Câu hỏi: Chọn phương án đúng: Khả năng tạo số liên kết cộng hóa trị cực đại của nguyên tố được quyết định bởi:
A. Số orbital nguyên tử ở lớp ngoài cùng.
B. Số electron hóa trị.
C. Số orbital nguyên tử hóa trị.
D. Số electron hóa trị độc thân ở trạng thái kích thích.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Chọn phương án đúng: Cho 7N, 8O. Cấu hình electron hóa trị của phân tử NO+ là (x là trục liên kết ):
A. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ + } \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_x}}}{\pi _{2{p_y}}}} \right)^4}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^2}\)
B. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ + } \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_y}}}} \right)^2}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_y}}}} \right)^2}\)
C. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ + } \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_x}}}{\pi _{2{p_y}}}} \right)^4}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^1}{\left( {\pi _{2{p_y}}^ + } \right)^1}\)
D. \({\left( {{\sigma _{2s}}} \right)^2}{\left( {\sigma _{2s}^ + } \right)^2}{\left( {{\sigma _{2{p_x}}}} \right)^2}{\left( {{\pi _{2{p_x}}}{\pi _{2{p_y}}}} \right)^4}\)
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Chọn phương án đúng: Cho: 3Li, 4Be, 5B, 6C, 7N, 8O, 9F, 12Mg, 17Cl, 20Ca, 23V, 35Br, 53I. Các dãy sắp xếp theo tính cộng hóa trị giảm dần là: (1) BeCl2 , MgCl2 , CaCl2 ; (2) V2O5 , VO2 , V2O3 , VO ; (3) Li2O , B2O3 ,CO2 ,N2O5 ; (4) BF3, BCl3, BBr3, BI3.
A. 1, 2, 3 và 4
B. 1 và 2
C. 2 và 3
D. 3 và 4
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Chọn phương án đúng: Sắp các chất sau đây: CO2, SO2 và CH3OH theo thứ tự độ tan trong nước tăng dần:
A. SO2 < CO2 < CH3OH
B. CO2 < SO2 < CH3OH
C. CO2 < CH3OH < SO2
D. CH3OH < SO2 < CO2
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Chọn phương án sai trong các câu sau:
A. Số lượng tử phụ ℓ xác định sự định hướng trong không gian của ocbitan nguyên tử.
B. Số lượng tử từ mℓ có các giá trị từ -ℓ đến + ℓ.
C. Số lượng tử chính n xác định kích thước của ocbitan nguyên tử.
D. Số lượng tử phụ ℓ có các giá trị từ 0 đến (n-1).
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Chọn phương án đúng: Khi trộn lẫn hỗn hợp đồng mol của SbCl3 và GaCl3 trong dung môi SO2 lỏng người ta thu được một hợp chất ion rắn có công thức GaSbCl6. Khảo sát cấu trúc ion người ta thấy cation có dạng góc. Vậy công thức ion nào sau đây là phù hợp nhất: (Cho 31Ga, 51Sb).
A. (GaCl2+)(SbCl4-)
B. (SbCl2+)(GaCl52-)
C. (SbCl2+)(GaCl4-)
D. (GaCl2+)(SbCl52-)
30/08/2021 0 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương - Phần 13
- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 45 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học đại cương có đáp án
- 524
- 19
- 45
-
37 người đang thi
- 483
- 3
- 45
-
81 người đang thi
- 550
- 7
- 45
-
90 người đang thi
- 516
- 2
- 45
-
38 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận