Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dinh dưỡng học - Phần 7

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dinh dưỡng học - Phần 7

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 347 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dinh dưỡng học - Phần 7. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

8 Lần thi

Câu 1: Protid của cá dễ hấp thu và đồng hóa hơn protid của thịt vì lý do:

A. Protid của cá không có elastin và collagen 

B. Tổ chức liên kết ở cá thấp và phân phối đều

C. Protid của cá không có elastin, tổ chức liên kết thấp và phân phối đều

D. Cá có đầy đủ acid amin cần thiết hơn thịt

Câu 2: Thành phần chủ yếu của mỡ động vật bao gồm:

A. Các acid béo no chiếm >50 % và nhiều cholesterol

B. Cholesterol và lexitin

C. Lexitin và acid béo chưa no cần thiết 

D. Cholesterol và acid béo chưa no cần thiết

Câu 3: Lipid của sữa có giá trị sinh học cao nhưng không phải do yếu tố này:

A. Ở dạng nhũ tương và có độ phân tán cao

B. Có nhiều canxi 

C. Có nhiều lexitin là một phosphatit quan trọng 

D. Nhiệt độ tan chảy thấp và dễ đồng hóa

Câu 4: Giá trị dinh dưỡng chính của protid thịt là:

A. Có đầy đủ acid amin cần thiết với số lượng cao

B. Nhiều acid béo chưa no cần thiết

C. Có đầy đủ a.a cần thiết, ở tỷ lệ cân đối, thừa lysin để hỗ trợ cho ngũ cốc 

D. Nhiều lipid nên cung cấp năng lượng chính cho khẩu phần

Câu 5: Một chế độ ăn nhiều chất xơ có tác dụng (tìm một ý sai):

A. Làm phân đào thải nhanh nên chuyển hóa lipid, glucid được đẩy mạnh

B. Làm tăng nhu động ruột nên gây ra ỉa chảy 

C. Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh táo bón, trĩ

D. Làm giảm nguy mắc các bệnh ung thư trực tràng, sỏi mật

Câu 6: Hai thành phần thường thiếu trong sữa mẹ đó là:

A. Canxi và sắt 14

B. Sắt và vitamin C

C. Sắt và chất xơ 

D. Glucid và vitaninC

Câu 7: Giá trị sinh học của protid đậu đỗ thấp là do:

A. Các acid amin cần thiết ở tỷ lệ không cân đối 

B. Khó hấp thu vì có lớp vỏ dày bên ngoài 

C. Lượng acid amin thấp và không cân đối 

D. Trong thành phần của chúng có chứa các chất phản dinh dưỡng và các acid amin cần thiết ở tỷ lệ không cân đối 

Câu 8: Lạc phối hợp tốt với ngô vì:

A. Lạc nhiều vitamin PP 

B. Lạc nhiều acid béo chưa no cần thiết hơn ngô 

C. Dễ hấp thu và đồng hóa

D. Lạc nhiều vitamin PP và tryptophan là 2 yếu tố hạn chế ở ngô 

Câu 9: Vừng có nhiều canxi nhưng giá trị hấp thu kém vì:

A.  Ít protid

B. Nhiều acid phytic làm cản trở hấp thu canxi của cơ thể 

C. Nhiều acid oxalic làm cản trở hấp thu canxi của cơ thể 

D. Ít vitamin C nên làm giảm hấp thu canxi của vừng 

Câu 10: Đặc điểm chung của khoai củ là:

A. Nghèo chất dinh dưỡng

B. Giá trị sinh năng lượng thấp

C. Cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể 

D. Nghèo chất dinh dưỡng và giá trị sinh năng lượng thấp

Câu 12: Cần phối hợp các thực phẩm thực vật với nhau để:

A. Tăng lượng acid amin của khẩu phần 

B. Bổ sung vitamin cho cơ thể 

C. Bổ sung lượng lipid cần thiết 

D. Tạo cho món ăn có hương vị thơm ngon hơn và tăng lượng a.a cho khẩu phần

Câu 13: Hai thành phần dinh dưỡng mà cơ thể dựa chủ yếu vào rau quả:

A. Các chất khoáng và vitamin 

B. Vitamin C và caroten

C. Chất xơ và sắt 

D. Các loại đường đơn và chất xơ

Câu 14: Gạo giã càng trắng càng làm giảm các thành phần dinh dưỡng chính, đó là:

A. Glucid và lipid 

B. Protid và các vitamin nhóm B

C. Chất xơ và các vitamin nhóm B

D. Chất xơ, protid và lipid

Câu 15: Bảo quản ngũ cốc cần đảm bảo yêu cầu sau:

A. Phải để nơi cao ráo, thoáng mát, không nên để lâu quá 3 tháng 

B. Để chổ tối, kín, sạch, không nên để lâu quá 3 tháng

C. Phải để nơi thoáng mát, sạch sẽ, để < 3 tháng

D. Phải để ch ỗ kín, khô

Câu 17: Giá trị dinh dưỡng chính của các hạt ngũ cốc là:

A. Cung cấp protid chủ yếu cho cơ thể

B. Cung cấp lipit chủ yếu cho cơ thể 

C. Cung cấp protid và lipid chủ yếu

D. Cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể

Câu 18: Protid của gạo có giá trị sinh học cao hơn:

A. Thịt, cá

B. Bột mỳ và ngô

C. Sữa, trứng 

D. Rau quả

Câu 19: Các chất xơ có trong thực phẩm là:

A. Amylose, Cellulose, pectin

B. Cellulose, Amylose, Pentose

C. Pentose, Amylose, pectin 

D. Collagen, Pentose, Amylose 

Câu 20: Biện pháp tốt nhất để bảo quản dầu mỡ là:

A. Để chỗ mát, kín, tránh ánh nắng mặt trời 

B. Để chỗ mát, kín, tránh ánh nắng mặt trời, cho thêm chất chống oxy hóa nếu bảo quản lâu dài

C. Để chỗ cao ráo, thoáng mát 

D. Cho thêm chất chống oxy hóa nếu bảo quản lâu dài

Câu 21: Dầu mỡ khi bảo quản không tốt có thể bị:

A. Oxy hóa và tự oxy hóa thành các sản phẩm trung gian

B. Lên men 

C. Đổi màu

D. Hóa chua gây ỉa chảy, oxy hóa và tự oxy hóa thành các sản phẩm

Câu 22: Thịt có thể là nguồn lây các bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng nếu sử dụng không đảm bảo vệ sinh. Các bệnh đó là:

A. Bệnh lao, than, bệnh lợn đóng dấu, sán lá gan

B. Sán dây, giun móc , bệnh lợn đóng dấu

C. Sán lá gan, giun xoắn, bệnh lao, than, bệnh lợn đóng dấu 

D. Bệnh lao, than, bệnh lợn đóng dấu, sán dây và giun xoắn

Câu 23: Biện pháp chủ yếu để phòng bệnh do giun xoắn là:

A. Không được ăn thịt lợn xông khói

B. Thịt có giun xoắn bắt buộc phải xử lý ở nhiệt độ 100oC

C. Không được ăn thịt lợn ướp muối

D. Cần khám thịt lợn trước khi dùng, nếu thịt có giun xoắn bắt buộc phải xử lý 100oC trong 2 giờ

Câu 24: Biện pháp nào sau đây là không đúng khi xử lý thịt bị kén sán dây để phòng bệnh:

A. Bảo quản thịt trong tủ lạnh để tiêu diệt kén 

B. Nếu có < 3 kén / 40 cm2, thịt chỉ được dùng khi chế biến kỹ

C. Nếu thịt có >3 kén / 40 cm2 phải hủy bỏ không dùng để ăn

D. Ngâm nước muối 10% trong 20 ngày

Câu 25: Cá là thực phẩm khó bảo quản nhưng không phải vì lý do này:

A. Chứa nhiều nước trong thành phần của nó 

B. Nhiều đường cho vi khuẩn xâm nhập vào thịt cá

C. Chứa nhiều acid béo chưa no nên dễ bị oxy hoá 

D. Chứa nhiều yếu tố vi lượng

Câu 26: Ăn cá nấu chưa chín (cá sống hoặc gỏi cá) có thể mắc bệnh nào sau đây:

A. Sán dây, sán lá gan

B. Thiếu vitamin B1 

C. Sán dây và thiếu vitamin B1  B1 

D. Sán lá gan và thiếu vitamin

Câu 28: Giá trị sinh học của thịt nướng, ram (nhiệt độ khô) có ướp đường sẽ giảm là do:

A. Vô hiệu hóa vai trò của lysin

B. Vô hiệu hóa vai trò của lysin và gây khó tiêu 

C. Giảm lượng protid toàn phần 

D. Giảm khả năng hấp thu protid và canxi 

Câu 29: Để đánh giá chất lượng vệ sinh của sữa, cần dựa vào chỉ tiêu nào sau đây:

A. Tỷ trọng và độ chua của sữa 

B. Sự biến đổi màu sắc rõ rệt 

C. Độ chua của sữa >20 thorner 

D. Có kết tủa

Câu 30: Người bị bệnh sán dây do ăn phải:

A. Thịt bò có kén sán

B. Thịt lợn có kén sán

C. Cả thịt bò và thịt lợn có kén sán 

D. Tất cả các loại thịt của động vật bị bệnh

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dinh dưỡng học có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dinh dưỡng học có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 8 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên