Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 4

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 4

  • 30/08/2021
  • 45 Câu hỏi
  • 376 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 4. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.9 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 2: Chọn phương án đúng: Quá trình chuyển pha lỏng thành pha rắn của brom có:

A. DH < 0, DS < 0, DV > 0

B. DH < 0, DS <0, DV < 0

C. DH > 0, DS < 0, DV < 0

D. DH > 0, DS > 0, DV > 0

Câu 4: Chọn phương án đúng: Phản ứng: Mg(r) + ½ O2(k) ® MgO(r) là phản ứng tỏa nhiệt mạnh. Xét dấu DHo, DSo, DGo của phản ứng này ở 25oC:

A. DHo < 0; DSo < 0 ; DGo < 0

B. DHo > 0; DSo > 0 ; DGo > 0

C. DHo < 0; DSo > 0 ; DGo > 0

D. DHo > 0; DSo > 0 ; DGo < 0

Câu 6: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:

A. Phân tử càng phức tạp thì entropi càng lớn.

B. Entropi của các chất tăng khi áp suất tăng.

C. Entropi của các chất tăng khi nhiệt độ tăng.

D. Entropi là thước đo xác suất trạng thái của hệ.

Câu 7: Chọn phương án đúng: Xác định quá trình nào sau đây có DS < 0.

A. N2(k, 25oC, 1atm) ® N2 (k, 0oC, 1atm)

B. O2 (k)  ®  2O (k)

C. 2CH4(k) + 3O2(k) ® 2CO(k) + 4H2O(k)

D. NH4Cl (r)  ®  NH3 (k)  +  HCl (k)

Câu 9: Chọn phương án đúng: Phản ứng: 2A(k) + B(k) = 3C(r) + D(k)  có:

A. DS < 0

B. DS = 0

C. DS > 0

D. Không dự đoán được dấu của DS

Câu 10: Chọn phát biểu đúng: Biến đổi entropi khi đi từ trạng thái A sang trạng thái B bằng 5 con đường khác nhau (xem giản đồ) có đặc tính sau:

A. Mỗi con đường có DS khác nhau.

B. DS giống nhau cho cả 5 đường.

C. Không so sánh được.

D. DS của đường 3 nhỏ nhất vì là con đường ngắn nhất.

Câu 13: Chọn câu đúng. Phản ứng thu nhiệt mạnh:

A. Không thể xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ nếu biến thiên entropi của nó dương.

B. Có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thấp.

C. Có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao nếu biến thiên entropi của nó âm.

D. Có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao nếu biến thiên entropi của nó dương.

Câu 14: Chọn phương án đúng: Phản ứng  3O2(k) ® 2O3(k) ở điều kiện tiêu chuẩn có \(\Delta H_{298}^0\) = 284,4 kJ, \(\Delta S_{298}^0\) = -139,8 J/K. Biết rằng biến thiên entanpi và biến thiên entropi của phản ứng ít biến đổi theo nhiệt độ. Vậy phát biểu nào dưới đây là phù hợp với quá trình phản ứng:

A. Phản ứng không xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.

B. Ở nhiệt độ cao, phản ứng diễn ra tự phát.

C. Ở nhiệt độ thấp, phản ứng diễn ra tự phát.

D. Phản ứng xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.

Câu 17: Chọn một phát biểu sai:

A. Một phản ứng thu nhiệt mạnh nhưng làm tăng entropi có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.

B. Một phản ứng tỏa nhiệt mạnh có thể xảy ra tự phát  ở nhiệt độ thường.

C. Một phản ứng thu nhiệt mạnh và biến thiên entropi dương chỉ có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao.

D. Một phản ứng hầu như không thu hay phát nhiệt nhưng làm tăng entropi có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.

Câu 18: Chọn câu trả lời đúng. Một phản ứng ở điều kiện đang xét có DG < 0 thì:

A. xảy ra tự phát trong thực tế.

B. có khả năng xảy ra tự phát trong thực tế.

C. ở trạng thái cân bằng.

D. không xảy ra.

Câu 19: Chọn đáp án đầy đủ nhất. Phản ứng có thể xảy ra tự phát trong các trường hợp sau:

A. DH < 0; DS < 0;                  DH > 0; DS > 0;                     DH > 0; DS < 0

B. DH > 0; DS < 0;                  DH < 0; DS > 0;                     DH < 0; DS < 0

C. DH > 0; DS > 0;                  DH < 0; DS < 0;                     DH < 0; DS > 0

D. DH < 0; DS > 0;                  DH > 0; DS > 0;                     DH > 0; DS < 0

Câu 20: Chọn trường hợp sai: Tiêu chuẩn có thể cho biết phản ứng có thể xảy ra tự phát được về mặt nhiệt động là:

A. Công chống áp suất ngoài A > 0

B. DH° < 0, DS° > 0

C. DG° < 0

D. Hằng số cân bằng K lớn hơn 1

Câu 21: Chọn một phát biểu sai.

A. Tất cả các quá trình bất thuận nghịch trong tự nhiên là quá trình tự xảy ra.

B. Ở điều kiện bình thường, các quá trình toả nhiều nhiệt là quá trình có khả năng tự xảy ra.

C. Tất cả các quá trình sinh công có ích là quá trình tự xảy ra.

D. Tất cả các quá trình kèm theo sự tăng độ hỗn loạn của hệ bất kỳ là quá trình tự xảy ra.

Câu 28: Chọn phương án đúng: Phản ứng CaCO3 (r) ® CaO (r) + CO2 (k) là phản ứng thu nhiệt mạnh. Xét dấu DH°, DS°, DG° của phản ứng này ở 25°C:

A. DH° > 0; DS° > 0; DG° > 0

B. DH° < 0; DS° < 0; DG° < 0

C. DH° < 0; DS° > 0; DG° > 0

D. DH° > 0; DS° > 0; DG° < 0

Câu 29: Chọn phương án đúng: Phản ứng H2O2 (ℓ)  ®  H2O (ℓ)  + ½ O2 (k) tỏa nhiệt, vậy phản ứng này có:

A. DH > 0; DS < 0 ; DG < 0    có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.

B. DH > 0; DS > 0 ; DG > 0    không thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.

C. DH < 0; DS > 0 ; DG < 0    có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.

D. DH < 0; DS > 0 ; DG > 0    không thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.

Câu 30: Chọn trường hợp đúng. Căn cứ trên dấu \(\Delta G_{298}^0\) của 2 phản ứng sau:

A. Chì (+4), thiếc (+2)

B. Chì (+2), thiếc (+4)

C. Chì (+4), thiếc (+4)

D. Chì (+2), thiếc (+2)

Câu 32: Chọn phát biểu đúng: Đối với phản ứng một chiều, tốc độ phản ứng sẽ:

A. Giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng không.

B. Không đổi theo thời gian.

C. Giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng một hằng số khác không.

D. Tăng dần theo thời gian.

Câu 34: Chọn phát biểu đúng về hệ cân bằng:

A. Hệ cân bằng là hệ trong đó có tỉ lệ thành phần các chất không thay đổi khi ta thay đổi các điều kiện khác.

B. Hệ đang ở trạng thái cân bằng là hệ có các giá trị thông số trạng thái (nhiệt độ, áp suất, nồng độ,…) không thay đổi theo thời gian.

C. Hệ cân bằng là hệ có nhiệt độ và áp suất xác định.

D. Hệ cân bằng là hệ có nồng độ tất cả các chất đều bằng nhau.

Câu 35: Kết luận nào dưới đây là đúng khi một phản ứng thuận nghịch có DG° < 0:

A. Hằng số cân bằng của phản ứng lớn hơn 0.

B. Hằng số cân bằng của phản ứng nhỏ hơn 1.

C. Hằng số cân bằng của phản ứng lớn hơn 1.

D. Hằng số cân bằng của phản ứng nhỏ hơn 0.

Câu 37: Giả sử hệ đang ở cân bằng, phản ứng nào sau đây được coi là đã xảy ra hoàn toàn:

A. FeO (r) + CO (k)  =  Fe (r) + CO2 (k)                  KCb = 0,403

B. 2C (r) + O2 (k)  =  2CO (k)                          KCb = 1 ×1016

C. 2Cl2 (k) + 2 H2O (k)  =  4 HCl (k) + O2 (k)      KCb = 1,88 × 10-15

D. CH3CH2CH2CH3 (k)  =  CH3CH(CH3)2 (k)        KCb = 2,5

Câu 38: Cho một phản ứng thuận nghịch trong dung dịch lỏng A + B ⇌ C + D. Hằng số cân bằng Kc ở điều kiện cho trước bằng 200. Một hỗn hợp có nồng độ CA = CB = 10-3M, CC = CD = 0,01M. Trạng thái của hệ ở điều kiện này:

A. Hệ đang dịch chuyển theo chiều nghịch.

B. Hệ nằm ở trạng thái cân bằng.

C. Hệ đang dịch chuyển theo chiều thuận.

D. Không thể dự đoán được trạng thái của phản ứng.

Câu 39: Phản ứng CaCO3 (r) ⇌ CaO (r) + CO2 (k) có hằng số cân bằng Kp = PCO2. Áp suất hơi của CaCO3, CaO không có mặt trong biểu thức Kp vì:

A. Có thể xem áp suất hơi của CaCO3 và CaO bằng 1 atm.

B. Áp suất hơi của chất rắn không đáng kể.

C. Áp suất hơi của CaCO3 và CaO là hằng số ở nhiệt độ xác định.

D. Áp suất hơi chất rắn không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Câu 42: Chọn phương án đúng: Xác định công thức đúng để tính hằng số cân bằng KP của phản ứng: Fe3O4(r) + 4CO(k) ⇌ 3Fe(r) + 4CO2(k).

A. \({K_p} = {\left( {\frac{{P_{C{O_2}}^4{{\left[ {Fe} \right]}^3}}}{{P_{CO}^4\left[ {F{e_3}{O_4}} \right]}}} \right)_{cb}}\)

B. \({K_p} = {\left( {\frac{{{{\left[ {Fe} \right]}^3}{{\left[ {C{O_2}} \right]}^4}}}{{\left[ {F{e_3}{O_4}} \right]{{\left[ {CO} \right]}^4}}}} \right)_{cb}}\)

C. \({K_p} = {\left( {\frac{{P_{C{O_2}}^4}}{{P_{CO}^4}}} \right)_{cb}}\)

D. \({K_p} = {\left( {\frac{{{P_{C{O_2}}}}}{{{P_{CO}}}}} \right)_{cb}}\)

Câu 43: Xác định công thức đúng để tính hằng số cân bằng KC của phản ứng: SCl2(dd) + H2O(ℓ) ⇌ 2HCl(dd) + SO(dd)

A. \(K = {\left( {\frac{{{{\left[ {HCl} \right]}^2}\left[ {SO} \right]}}{{\left[ {SC{l_2}} \right]}}} \right)_{cb}}\)

B. \(K = {\left( {\frac{{\left[ {SC{l_2}} \right]\left[ {{H_2}O} \right]}}{{\left[ {HCl} \right]\left[ {SO} \right]}}} \right)_{cb}}\)

C. \(K = {\left( {\frac{{\left[ {HCl} \right]\left[ {SO} \right]}}{{\left[ {SC{l_2}} \right]\left[ {{H_2}O} \right]}}} \right)_{cb}}\)

D. \(K = {\left( {\frac{{{{\left[ {HCl} \right]}^2}\left[ {SO} \right]}}{{\left[ {SC{l_2}} \right]\left[ {{H_2}O} \right]}}} \right)_{cb}}\)

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 45 Câu hỏi
  • Sinh viên