Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học - Phần 26

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học - Phần 26

  • 30/08/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 89 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học - Phần 26. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.9 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Phản xạ có điều kiện có những tính chất sau đây, ngoại trừ: 

A. Bẩm sinh

B. Cá thể

C. Tạm thời

D. Không di truyền

Câu 2: Phản xạ có điều kiện:

A. Có tính di truyền

B. Để tạo phản xạ có điều kiện, cần có sự tham gia của vỏ não

C. Phụ thuộc tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận nhận cảm

D. Cung phản xạ cố định  

Câu 4: Đặc điểm nào sau không phải là phản xạ có điều kiện:

A. Được thành lập trong đời sống , sau quá trình luyện tập

B. Cung phản xạ cố định 

C. Trung tâm ở vỏ não

D. Không phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ

Câu 5: Chọn câu sai trong những câu dưới:

A. PO2 trong phế nang > PO2 trong mao mạch

B. PO2 trong mao mạch > PO2 trong mô

C. Máu từ động mạch đi qua mao mạch sẽ lấy CO2 từ mô

D. Máu từ động mạch đi qua mao mạch sẽ nhả O2 từ mô

Câu 6: Chọn phát biểu sai về các loại phản xạ có điều kiện (PXCĐK):

A. PXCĐK tự nhiên: dễ thành lập, bền vững, thường tồn tại suốt đời và có tính chất loài

B. PXCĐK cảm thụ ngoài: kích thích có điều kiện tác động lên bộ phận cảm thụ ngoài

C. PXCĐK do tác nhân thời gian: thời gian là kích thích có điều kiện

D. PXCĐK do tác nhân dược lý: tác dụng thuốc là kích thích có điều kiện

Câu 7: Tình huống nào sau đây không phải là của phản xạ có điều kiện?

A. Chó vẫy đuôi mừng chủ

B. Chó sủa người lạ

C. Thú biểu diễn xiếc

D. Tiết nước bọt khi nghe kể về một loại trái cây chua

Câu 8: Màng hô hấp có mấy lớp:

A. 5 lớp 

B. 6 lớp

C. 7 lớp

D. 8 lớp

Câu 9: Áp suất trong đường dẫn khí:

A. Luôn bằng áp suất khí quyển

B. Bằng áp suất khí quyển trước khi hít vào

C. Lớn hơn áp suất khí quyền khi hít vào

D. Nhỏ hơn áp suất khí quyển khi thở ra

Câu 10: Để xây dựng phản xạ có điều kiện, kích thích có điều kiện cần phải:

A. Đơn giản và củng cố nhiều lần

B. Đi sau kích thích không điều kiện một thời gian ngắn 

C. Thích hợp với đáp ứng của một phản xạ

D. Gây một hưng phấn mạnh

Câu 11: Hỗn hợp khí đi từ ngoài khí quyển vào đến phế nang có:

A. Phân áp O2 tăng và phân áp khí CO2 tăng 

B. Phân áp O2 tăng và phân áp khí CO2 giảm

C. Phân áp O2 giảm và phân áp khí CO2 tăng

D. Phân áp O2 giảm và phân áp khí CO2 giảm

Câu 12: Câu nào không đúng khi nói về các điều kiện cơ bản để thành lập phản xạ có điều kiện?  

A. Kích thích không điều kiện phải đi trước kích thích có điều kiện vài giây

B. Kích thích có điều kiện phải đi trước kích thích không điều kiện vài giây

C. Bộ não và bộ phận nhận cảm lành mạnh

D. Không có yếu tố cản trở trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện

Câu 13: Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện là sự:  

A. Biệt hoá tự nhiên của hệ thần kinh

B. Hình thành đường liên lạc tạm thời

C. Thay đổi chức năng của vỏ não  

D. Tiến hoá từ loài vượn thành người 

Câu 14: Hỗn hợp khí đi từ ngoài khí quyển vào đến phế nang có phân áp O2 giảm và CO2 tăng do:

A. Khí mới hít vào bị hòa lẫn bởi khí cặn

B. Khí hít vào được làm ẩm bởi hơi nước 

C. Cả a và b đúng 

D. Cả a và b sai

Câu 15: Cơ sở của đường liên lạc tạm thời:

A. Qui luật khuếch tán hưng phấn 

B. Qui luật tập trung hưng phấn

C. Qui luật cảm ứng trong không gian

D. Qui luật cảm ứng trong thời gian

Câu 16: Cơ chế giúp quá trình trao đổi khí tại phổi xảy ra là do:

A. Sự khuếch tán chủ động từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp 

B. Sự khuếch tán thụ động từ nơi có áp suất cao đến áp suất thấp

C. Sự khuếch tán thụ động từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao

D. Sự khuếch tán chủ động từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao 

Câu 17: Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến trao đổi khí ở màng hô hấp, trừ:

A. Chênh lệch phân áp O2, CO2

B. Năng lượng cung cấp cho trao đổi khí ở màng hô hấp

C. Diện tích màng hô hấp

D. Độ dày của màng hô hấp

Câu 19: Tốc độ khuếch tán khí qua màng hô hấp tỷ lệ nghịch với:

A. Khuynh áp hai bên màng

B. Diện tích màng trao đổi

C. Chiều dày màng trao đổi 

D. Độ hòa tan của khí trong nước

Câu 20: Sự trao đổi khí tại phổi:

A. Là khuếch tán khí hoàn toàn thụ động từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao theo khuynh áp

B. Vận tốc khuếch tán tỷ lệ thuận với diện tích tiếp xúc trao đổi

C. Vận tốc khuếch tán tỷ lệ thuận với chiều dày màng trao đổi

D. Vận tốc khuếch tán tỷ lệ thuận với trọng lượng phân tử khí

Câu 21: Đường liên lạc tạm thời được hình thành nhờ yếu tố nào sau đây, ngoại trừ:

A. Hoạt hóa synap

B. Các gai trên sợi nhánh tế bào thần kinh phát triển

C. Tạo thêm các synap mới 

D. Điện thế nghỉ của tế bào thần kinh âm hơn

Câu 23: Đường liên lạc tạm thời có những tính chất sau, ngoại trừ:  

A. Là đường chức năng

B. Tồn tại tạm thời

C. Xuất hiện ở võ não

D. Chuyển động một chiều

Câu 24: Sự truyền các luồng xung động thần kinh từ điểm hưng phấn này sang điểm hưng phấn khác thực hiện dựa trên yếu tố nào?

A. Sự hóa hóa các synap

B. Sự tạo thêm các synap mới

C. Ngưỡng kích thích giảm

D. a và b đúng

Câu 25: Ở người bình thường:

A. Vận tốc khuếch tán O2 qua màng phế nang mao mạch \( > \mathop {CO}\nolimits_2 \)

B. Vận tốc khuếch tán O2 qua màng phế nang mao mạch \(< \mathop {CO}\nolimits_2 \)

C. Vận tốc khuếch tán O2 qua màng phế nang mao mạch \(= \mathop {CO}\nolimits_2\)

D. Vận tốc khuếch tán O2 qua màng phế nang mao mạch \( \le \mathop {CO}\nolimits_2 \)

Câu 27: Thành phần thứ ba trong cung phản xạ có điều kiện tiết nước bọt ở chó do ánh sáng đèn là cấu trúc thần kinh nào sau đây?

A. Chất xám tủy sống và vỏ não

B. Vùng dưới đồi và và vỏ não

C. Hành não và vỏ não 

D. Hệ thần kinh thực vật và vỏ não  

Câu 28: Trong cùng một điều kiện chênh lệch áp suất, độ hòa tan, diện tích tiếp xúc và chiều dày của màng phế nang mao mạch:

A. Vận tốc khuếch tán O2 qua màng phế nang mao mạch \( < \mathop {CO}\nolimits_2\)

B. Vận tốc khuếch tán O2 qua màng phế nang mao mạch \( > \mathop {CO}\nolimits_2\)

C. Vận tốc khuếch tán O2 qua màng phế nang mao mạch \(= \mathop {CO}\nolimits_2\)

D. Vận tốc khuếch tán O2 qua màng phế nang mao mạch \( \le \mathop {CO}\nolimits_2\)

Câu 29: Phản xạ có điều kiện sẽ mất đi nếu:

A. Không được củng cố

B. Kích thích không điều kiện xuất hiện

C. Kích thích có điều kiện xuất hiện

D. Hoạt hoá đường mòn dấu vết

Câu 30: Các ức chế sau là ức chế có điều kiện, ngoại trừ:

A. ức chế trên giới hạn

B. ức chế phân biệt

C. ức chế dập tắt

D. ức chế làm chậm phản xạ

Câu 32: Phản xạ “cái gì thế” là cơ sở của dạng ức chế nào? 

A. ức chế dập tắt

B. ức chế ngoài

C. ức chế trên giới hạn

D. ức chế phân biệt  

Câu 33: Khả năng khuếch tán của CO (giả định) qua màng phế nang mao mạch:

A. 12ml/phút/mmHg

B. 400ml/phút/mmHg

C. 21ml/phút/mmHg

D. 17ml/phút/mmHg

Câu 34: Câu nào sau đây đúng với ức chế ngoài?

A. Là ức chế có điều kiện của phản xạ không điều kiện 

B. Là ức chế bảo vệ thần kinh

C. Là ức chế xảy ra ở cấu trúc ngoài vỏ não

D. Là phản xạ tìm hiểu

Câu 35: Hệ số khuếch tán của O2 và CO có quan hệ với nhau thế nào?

A. DLCO = 1,23DLO2

B. DLCO = 1,32DLO2

C. DLO2 = 1,23DLCO

D. DLO2 = 1,32DLCP

Câu 36: Các phát minh khoa học thường được cho là xuất hiện từ quá trình:

A. Ức chế ngoài

B. Ức chế trên giới hạn

C. Ức chế phân biệt

D. Ức chế có điều kiện

Câu 37: Khả năng khuếch tán của oxy qua màng phế nang mao mạch:

A. 0,21ml/phút/mmHg 

B. 0,12ml/phút/mmHg

C. 2,1ml/phút/mmHg

D. 21ml/phút/mmHg

Câu 38: Câu nào sau đây sai với ức chế dập tắt?

A. Ức chế không điều kiện của phản xạ có điều kiện

B. Ức chế có điều kiện của phản xạ có điều kiện  

C. Ức chế xảy ra khi không củng cố phản xạ có điều kiện

D. Ức chế dập tắt phản xạ càng nhanh khi phản xạ chưa bền vững  

Câu 39: Khả năng khuếch tán của oxy qua màng phế nang mao mạch khi vận động:

A. 21ml/phút/mmHg 

B. 17ml/phút/mmHg

C. 65ml/phút/mmHg 

D. 56ml/phút/mmHg

Câu 40: Khả năng khuếch tán của CO2 qua màng phế nang mao mạch:

A. 4ml/phút/mmHg

B. 40ml/phút/mmHg 

C. 400ml/phút/mmHg

D. 4000ml/phút/mmHg

Câu 41: Câu nào sau đây đúng với ức chế phân biệt?

A. Ức chế bảo vệ thần kinh 

B. Ức chế có điều kiện của phản xạ có điều kiện

C. Ức chế xảy ra khi không củng cố một phản xạ có điều kiện

D. Ức chế làm chậm phản xạ

Câu 42: Chọn câu đúng khi nói về shunt máu:

A. Là lượng khí chảy qua mao mạch phổi không được oxy hóa

B. Bao gồm khoảng chết giải phẩu và lượng máu có sẵn tại phổi

C. Là lượng máu trao đổi tại màng phế nang mao mạch

D. Tổng lượng shunt máu trong 1 phút gọi là shutn sinh lý

Câu 43: Câu nào sau đây đúng với ức chế trì hoãn?

A. Nhằm phân biệt những kích thích không điều kiện

B. Là một loại ức chế chỉ có ở người

C. Có tính chất bẫm sinh

D. Là ức chế làm chậm phản xạ

Câu 44: Shunt sinh lý là:

A. Lượng máu chảy qua mao mạch phổi ở một thời điểm không được oxy hóa 

B. Lượng máu chảy qua mao mạch phổi trong một phút không được oxy hóa

C. Lượng khí trong phế nang không dùng để trao đổi với máu

D. Lượng khí trong phế nang không dùng để trao đổi với nhau và khoảng chết giải phẫu

Câu 45: Chọn câu đúng trong những đáp án dưới đây?

A. Khoảng chết giải phẫu gồm khoảng chết sinh lý cộng các phế nang không trao đổi khí 

B. Khoảng chết sinh lý gồm khoảng chết giải phẫu cộng các phế nang không trao đổi khí

C. Khoảng chết giải phẫu lớn hơn khoảng chết sinh lý

D. Khoảng chết giải phẫu gồm các phế nang trao đổi khí với máu

Câu 46: Dạng ức chế nào có ý nghĩa bảo vệ thần kinh?

A. ức chế vượt ngưỡng

B. ức chế chậm phản xạ

C. ức chế ngoài  

D. ức chế phân biệt  

Câu 47: Cho nhịp thở 20 lần/phút, khoảng chết 120ml, thể tích khí lưu thông là 370ml. Chọn câu đúng?

A. Thông khí phế nang: 9400ml 

B. Thông khí phổi/phút 5000ml

C.  Thông khí phế nang: 5000ml

D. Thông khí phổi/phút : 9400ml

Câu 49: Các quá trình ức chế có tính chất sau:  

A. Tiêu cực làm xoá bỏ các phản xạ có điều kiện

B. Tích cực giúp phân biệt và chọn lọc các kích thích  

C. Chỉ hình thành trong đời sống do tập luyện

D. Không thể xoá bỏ được

Câu 50: Tính VA biết: tần số thở 16 lần/ phút, Vt = 500mL, VD = 150mL

A. 1,20 lít/ phút 

B. 5,60 lít/ phút

C. 7,85 lít/ phút 

D. 10,40 lít/ phút

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Sinh viên