Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 1

  • 30/08/2021
  • 45 Câu hỏi
  • 309 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 1. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

14 Lần thi

Câu 2: Chọn đáp án sai: Dung dịch bão hòa A có nồng độ phần trăm a, nồng độ mol CM, khối lượng riêng d (g/ml), phân tử lượng của A là M, s là độ tan tính theo g/100g H2O:

A. \(a = \frac{{100s}}{{100 - s}}\)

B. \(s = \frac{{100a}}{{100 - a}}\)

C. \({C_M} = \frac{{10a \times d}}{M}\)

D. \(a = \frac{{{C_M} \times M}}{{10d}}\)

Câu 4: Chọn phát biểu đúng trong các câu sau.

A. Khi hòa tan một chất A trong dung môi B, áp suất hơi bão hòa của dung môi B có thể bị giảm.

B. Một chất lỏng luôn sôi ở nhiệt độ mà áp suất hơi bão hòa của nó bằng 1 atm.

C. Nước luôn luôn sôi ở 100°C.

D. Nước muối sôi ở nhiệt độ thấp hơn nước nguyên chất.

Câu 5: Chọn ra phát biểu sai.

A. Nhiệt độ sôi của chất lỏng là nhiệt độ ở đó áp suất hơi bão hòa của nó bằng với áp suất môi trường.

B. Nhiệt độ đông đặc của dung môi nguyên chất luôn thấp hơn nhiệt độ đông đặc của dung môi trong dung dịch.

C. Nhiệt độ sôi của dung dịch chứa chất tan không bay hơi luôn luôn cao hơn nhiệt độ sôi của dung môi nguyên chất ở cùng điều kiện áp suất ngoài.

D. Ở cùng nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của dung môi trong dung dịch luôn nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa của dung môi tinh khiết.

Câu 11: Áp suất hơi bão hòa của dung dịch là:

A. Áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng.

B. Áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng tại một nhiệt độ bất kỳ.

C. Áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng và là một giá trị cố định ứng với mọi giá trị nhiệt độ.

D. Đại lượng đặc trưng cho sự bay hơi của các chất lỏng, không đổi tại nhiệt độ nhất định.

Câu 12: Chọn phát biểu đúng về áp suất hơi:

A. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch các dung dịch bão hòa là như nhau.

B. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch luôn nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa của dung môi và tỷ lệ thuận với phần mol của dung môi trong dung dịch.

C. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch bằng với áp suất môi trường bên ngoài.

D. Độ giảm tương đối áp suất hơi bão hòa của dung môi trong dung dịch tỷ lệ thuận với phần mol của dung môi trong dung dịch.

Câu 21: Với đại lượng k trong công thức định luật Rault 2: DT = kCm, phát biểu nào sau đây là chính xác:

A. k là hằng số chỉ phụ thuộc vào bản chất dung môi.

B. k là hằng số phụ thuộc vào nồng độ chất tan, nhiệt độ và bản chất dung môi.

C. k là hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất dung môi.

D. k là hằng số phụ thuộc vào bản chất chất tan và dung môi.

Câu 29: Chọn nhận xét chính xác. Ở cùng các điều kiện, dung dịch điện li so với dung dịch phân tử (chất tan không bay hơi) có:

A. Áp suất hơi bão hòa cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn.

B. Nhiệt độ đông đặc cao hơn, áp suất hơi bão hòa cao hơn.

C. Áp suất hơi bão hòa thấp hơn, nhiệt độ sôi cao hơn.

D. Áp suất hơi bão hòa thấp hơn, nhiệt độ đông đặc cao hơn.

Câu 31: Chọn phương án đúng: Trật tự sắp xếp nào của các dung dịch 0,01M của những chất cho dưới đây là phù hợp với sự giảm dần áp suất thẩm thấu (các muối điện li hoàn toàn):

A. CH3COOH – NaCl– C6H12O6 - CaCl2

B. C6H12O6 - CH3COOH– NaCl - CaCl2

C. CaCl2 - CH3COOH– C6H12O6 – NaCl

D. CaCl2 – NaCl – CH3COOH – C6H12O6

Câu 35: Chọn phương án đúng: Một chất điện ly trung bình ở 25°C có độ điện ly biểu kiến a trong dung dịch nước là:

A. 0,03 < a < 0,3 ở nồng độ dung dịch bằng 1 N

B. 0,03 < a < 0,3 ở nồng độ dung dịch bằng 0,1 N

C. 0,03 < a < 0,3 ở nồng độ dung dịch bằng 0,1M

D. 0,03 < a < 0,3 ở nồng độ dung dịch bằng 1M

Câu 43: Chọn phương án đúng: Hằng số cân bằng của phản ứng: 2NaH2PO4(dd) + 3Ca(CH3COO)2(dd) ⇄ Ca3(PO4)2(r) + 2NaCH3COO(dd) + 4CH3COOH(dd) được tính theo công thức:

A. \({K_{cb}} = \frac{{{T_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}.K_{C{H_3}COOH}^4}}{{K_{{a_2}({H_3}P{O_4})}^2.K_{{a_3}({H_3}P{O_4})}^2}}\)

B. \({K_{cb}} = \frac{{K_{{a_2}({H_3}P{O_4})}^2.K_{{a_3}({H_3}P{O_4})}^2}}{{{T_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}.K_{C{H_3}COOH}^4}}\)

C. \({K_{cb}} = \frac{{{K_{{a_2}({H_3}P{O_4})}}.{K_{{a_3}({H_3}P{O_4})}}}}{{{T_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}.{K_{C{H_3}COOH}}}}\)

D. \({K_{cb}} = \frac{{{T_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}.{K_{C{H_3}COOH}}}}{{{K_{{a_2}({H_3}P{O_4})}}.{K_{{a_3}({H_3}P{O_4})}}}}\)

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 14 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 45 Câu hỏi
  • Sinh viên