Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học - Phần 4

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học - Phần 4

  • 30/08/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 463 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học - Phần 4. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

2.6 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

13 Lần thi

Câu 1: Điện thế hoạt động của tế bào:

A. Khuếch tán K+

B. Khi kênh mở, Na+ di chuyển ồ ạt vào trong tế bào 

C. Khuếch tán Na+

D. Hoạt động Na+ K+ -ATPase

Câu 2: Để phân biệt tế bào biểu mô ống lượn gần và tế bào biểu mô ống lượn xa, người ta dựa vào?

A. Ống lượn xa có màng đáy dày lên

B. Ống lượn gần có màng đáy dày hơn

C. Ống lượn gần có bờ bàn chải rộng hơn

D. Ống lượn gần tạo thành phức hợp cạnh cầu thận

Câu 3: Cấu nào sau đây không đúng với vị trí của nephron?

A. Cầu thận, ống lượn gần và ống lượn xa nằm vùng vỏ thận

B. Đa số nephron nằm hoàn toàn trong vùng vỏ

C. Một số ít nephron nằm ở vùng tủy

D. Một số quai Henle thọc sâu vào vùng tủy

Câu 4: Điện thế hoạt động:

A. giai đoạn khử cực Na+ di chuyển ồ ạt vào trong tế bào  

B. có hiện tượng co cơ ngay tại giai đoạn khử cực

C. màng tế bào ở trạng thái phân cực

D. điện thế lúc này thường -70mV

Câu 5: Quai mạch thẳng (Vasa recta) và quai Henle, chọn câu sai:

A. Chạy ngược chiều với quai Henle 

B. Hoạt động như một hệ thống trao đổi ngược dòng 

C. Phần đỉnh quai Henle tính thấm cao

D. Phần cuối nhánh lên quai Henle có tính thấm cao nhất

Câu 6: Nhận xét không đúng về điện thế hoạt động:

A. chỉ một lượng nhỏ Na+ và K+ khuếch tán qua màng  

B. có cả hiện tượng feedback dương và feedback âm

C. bơm Na+ /K+ trực tiếp liên quan đến việc tạo ra điện thế hoạt động

D. trong giai đoạn điện thế hoạt động, tổng nồng độ ion Na+ và K+ thay đổi không đáng kể

Câu 7: Phức hợp cận tiểu cầu:

A. Giúp điều hòa để điều hòa dòng máu thận

B. Kích thích tủy xương tạo hồng cầu

C. Tất cả đều đúng

D. Tất cả đều sai

Câu 8: Vết đặc là cấu trúc của:

A. ống lượn gần 

B. quai Henle

C. ống lượn xa

D. ống góp

Câu 9: Các yếu tố tham gia tạo điện thế hoạt động, ngoại trừ: 

A. mở kênh Natri

B. mở kênh Kali 

C. Mở kênh calci-natri

D. hoạt động của bơm Na-K-ATPase

Câu 10: Quá trình lọc xảy ra ở:

A. Mao mạch cầu thận

B. Mao mạch quanh ống thận

C. Mao mạch cầu thận và mao mạch quanh ống thận 

D. Toàn bộ các phần của ống thận 

Câu 11: Mao mạch cầu thận:

A. Mao mạch duy nhất nối giữa hai động mạch

B. Thuộc tổ chức cận tiểu cầu

C. Mang máu đến nuôi tiểu cầu thận 

D. Cả ba đều đúng 

Câu 12: Trong quá trình hình thành điện thế hoạt đọng ở màng tế bào, Na+ di chyển ổ ạt trong tế bào bằng cơ chế:

A. Khuếch tán đơn thuần  

B. Khuếch tán có gia tốc  

C. Vận chuyển chủ động sơ cấp

D. Vận chuyển chủ đọng thứ cấp 

Câu 13: Hệ mạch máu của nephron bao gồm các phần sau đây, ngoại trừ:

A. Tiểu động mạch vào cầu thận 

B. Lưới mao mạch dinh dưỡng trong cầu thận

C. Tiểu động mạch ra

D. Lưới mao mạch quanh ống

Câu 14: Chọn câu đúng trong những câu ở dưới đây?

A. Dịch nằm trong nang Bowman gọi là dịch lọc

B. Toàn bộ hệ thống ống dẫn nằm trong vùng vỏ thận

C. Quai mạch thẳng chạy cùng chiều với quai Henle 

D. Bao Bowman tạo áp suất keo đẩy nước trở lại mao mạch

Câu 15: Dịch lọc cầu thận:

A. Có thành phần như huyết tương trong máu động mạch

B. Có thành phần protein như huyết tương

C. Có thành phần giống dịch bạch huyết thu nhận từ ống ngực

D. Có cùng áp suất thẩm thấu với huyết tương 

Câu 16: Sắp xếp các hiện tượng:

A. 1, 2, 4, 3, 5, 6 

B. 2, 6, 3, 4, 1, 5

C. 4, 6, 2, 1, 5, 3 

D. 1, 4, 2, 5, 6, 3

Câu 17: Dịch lọc của cầu thận:

A. Có thành phần như huyết tương trong máu động mạch

B. Nồng độ ion giống trong máu động mạch

C. Thành phần protein giống huyết tương

D. Có pH bằng pH huyết tương

Câu 19: Thành phần dịch lọc cầu thận, chọn câu đúng?

A. Giống thành phần của huyết tương

B. Có một lượng ít tế bào máu

C. Cl- và \(HCO_3^ -\) thấp hơn trong huyết tương khoảng 5%

D. Na+ và K+ cao hơn trong huyết tương khoảng 5%

Câu 20: Tính thấm của natri tăng trong giai đoạn:

A. khử cực

B. ưu phân cực

C. tái cực

D. trong giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động

Câu 21: Tính thấm của màng với ion kali lớn nhất khi:

A. trong khi khử cực

B. trong giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động  

C. trong khi ưu phân cực

D. trong khi tái cực

Câu 22: Thành phần dịch lọc cầu thận, chọn câu sai?

A. Giống thành phần của huyết tương 

B. Không có tế bào máu và lượng protein cho phép nhỏ hơn 0,5g/24h

C. Cl- và \(HCO_3^ -\)  cao hơn trong huyết tương khoảng 5%

D. Na+ và K+ thấp hơn trong huyết tương khoảng 5% 

Câu 23: Giai đoạn khử cực của điện thể hoạt đọng , chọn câu sai : 

A. Na+ ồ ạt vào trong màng

B. Kênh K+ chưa kịp mở

C. Bên trong màng trở thành (+) so với mặt ngoài

D. Tất cả đều sai

Câu 24: Có một lượng rất ít protein trong dịch lọc cầu thận vì:

A. Các phân tử protein huyết tương đều quá lớn so với kích thước lỗ lọc

B. Điện tích âm của lỗ lọc đã đẩy lùi protein huyết tương

C. Do kích thước của lỗ lọc và điện tích âm của lỗ lọc 

D. Do điện tích dương của lỗ lọc đã hút và giữ lại các phân tử protein 

Câu 25: Bệnh nhân bị viêm cầu thận cấp có albumin trong nước tiểu do:

A. Trọng lượng phân tử albumin bị giảm đi

B. Mức lọc cầu thận tăng lên đẩy albumin đi qua màng lọc

C. Khả năng tái hấp thu albumin của ống lượn gần giảm xuống

D. Màng đáy cầu thận bị tổn thương nên bị mất điện tích âm

Câu 27: Cổng hoạt hóa của kênh Na+:

A. Mở khi mặt trong màng mất điện tích (+)

B. Mở khi mặt trong màng tích điện tích (-) mạnh  

C. Đóng khi mặt trong màng mất điện tích (-) 

D. Đóng khi mặt trong màng mất điện tích (+)

Câu 28: Đặc tính của kênh K+:

A. Mở trong suốt quá trình điện thế hoạt động 

B. Chỉ có một cổng hoạt hóa đống mở ở bên trong màng  

C. Góp phần trong giai đoạn khử cực

D. Góp phần duy trì điện thế nghỉ

Câu 32: Hệ thống tham gia tiếp nhận chất dinh dưỡng bao gồm:

A. Hệ hô hấp, tiêu hóa

B. Tim và mạch máu

C. Dịch ngoại bào

D. Hệ hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, da

Câu 33: Hệ thống vận chuyển tham gia điều hòa hằng tính nội môi:

A. Hô hấp, tiêu hóa, niệu, da 

B. Tim mạch

C. Hô hấp, tiêu hóa –gan

D. Tim mạch, dịch ngoại bào

Câu 35: Hệ thống bài tiết các sản phẩm chuyển hóa, tham gia điều hòa hằng tính nội môi.Gồm : 

A. Hệ hô hấp, hệ tiết niệu, hệ tiêu hoa, dạ dày

B. Hệ hô hấp, tim, hệ mạch, hệ tiêu hóa  

C. Hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ da, hệ niệu

D. Hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa , gan

Câu 36: Dịch tạo nên môi trường bên trong cơ thể là:

A. Dịch nội bào

B. Dịch ngoại bào

C. Huyết tương

D. Dịch kẽ

Câu 38: Một người trường thành nặng 60kg, thể tích ICF:

A. 20 lít  

B. 24 lít

C. 36 lít

D. 12 lít  

Câu 39: Một người trường thành nặng 60kg, thể tích ECF:

A. 20 lít  

B. 24 lít 

C. 36 lít 

D. 12 lít

Câu 41: Một người nặng 60kg, thể tích dịch kẽ:

A. 9 lít

B. 12 lít

C. 8 lít 

D. 3 lít 

Câu 42: Các áp suất có tác dụng đẩy nước và các chất hoà tan từ mao mạch cầu thận vào bao Bowman:

A. Áp suất keo trong bao Bowman và áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận

B. Áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman và áp suất keo trong mao mạch cầu thận

C. Áp suất keo trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong bao Bowman

D. Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman

Câu 43: Nồng độ thẩm thấu của dịch cơ thể người bình thường nặng 60kg là:

A. 255 mosmol/l 

B. 265 mosmol/l  

C. 275 mosmol/l

D. 285 mosmol/l

Câu 44: Cấu tạo mao mạch và áp suất mao mạch ở thận rất phù hợp với chức năng tạo nước tiểu được thể hiện ở đặc điểm:

A. Mạng lưới mao mạch dày đặc quanh cầu thận và ống thận

B. Mao mạch cầu thận có áp suất thấp, mao mạch quanh ống thận có áp suất cao

C. Mao mạch cầu thận có áp suất cao, mao mạch quanh ống thận có áp suất thấp

D. Mạch máu vùng tủy thận là những mạch thẳng

Câu 45: Nồng độ thẩm thấu của ICF bình thường nặng 60kg là: 

A. 2850 mosmol/l 

B. 5700 mosmol/l

C. 6840 mosmol/l 

D. 3420 mosmol/l 

Câu 46: Áp suất máu trong mao mạch cầu thận cao, thuận lợi cho sự lọc là do các yếu tố sau đây, ngoại trừ:

A. Tiểu động mạch vào cầu thận là ngành thẳng và ngắn của tiểu động mạch gian thùy

B. Lưới mao mạch cầu thận gần động mạch chủ bụng

C. Tiểu động mạch ra có đường kính nhỏ hơn tiểu động mạch vào

D. Tiểu động mạch vào có sức cản tương đối lớn

Câu 47: Nồng độ thẩm thấu của ECF bình thường nặng 60kg là:

A. 2850 mosmol/l 

B. 5700 mosmol/l 

C. 6840 mosmol/l 

D. 3420 mosmol/l 

Câu 48: Tính thẩm thấu của dịch cơ thể được quyết định bởi: 

A. Các khí trong dịch

B. Protein huyết tương  

C. Nước

D. Các chất điện giải 

Câu 49: Dịch và thành phần dịch trong ngăn cơ thể:

A. Về mặt khối lượng, chất điện giải chiếm ưu thế trong huyết tương 

B. Do chiếm ưu thế nên chất điện giải quyết định tính thẩm thấu của dịch cơ thể

C. Protein trong huyết tương tạo một phần áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể, nhưng quyết định sự phân phối nước trong cơ thể

D. Tất cả đều sai

Câu 50: Dịch và thành phần trong ngăn dịch của cơ thể:

A. Về mặt khối lượng, chất điện giải chiếm ưu thế trong huyết tương

B. Dịch nội bào chiếm 1/3 lượng dịch cơ thể

C. Dịch nội bào chứa nhiều oxy, glucose, các amino acid ,Mg++, K+ 

D. Ion Na+ chiếm ưu thế ở ngăn ngoại bào

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 13 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Sinh viên