Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 5

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 5

  • 30/08/2021
  • 45 Câu hỏi
  • 427 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 5. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1: Chọn phát biểu đúng trong các câu dưới đây:

A. Ở cùng điều kiện khí SO2 dễ ngưng tụ hơn H2O vì phân tử lượng lớn hơn.

B. Iod dễ thăng hoa vì có liên kết cộng hóa trị.

C. Ở cùng điều kiền khí CO2 dễ ngưng tụ hơn H2 vì phân tử lượng lớn hơn.

D. Thủy ngân ở thể lỏng vì có liên kết kim loại.

Câu 2: Chọn câu sai: Xăng và dầu hỏa dễ hòa tan vào nhau vì nguyên nhân:

A. Có độ phân cực gần nhau.

B. Đều là hydro cacbon.

C. Đều là các sản phẩm được lấy ra từ các phân đoạn của dầu mỏ.

D. Đều ở trạng thái lỏng.

Câu 7: Chọn phương án sai. Các đại lượng dưới đây đều là hàm trạng thái:

A. Entanpi, nhiệt dung đẳng áp.

B. Nhiệt độ, áp suất.

C. Nhiệt, công.

D. Nội năng, nhiệt dung đẳng tích.

Câu 8: Chọn trường hợp đúng: Đại lượng nào sau đây là hàm trạng thái có thuộc tính cường độ:

A. Nhiệt độ T

B. Công chống áp suất ngoài A

C. Nội năng U

D. Thể tích V

Câu 10: Chọn phương án sai:

A. Hệ đoạn nhiệt là hệ  không trao đổi chất và nhiệt, song có thể trao đổi công với môi trường.

B. Hệ hở là hệ không bị ràng buộc bởi hạn chế nào, có thể trao đổi chất và năng lượng với môi trường.

C. Hệ cô lập là hệ không có trao đổi chất, không trao đổi năng lượng dưới dạng nhiệt và công với môi trường.

D. Hệ kín là hệ  không trao đổi chất và công, song  có thể trao đổi nhiệt với môi trường.

Câu 12: Chọn phương án đúng: Sự biến thiên nội năng DU khi một hệ thống đi từ trạng thái thứ nhất (I) sang trạng thái thứ hai (II) bằng những đường đi khác nhau có tính chất sau:

A. Không thể tính được do không thể xác định giá trị tuyệt đối nội năng của hệ.

B. Thay đổi do nhiệt Q và công A thay đổi theo đường đi.

C. Không thể tính được do mỗi đường đi có Q và A khác nhau.

D. Không thay đổi và bằng Q - A theo nguyên lí bảo toàn năng lượng.

Câu 13: Chọn phát biểu chính xác và đầy đủ của định luật Hess:

A. Hiệu ứng nhiệt đẳng áp hay đẳng tích của quá trình hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình.

B. Hiệu ứng nhiệt của quá trình hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình.

C. Hiệu ứng nhiệt đẳng áp hay đẳng tích của quá trình hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất của các chất đầu và sản phẩm chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình.

D. Hiệu ứng nhiệt đẳng áp  của quá trình hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình.

Câu 14: Chọn phương án đúng: DH của một quá trình hóa học khi  hệ chuyển từ trạng thái thứ nhất (I) sang trạng thái thứ hai (II) bằng những cách khác nhau có đặc điểm:

A. Có thể cho ta biết mức độ diễn ra của quá trình

B. Không đổi theo cách tiến hành quá trình

C. Có thể cho ta biết chiều tự diễn biến của quá trình ở nhiệt độ cao

D. Có thể cho ta biết độ hỗn loạn của quá trình

Câu 15: Chọn phương án đúng: \(\Delta H_{298}^0\) của một phản ứng hoá học.

A. Tùy thuộc vào nhiệt độ lúc diễn ra phản ứng.

B. Tùy thuộc vào đường đi từ chất đầu đến sản phẩm.

C. Tùy thuộc vào cách viết các hệ số tỉ lượng của phương trình phản ứng.

D. Không phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm phản ứng.

Câu 17: Chọn phương án đúng: Cho phản ứng: N2 (k) + O2 (k) = 2NO (k) có \(\Delta H_{298}^0\) = +180,8 kJ. Ở điều kiện tiêu chuẩn ở 25°C, khi thu được 1 mol khí NO từ phản ứng trên thì:

A. Lượng nhiệt thu vào là 180,8 kJ.

B. Lượng nhiệt tỏa ra là 90,4 kJ.

C. Lượng nhiệt thu vào  là 90,4 kJ.

D. Lượng nhiệt tỏa ra là 180,8 kJ.

Câu 25: Chọn phương án đúng: Hiệu ứng nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của CO2 là biến thiên entanpi của phản ứng:

A. Cgraphit +O2 (k) = CO2 (k) ở 25oC, áp suất riêng của O2 và CO2 đều bằng 1 atm

B. Ckim cương + O2 (k) = CO2 (k) ở 0oC, áp suất riêng của O2 và CO2 đều bằng 1 atm

C. Cgraphit + O2 (k) = CO2 (k) ở 0oC, áp suất chung bằng 1atm

D. Cgraphit + O2 (k) = CO2 (k) ở 25oC, áp suất chung bằng 1atm

Câu 29: Chọn câu sai.

A. Nhiệt tạo thành của các hợp chất hữu cơ trong cùng một dãy đồng đẳng có trị số tuyệt đối tăng khi khối lượng phân tử của hợp chất tăng lên.

B. Nhiệt đốt cháy của các hợp chất hữu cơ trong cùng một dãy đồng đẳng có trị số tuyệt đối giảm khi khối lượng phân tử của hợp chất tăng lên.

C. Nhiệt thăng hoa của một chất thường lớn hơn nhiều so với nhiệt nóng chảy của chất đó.

D. Nhiệt hòa tan của một chất không những phụ thuộc vào bản chất của dung môi và chất tan mà còn phụ thuộc vào lượng dung môi.

Câu 43: Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của MgCO3(r) từ các dữ kiện sau:

A. - 511,2 kJ/mol

B. - 1624,2 kJ/mol

C. - 1113 kJ/mol

D. - 1007,8 kJ/mol

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 45 Câu hỏi
  • Sinh viên