Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 13

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 13

  • 30/08/2021
  • 45 Câu hỏi
  • 81 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 13. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.9 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Chọn phương án đúng: Chọn các chất có thể tan nhiều trong nước: CO2, SO2, NH3, CCl4, CS2, NO2, HCl, N2, CH4.

A. SO2, NH3, NO2, HCl.

B. CO2, SO2, NH3,  HCl3.

C. SO2,  CCl4, CS2, NO2.

D. NH3, NO2, HCl.

Câu 3: Ion A4+ có cấu hình e phân lớp cuối cùng là 3p6. Vị trí của A trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

A. Chu kỳ 4, phân nhóm VIIB , ô 25

B. Chu kỳ 4, phân nhóm IVB , ô 22

C. Chu kỳ 3, phân nhóm IVA , ô 14

D. Chu kỳ 4, phân nhóm VIB , ô 24

Câu 5: Chọn ra một phương án sai trong các câu sau đây:

A. Phần góc của hàm sóng AO của electron có giá trị ℓ = 0 là một hằng số.

B. Khả năng xâm nhập tăng dần của các electron sắp theo thứ tự ns < np < nd < nf.

C. AO được xác định bởi tổ hợp các số lượng tử n, ℓ và mℓ.

D. Tác dụng chắn của các electron giảm dần sắp theo thứ tự ns > np > nd > nf.

Câu 7: Chọn ra một phương án sai:

A. Khối lượng của nguyên tử chủ yếu tập trung ở hạt nhân của nó.

B. Nguyên tử gam của một chất trong tự nhiên thường có giá trị lẻ (không nguyên).

C. Một nguyên tố có thể có nhiều đồng vị.

D. Trong một hạt nhân nguyên tử số neutron không thể vượt quá số proton.

Câu 9: Biết C (Z = 6), N (Z = 7). Theo phương pháp MO, xác định bậc liên kết và từ tính của ion CN-:

A. Bậc liên kết bằng 2, nghịch từ

B. Bậc liên kết bằng 3, nghịch từ

C. Bậc liên kết bằng 3, thuận từ

D. Bậc liên kết bằng 2, thuận từ

Câu 12: Chọn phát biểu sai theo thuyết MO:

A. MO p có mặt phẳng phản đối xứng chứa trục liên kết.

B. Phân tử là tổ hợp thống nhất của các hạt nhân nguyên tử và các electron, trạng thái electron được đặc trưng bằng hàm số sóng phân tử.

C. Trong phân tử, các electron của nguyên tử chịu lực tác dụng của tất cả hạt nhân nguyên tử.

D. Các orbital phân tử được tạo thành do sự tổ hợp tuyến tính các orbital nguyên tử, số MO tạo thành có thể khác số AO tham gia tổ hợp.

Câu 13: Chọn phương án đúng: Dãy nguyên tử 4Be, 7N, 11Na, 12Mg có bán kính R tăng dần theo dãy:

A. RN < RBe < RMg < RNa

B. RMg < RNa < RN < RBe

C. RBe < RN < RNa < RMg

D. RNa < RMg < RBe < RN

Câu 14: Chọn phương án đúng: Ở trạng thái tinh thể, hợp chất Na2SO4 có những loại liên kết nào:

A. Liên kết ion

B. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion và liên kết hydro

C. Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị và liên kết Van Der Waals

D. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị

Câu 15: Chọn ra một phương án sai trong các câu sau:

A. Do có liên kết hydro nên nước đá có cấu trúc đặc biệt, tương đối xốp nên tỷ khối nhỏ, nên nước đá nổi trên nước lỏng.

B. CsF có liên kết ion thuần túy (55Cs).

C. Lực tương tác Van der Waals giữa các phân tử trung hòa được giải thích bằng ba hiệu ứng: Hiệu ứng định hướng, hiệu ứng cảm ứng và hiệu ứng khuyếch tán.

D. Lực Van Der Walls trong các chất: F2, Cl2, Br2, I2 được quyết định bởi tương tác khuyếch tán.

Câu 22: Chọn phương án đúng: Sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tự độ âm điện tăng dần: 9F , 14Si , 16S , 17Cl , 20Ca , 25Mn , 88Ra.

A. Ca < Ra < Mn < S < Si < Cl < F

B. Mn < Ra < Ca < Si < S < Cl < F

C. F < Cl < Si < S < Ca < Mn < Ra

D. Ra < Ca < Mn < Si < S < Cl < F

Câu 27: Chọn phương án sai trong các câu sau:

A. Số lượng tử phụ ℓ xác định sự định hướng trong không gian của ocbitan nguyên tử.

B. Số lượng tử từ mℓ có các giá trị từ -ℓ đến + ℓ.

C. Số lượng tử chính n xác định kích thước của ocbitan nguyên tử.

D. Số lượng tử phụ ℓ có các giá trị từ 0 đến (n-1).

Câu 30: Chọn phương án đúng: Cho 7N, 8O. Cấu hình electron hóa trị của phân tử NO+ là (x là trục liên kết ):

A. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ + } \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_x}}}{\pi _{2{p_y}}}} \right)^4}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^2}\)

B. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ + } \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_y}}}} \right)^2}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_y}}}} \right)^2}\)

C. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ + } \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_x}}}{\pi _{2{p_y}}}} \right)^4}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^1}{\left( {\pi _{2{p_y}}^ + } \right)^1}\)

D. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ + } \right)^2}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_x}}}{\pi _{2{p_y}}}} \right)^4}\)

Câu 31: Chọn phương án sai trong các phương án sau:

A. Các ion của các nguyên tố nằm trong cùng một phân nhóm chính và có cùng điện tích có bán kính tăng theo chiều tăng điện tích hạt nhân.

B. Trong chuỗi ion đẳng điện tử (có số electron bằng nhau), khi số oxi hóa của ion tăng thì bán kính ion giảm.

C. Bán kính ion luôn nhỏ hơn bán kính nguyên tử.

D. Trong một chu kỳ, khi đi từ trái sang phải, bán kính của nguyên tố có xu hướng giảm dần.

Câu 33: Chọn phương án đúng: Cho biết số electron tối đa và số lượng tử chính n của các lớp lượng tử O và Q:

A. lớp O: 72e, n=6; lớp Q: 49e, n = 7

B. lớp O: 50e, n=5; lớp Q: 36e, n = 6

C. lớp O: 32e, n=4; lớp Q: 72e, n = 6

D. lớp O: 50e, n=5; lớp Q: 98e, n = 7

Câu 34: Chọn phương án đúng: Nguyên tố A có cấu trúc electron phân lớp ngoài cùng là 4s1.

A. A có số oxy hóa dương cực đại +1.

B. A có thể là kim loại hoặc phi kim loại.

C. A là nguyên tố ở chu kỳ 4.

D. A chỉ có một electron hóa trị.

Câu 35: Chọn phương án đúng: Khả năng tạo số liên kết cộng hóa trị cực đại của nguyên tố được quyết định bởi:

A. Số orbital nguyên tử ở lớp ngoài cùng.

B. Số electron hóa trị.

C. Số orbital nguyên tử hóa trị.

D. Số electron hóa trị độc thân ở trạng thái kích thích.

Câu 36: Chọn phương án đúng: 26Fe, 27Co và 28Ni thuộc phân nhóm VIIIB nên có:

A. Số electron của lớp electron ngoài cùng giống nhau.

B. Cấu hình electron hóa trị giống nhau.

C. Số electron hóa trị giống nhau.

D. Số electron hóa trị bằng số thứ tự nhóm.

Câu 37: Chọn phương án đúng: Các orbital lai hóa sp có đặc điểm:

A. Hình dạng và năng lượng giống nhau nhưng định hướng không gian khác nhau và cùng nằm trên một đường thẳng

B. Hình dạng, năng lượng và định hướng không gian hoàn toàn giống nhau.

C. Hình dạng giống nhau nhưng năng lượng và định hướng không gian khác nhau.

D. Năng lượng bằng nhau, hình dạng và định hướng không gian khác nhau.

Câu 38: Chọn phương án đúng: Xét các hợp chất dạng H2X của các nguyên tố phân nhóm VIA: O, S, Se, Te.

A. Không so sánh được vì độ phân cực của chúng khác nhau.

B. Chúng có nhiệt độ nóng chảy xấp xỉ nhau vì có cấu trúc phân tử tương tự nhau.

C. H2O có nhiệt độ nóng chảy cao nhất vì có liên kết hydrogen liên phân tử.

D. H2Te có nhiệt độ nóng chảy cao nhất vì có khối lượng phân tử lớn nhất.

Câu 43: Chọn phương án đúng: Dựa trên cấu hình electron hóa trị dưới đây, cho biết vị trí (chu kỳ, phân nhóm) của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn: (1) 4d105s1 ; (2) 4f66s2 ; (3) 4s1.

A. 1: CK 5, PN: IB;        2: CK 6, PN: IIA;      3: CK 4, PN: IA

B. 1: CK 5, PN: IB;        2: CK 6, PN: IIIB;     3: CK 4, PN: IA

C. 1: CK 5, PN: IA;       2: CK 6, PN: IIIB;     3: CK 4, PN: IB

D. 1: CK 5, PN: IA;       2: CK 6, PN: VIIIB;  3: CK 4, PN: IA

Câu 44: Chọn phương án đúng: Sắp các chất sau đây: CO2, SO2 và CH3OH theo thứ tự độ tan trong nước tăng dần:

A. SO2 < CO2 < CH3OH

B. CO2 < SO2 < CH3OH

C. CO2 < CH3OH < SO2

D. CH3OH < SO2 < CO2

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 45 Câu hỏi
  • Sinh viên