001111010001110010101010100012

B. 0101011001111010001110010101011000012

C. 0111110000111100001110010101010000012

D. 0101011001111010001110010101110000012

Câu 22: Khi truy nhập bộ nhớ cache với cache có 8 khối và bus địa chỉ 32 bit thì bộ điều khiển bộ nhớ sẽ dùng

A. 24 bit để xác đinh số hiệu thẻ của khối cache cần truy nhập

B. 40 bit để xác định khối cache cần truy nhập

C. 29 bit để xác định số hiệu thẻ của khối cache cần truy nhập

D. 8 bit để xác định vị trí khối cache cần truy nhập

Câu 24: Trong máy vi tính  PIC 8259 có chức năng 

A. Gửi tín hiệu yêu cầu ngắt INT tới CPU và nhận tín hiệu trả lời INTA

B. Nhận tối đa 8 yêu cầu ngắt từ các thiết bị

C. Thực hiện chương trình con phục vụ ngắt tương ứng với số hiệu ngắt nhận được

D. Nhận các yêu cầu ngắt từ các thiết bị, xác định ngắt ưu tiên, cung cấp số hiệu ngắt cho CPU và cho phép/cấm các yêu cầu ngắt kích hoạt hệ thống ngắt cứng

Câu 25: Hệ thống ngắt cứng trong máy vi tính

A. Sử dụng 2 PIC8259 ghép tầng theo lối chủ/thợ với chân INT của PIC thợ được nối với chân IRQi của PIC chủ

B. Sử dụng 2 PIC8259 ghép tầng theo lối chủ/thợ với chân INT của PIC chủ được nối với chân IRQi của PIC thợ

C. Có thể nhận được tối đa 16 yêu cầu ngắt IRQi

D. Gửi các tín hiệu yêu cầu ngắt tới CPU

Câu 26: Hệ thống DMA trong máy vi tính

A. Sử dụng 2 DMAC8237 ghép tầng với chân HLDA của DMAC số 1 nối với DRQ0 của DMACsố 2

B. Sử dụng 2 DMAC8237 ghép tầng với chân HLDA của DMAC số 1 nối với DACK của DMACsố 2

C. Sử dụng 2 DMAC8237 ghép tầng với chân HOLD của DMAC số 1 nối với DRQ0 của DMACsố 2

D. Sử dụng 2 DMAC8237 ghép tầng với chân HOLD của DMAC số 1 nối với DACK của DMACsố 2

Câu 27: Trong máy vi tính DMAC8237

A. Nhận các yêu cầu DRQi từ thiết bị và gửi tín hiệu DACK tới thiết bị

B. Gửi tín hiệu HOLD tới CPU và nhận tín hiệu trả lời HLDA

C. Nhận tín hiệu yêu cầu DRQi và điều khiển quá trình vào ra trực tiếp giữa bộ nhớ và thiết bị ngoại vi sau khi nhận được tín hiệu HLDA

D. Hỗ trợ CPU thực hiện quá trình vào ra dữ liệu trực tiếp giữa bộ nhớ và CPU khi có tín hiệu DRQi

Câu 28: DMAC8237 có thể hoạt động theo 1 trong

A. 2 kiểu truyền dữ liệu

B. 3 kiểu truyền dữ liệu

C. 4 kiểu truyền dữ liệu

D. 5 kiểu truyền dữ liệu

Câu 29: Phương pháp vào/ra dữ liệu có thăm dò

A. Có độ tin cậy cao hơn phương pháp vào ra theo định trình và phương pháp vào/ ra theo ngắt cứng do CPU có thăm dò trạng thái sẵn sàng của thiết bị

B. Là phương pháp vào ra dữ liệu do thiết bị vào ra chủ động khởi động quá trình vào ra

C. Là phương pháp có tốc độ vào/ra dữ liệu chậm do phải kiểm soát trạng thái làm việc của CPU

D. Phương pháp vào ra mà quá trình vào ra dữ liệu chỉ thực sự được thực hiện sau khi CPU đã thăm dò trạng thái sẵn sàng của thiết bị

Câu 30: Phương vào ra dữ liệu theo ngắt cứng

A. Làm tăng hiệu quả làm việc của CPU

B. Có độ tin cậy cao hơn các phương pháp vào ra dữ liệu khác

C. Do CPU chủ động và điều khiển việc thực hiện quá trình vào ra dữ liệu

D. Được kích hoạt do thiết bị ngoại vi gửi yêu cầu IRQ tới CPU

Câu 31: Phương pháp vào ra dữ liệu kiểu truy nhập trực tiếp bộ nhớ

A. Là phương pháp thường được áp dụng khi vào ra dữ liệu với đĩa từ

B. Do thiết bị ngoại vi chủ động khởi động quá trình vào ra và CPU điều khiển quá trình vào ra

C. Là phương pháp vào ra dữ liệu bằng chương trình và do thiết bị DMAC điều khiển

D. Có tốc độ truy xuất dữ liệu cao hơn và độ tin cậy thấp hơn phương pháp vào ra có thăm dò và theo ngắt cứng

Câu 32: Trong hệ thống máy tính chuẩn RS-232 áp dụng cho truyền tin qua

A. Thiết bị giao diện vào ra nối tiếp

B. Thiết bị giao diện vào ra song song

C. Thiết bị giao diện vào ra nối tiếp-song song

D. Thiết bị giao diện vào ra song song- nối tiếp

Câu 33: Chuẩn RS-232 quy định

A. kích thước cáp nối giữa DTE và DCE là 20 mét

B. mức tín hiệu là 25V

C. sử dụng loại đầu nối 9 chân DB9

D. phương pháp truyền dữ liệu là không đồng bộ về pha

Câu 34: Trong cấu trúc phần cứng của các hệ thống vào/ra dữ liệu

A. Thiết bị ngoại vi kết nối trực tiếp tới hệ thống bus

B. Thiết bị ngoại vi kết nối với hệ thống bus thông qua thiết bị giao diện

C. Trong một số trường hợp thiết bị giao diện là không cần thiết

D. Thiết bị ngoại vi vừa kết nối với thiết bị giao diện, vừa kết nối trực tiếp với hệ thống bus để tiện trao đổi dữ liệu

Câu 35: Thanh ghi trạng thái của thiết bị giao diện:

A. Chứa các bit thông tin phản ánh trạng thái kết quả thực hiện các lệnh vào/ra dữ liệu

B. Chứa các bit thông tin phản ánh trạng thái có hỏng hóc hay không của thiết bị vào/ra

C. Chứa các bit thông tin phản ánh trạng thái làm việc của thiết bị giao diện và thiết bị ngoại vi

D. Chứa các bit thông tin phản ánh trạng thái làm việc của CPU

Câu 36: Trong việc vào/ra dữ liệu khi CPU muốn đưa dữ liệu ra thiết bị vào/ra thực chất là:

A. CPU đưa dữ liệu ra thanh ghi dữ liệu

B. CPU đưa dữ liệu ra thanh ghi dữ liệu và thanh ghi điều khiển

C. CPU đưa dữ liệu ra thanh ghi dữ liệu, thanh ghi trạng thái

D. CPU đưa dữ liệu ra thanh ghi dữ liệu, trạng thái, điều khiển

Câu 37: Trong việc vào/ra dữ liệu khi thiết bị ngoại vi gửi một dữ liệu cho máy tính dữ liệu này được đưa vào:

A. Thanh ghi trạng thái(1)

B. Thanh ghi dữ liệu(2)

C. Thanh ghi điều khiển(3)

D. Cả (1),(2),(3) đều đúng

Câu 38: Để CPU có thể thực hiện trao đổi thông tin với các thiết bị vào\ra với độ tin cậy cao thì

A. Chỉ cần kết nối tốt về mặt vật lý giữa thiết bị vào/ra và CPU

B. Kết nối về mặt vật lý không quan trọng mà quan trọng ở phương pháp vào/ra dữ liệu

C. Cần kết nối vật lý một cách thích hợp giữa CPU và thiết bị vào/ra

D. Ngoài kết nối vật lý thích hợp cần pahỉ áp dụng các phương pháp vào/ra dữ liệu thích hợp

Câu 39: Phương pháp vào/ra dữ liệu theo định trình

A. Thuộc nhóm phương pháp vào/ra do CPU chủ động

B. Thuộc nhóm phương pháp vào/ra do các thiết bị vào/ra chủ động

C. Không thuộc nhóm nào trong 2 nhóm trên

D. Có thể xếp vào một trong các nhóm trên

Câu 40: Hai phương pháp nào sau đây thuộc cùng một nhóm các phương pháp vào/ra dữ liệu:

A. Vào/ra theo định trình và vào/ra theo ngắt cứng

B. Vào/ra có thăm dò và vào/ra theo kiểu DMA

C. Vào/ra theo ngắt cứng và vào/ra theo kiểu DMA

D. Vào/ra theo kiểu DMA và vào/ra theo định trình

Câu 41: Phương pháp vào ra theo thăm dò có ưu điểm là:

A. Tốc độ vào/ra dữ liệu cao

B. Tăng hiệu quả làm việc của CPU

C. Có độ tin cậy cao

D. Chi phí thấp

Câu 42: Phương pháp vào/ra theo ngắt cứng có ưu điểm là

A. độ tin cậy rất cao và việc sử dụng phương pháp này làm tăng hiệu quả làm việc của CPU(1)

B. độ tin cậy rất cao, nhanh chóng, kịp thời(2)

C. tốc độ vào/ra dữ liệu cao, an toàn, chính xác(3)

D. Kết hợp (1),(2),(3)

Câu 43: Khi thực hiện vào/ra dữ liệu theo phương pháp có thăm dò với nhiều thiết bị thì có nhược điểm là:

A. Tốc độ vào/ra dữ liệu chậm(1)

B. Độ tin cậy của phương pháp giảm đi rất nhiều(2)

C. Độ tin cậy cao nhưng tốc độ vào/ra dữ liệu chậm

D. Kết hợp (1) và (2)

Câu 44: Ngắt cứng là

A. Sự ngắt quãng làm việc đột ngột của CPU do trục trặc về phần cứng

B. Sự kiện CPU tạm dừng tiến trình đang thực hiện để chuyển sang thực hiện quá trình phục vụ ngắt

C. Sự ngắt quãng làm việc luân phiên của các thiết bị để tránh tình trạng phải làm việc trong khoảng thời gian dài liên tục

D. Sự kiện CPU bị tạm dừng tiến trình đang thực hiện để chuyển sang thực hiện quá trình phục vụ ngắt

Câu 45: Trong cấu trúc của hệ thống ngắt cứng PIC báo ngắt cho CPU thông qua:

A. Tín hiệu INT

B. Tín hiệu INTA

C. Tín hiệu IRQ

D. Tín hiệu INT và INTA

Câu 47: Ưu điểm nổi trội của phương pháp vào/ra dữ liệu theo kiểu DMA là

A. Độ tin cậy cao

B. Tốc độ trao đổi dữ liệu cao(1)

C. Lượng dữ liệu trao đổi mỗi lần lớn(2)

D. Kết hợp cả hai phương án (1) và (2)

Câu 50: Khi thực hiện vào/ra dữ liệu theo kiểu DMA thì:

A. Dữ liệu được chuyển trực tiếp từ thiết bị vào/ra vào bộ nhớ dưới sự điều khiển của CPU

B. Dữ liệu được chuyển trực tiếp giữa thiết bị vào/ra và bộ nhớ dưới sự điều khiển của DMAC

C. Dữ liệu được CPU đọc từ thiết bị vào/ra rồi ghi vào bộ nhớ hoặc ngược lại

D. Dữ liệu được DMAC đọc từ thiết bị vào/ra rồi ghi vào bộ nhớ hoặc ngược lại

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến trúc máy tính có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến trúc máy tính có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 6 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Người đi làm