Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán của Trường THPT Nguyễn Thị Diệu. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Toán. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
09/11/2021
Thời gian
90 Phút
Tham gia thi
19 Lần thi
Câu 1: Với a là số thực dương tùy ý, \({\log _2}2a\) bằng
A. \(1 + {\log _2}a\)
B. \(1 - {\log _2}a\)
C. \(2-{\log _2}a\)
D. \(2 + {\log _2}a\)
Câu 4: Cho khối chóp có diện tích đáy \(B = 2{a^2}\) và chiều cao h = 9a. Thể tích của khối chóp đã cho bằng
A. 3a3
B. 6a3
C. 18a3
D. 9a3
Câu 5: Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {\left( {z + 3} \right)^2} = 4\). Tâm của (S) có tọa độ là
A. \(\left( { - 1;2;3} \right)\)
B. \(\left( {2; - 4; - 6} \right)\)
C. \(\left( { - 2;4;6} \right)\)
D. \(\left( {1; - 2; - 3} \right)\)
Câu 6: Cho cấp số cộng (un) với u1 = 8 và công sai d = 3. Giá trị của u2 bằng
A. \(\dfrac83\)
B. 24
C. 5
D. 11
Câu 9: Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x - 2}}{{x + 1}}\) là
A. x = -2
B. x = 1
C. x = -1
D. x = 2
Câu 10: Tập xác định của hàm số \(y = {2^x}\) là
A. R
B. \(\left( {0; + \infty } \right)\)
C. \(\left[ {0; + \infty } \right)\)
D. R \ {0}
Câu 11: Cho hàm số f(x) có bảng biến thiên như sau :
Điểm cực đại của hàm số đã cho là
A. x = 3
B. x = 2
C. x = -2
D. x = -1
Câu 12: Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( \alpha \right):2x - y + 3z + 5 = 0\). Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của \((\alpha)\)?
A. \(\overrightarrow {{n_1}} = \left( {2;1;3} \right).\)
B. \(\overrightarrow {{n_2}} = \left( {2; - 1;3} \right).\)
C. \(\overrightarrow {{n_3}} = \left( { - 2;1;3} \right).\)
D. \(\overrightarrow {{n_4}} = \left( {2;1; - 3} \right).\)
Câu 13: Cho mặt cầu có bán kính r = 4. Diện tích của mặt cầu đã cho bằng
A. \(16\pi \)
B. \(64\pi \)
C. \(\frac{{64\pi }}{3}\)
D. \(\frac{{256\pi }}{3}\)
Câu 14: Cho hai số phức \({z_1} = 1 - 3i\) và \({z_2} = 3 + i\). Số phức \({z_1} - {z_2}\) bằng
A. - 2 - 4i
B. 2 - 4i
C. - 2 + 4i
D. 2 + 4i
Câu 16: Cho hình nón có bán kính đáy r = 2, độ dài đường sinh l = 5. Diện tích xung quanh của hình nón đã cho bằng
A. \(\frac{{10\pi }}{3}\)
B. \(\frac{{50\pi }}{3}\)
C. \(20\pi \)
D. \(10\pi \)
Câu 17: Nghiệm của phương trình \({\log _2}\left( {x + 6} \right) = 5\) là:
A. x = 4
B. x = 19
C. x = 38
D. x = 26
Câu 18: Trên mặt phẳng tọa độ, điểm nào dưới đây là điểm biểu diễn của số phức z = 3 - 2i?
A. P(-3;2)
B. Q(2;-3)
C. N(3;-2)
D. M(-2;3)
Câu 19: Cho hàm số y = f(x) có đồ thị là đường cong hình bên. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây ?
A. (-1;0)
B. \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)
C. \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)
D. (0;1)
Câu 20: Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong bên?
A. \(y = {x^3} - 3x + 1\)
B. \(y = {x^4} - 2{x^2} + 1\)
C. \(y = - {x^4} + 2{x^2} + 1\)
D. \(y = - {x^3} + 3x + 1\)
Câu 21: Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{{x - 3}}{2} = \frac{{y + 1}}{4} = \frac{{z + 2}}{{ - 1}}\). Điểm nào dưới đây thuộc d?
A. \(N\left( {3; - 1; - 2} \right)\)
B. \(Q\left( {2;4;1} \right)\)
C. \(P\left( {2;4; - 1} \right)\)
D. \(M\left( {3;1;2} \right)\)
Câu 22: Trong không gian Oxyz điểm nào dưới đây là hình chiếu vuông góc của điểm A(3;5;2) trên mặt phẳng (Oxy)?
A. M(3;0;2)
B. N(0;0;2)
C. Q(0;5;2)
D. P(3;5;0)
Câu 23: Cho khối trụ có bán kính r = 3 và chiều cao h = 4. Thể tích khối trụ đã cho bằng
A. \(4 \pi\)
B. \(12 \pi\)
C. \(36 \pi\)
D. \(24 \pi\)
Câu 24: \(\int {3{x^2}} {\rm{d}}x\) bằng:
A. \(3{x^3} + C\)
B. \(6x + C\)
C. \(\frac{1}{3}{x^3} + C\)
D. \({x^3} + C\)
Câu 26: Gọi x1 và x2 là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} - z + 2 = 0\). Khi đó \(\left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right|\) bằng
A. 2
B. 4
C. \(2\sqrt 2 \)
D. \(\sqrt 2 \)
Câu 28: Cắt hình trụ (T) bởi mặt phẳng qua trục của nó, ta được thiết diện là một hình vuông cạnh bằng 3. Diện tích xung quanh của (T) bằng
A. \(\frac{{9\pi }}{4}\)
B. \(18\pi \)
C. \(9\pi \)
D. \(\frac{{9\pi }}{2}\)
Câu 29: Gọi D là hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y = {e^{2x}},y = 0,x = 0\) và x = 1. Thể tích khối tròn xoay tạo thành kho quay D quanh Ox bằng
A. \(\pi \int_0^1 {{e^{4x}}{\rm{d}}x} \)
B. \(\int_0^1 {{e^{2x}}{\rm{d}}x} \)
C. \(\pi \int_0^1 {{e^{2x}}{\rm{d}}x} \)
D. \(\int_0^1 {{e^{4x}}{\rm{d}}x} \)
Câu 31: Trong không gian Oxyz, cho điểm M(2;-1;3) và mặt phẳng \(\left( P \right):3x - 2y + z + 1 = 0\). Phương trình mặt phẳng đi qua M và song song với (P) là
A. 3x - 2y + z + 11 = 0
B. 2x - y + 3z - 14 = 0
C. 3x - 2y + z - 11 = 0
D. 2x - y + 3z + 14 = 0
Câu 32: Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f\left( x \right) = {x^4} - 10{x^2} - 2\) trên đoạn [0;9] bằng
A. -2
B. -11
C. -26
D. -27
Câu 34: Trong không gian Oxyz, cho điểm M(1;-2;2) và mặt phẳng \(\left( P \right):2x + y - 3z + 1 = 0\). Phương trình của đường thẳng qua M và vuông góc với mặt phẳng (P) là
A. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + 2t\\ y = - 2 + t\\ z = 2 - 3t \end{array} \right.\)
B. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + t\\ y = - 2 - 2t\\ z = 2 + t \end{array} \right.\)
C. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 2 + t\\ y = 1 - 2t\\ z = - 3 + 2t \end{array} \right.\)
D. \(\left\{ \begin{array}{l} x = - 1 + 2t\\ y = 2 + t\\ z = - 2 - 3t \end{array} \right.\)
Câu 35: Với a, b là các số thực dương tùy ý thỏa mãn \({\log _3}a - 2{\log _9}b = 3\), mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. a = 27b
B. a = 9b
C. a = 27b4
D. a = 27b2
Câu 36: Tập nghiệm của bất phương trình \({\log _3}\left( {36 - {x^2}} \right) \ge 3\) là
A. \(\left( { - \infty ; - 3} \right] \cup \left[ {3; + \infty } \right)\)
B. \(\left( { - \infty ;3} \right]\)
C. [-3;3]
D. (0;3]
Câu 38: Cho số phức z = - 2 + 3i, số phức \(\left( {1 + i} \right)\bar z\) bằng
A. - 5 - i
B. - 1 + 5i
C. 1 - 5i
D. 5 - i
Câu 39: Tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + \left( {2 - m} \right)x\) đồng biến trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\) là
A. \(\left( { - \infty ; - 1} \right]\)
B. \(\left( { - \infty ;2} \right)\)
C. \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)
D. \(\left( { - \infty ;2} \right]\)
Câu 40: Biết \(F\left( x \right) = {e^x} - {x^2}\) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên R. Khi đó \(\int {f\left( {2x} \right){\rm{d}}x} \) bằng
A. \(\frac{1}{2}{e^{2x}} - 2{x^2} + C\)
B. \({e^{2x}} - 4{x^2} + C\)
C. \(2{e^x} - 2{x^2} + C\)
D. \(\frac{1}{2}{e^{2x}} - {x^2} + C\)
Câu 41: Năm 2020, một hãng xe ô tô niêm yết giá bán loại xe X là 800.000.000 đồng và dự định trong 10 năm tiếp theo, mỗi năm giảm 2% giá bán so với giá bán của năm liền trước. Theo dự định đó, năm 2025 hãng xe ô tô niêm yết giá bán loại xe X là bao nhiêu (kết quả làm tròn đến hàng nghìn)?
A. 708.674.000 đồng.
B. 737.895.000 đồng.
C. 723.137.000 đồng.
D. 720.000.000 đồng.
Câu 42: Cho hình nón (N) có đỉnh S, bán kính đáy bằng a và độ dài đường sinh bằng 4a. Gọi (T) là mặt cầu đi qua S và đường tròn đáy của (N). Bán kính của (T) bằng
A. \(\frac{{2\sqrt 6 a}}{3}\)
B. \(\frac{{16\sqrt {15} a}}{{15}}\)
C. \(\frac{{8\sqrt {15} a}}{{15}}\)
D. \(\sqrt {15} a\)
Câu 44: Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số thuộc S, xác suất để số đó có hai chữ số tận cùng khác tính chẵn lẻ bằng
A. \(\frac{{50}}{{81}}\)
B. \(\frac{1}{2}\)
C. \(\frac{5}{{18}}\)
D. \(\frac{5}{9}\)
Câu 47: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A, AB = a. SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA = a. Gọi M là trung điểm của BC. Khoảng cách giữa hai đường thẳng AC và SM bằng
A. \(\frac{{\sqrt 3 a}}{3}\)
B. \(\frac{{\sqrt 2 a}}{2}\)
C. \(\frac{a}{2}\)
D. \(\frac{{\sqrt 5 a}}{5}\)
Câu 48: Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, cạnh bên bằng \(\frac{{\sqrt 3 a}}{2}\) và O là tâm của đáy. Gọi M, N, P và Q lần lượt là hình chiếu vuông góc của O trên các mặt phẳng (SAB), (SBC), (SCD) và (SDA). Thể tích của khối chóp O.MNPQ bằng
A. \(\frac{{{a^3}}}{{48}}\)
B. \(\frac{{2{a^3}}}{{81}}\)
C. \(\frac{{{a^3}}}{{81}}\)
D. \(\frac{{{a^3}}}{{96}}\)
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận