Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dinh dưỡng học - Phần 5. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/06/2022
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
19 Lần thi
Câu 1: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dựa vào độ lệch chuẩn (hoặc Z score), gọi là thiếu dinh dưỡng nhẹ ( độ I) khi cân nặng theo tuổi ở trong khoảng:
A. Từ +1SD -> - 1SD
B. Từ -1SD -> - 2SD
C. Dưới -2SD ->- 3SD
D. Dưới -3SD -> - 4SD
Câu 2: Ở Việt nam hiện nay, người ta thường sử dụng Quần thể tham khảo nào để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi:
A. Harward
B. NCHS
C. Hằng số sinh học người Việt Nam
D. Jelliffe
Câu 3: TCYTTG xem quần thể nào là một tham khảo về nhân trắc của Quốc tế:
A. Harward
B. NCHS
C. Hằng số sinh học người Việt Nam
D. Jelliffe
Câu 4: Thể thiếu dinh dưỡng nào là biểu hiện của sự chậm phát triển kéo dài hoăc một dấu hiệu của sự chậm lớn trong quá khứ:
A. Thể nhẹ cân (underweight)
B. Thể còi cọc (stunting)
C. Thể gầy còm (wasting)
D. Thể phối hợp còi-còm
Câu 5: Một trong những biện pháp chính, trực tiếp, phòng chống thiếu dinh dưỡng protein năng lượng gồm:
A. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng trẻ em
B. Cung cấp nước sạch
C. Vệ sinh môi trường
D. Nâng cao dân trí
Câu 6: Biện pháp phòng chống bệnh khô mắt và thiếu vitamin A:
A. Giáo dục dinh dưỡng
B. Điều tra khẩu phần ăn
C. Tìm hiểu tập quán ăn uống của gia đình
D. Định lượng Vitamin A khẩu phần
Câu 7: Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A thường gặp ở:
A. Trẻ dưới 6 tháng
B. Trẻ 6 - 36 tháng
C. Trẻ 6 - 60 tháng
D. Trẻ trên 5 tuổi
Câu 8: Nhóm thức ăn nào thường thiếu trong khẩu phần ăn dặm của trẻ em nước ta:
A. Nhóm lương thực: gồm gạo, mì, ngô, khoai....
B. Nhóm giàu chất đạm (thịt, cá, sữa, trứng, đậu, đậu nành...)
C. Nhóm giàu chất béo: như mỡ, bơ, dầu, đậu phụng, mè
D. Nhóm rau, quả: cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ
Câu 10: Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, nên cho trẻ bú lúc nào sau sinh:
A. 30 phút
B. 6 giờ
C. 12 giờ
D. 24 giờ
Câu 11: Các biện pháp phòng chống bệnh khô mắt và thiếu vitamin A:
A. Hỏi tiền sử ăn uống của trẻ
B. Phân phối viên nang vitamin A liều cao cho trẻ em
C. Định lượng vitamin A trong thực phẩm có sẵn tại địa phương
D. Tìm hiểu cách ăn sam của trẻ
Câu 12: Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi trẻ được:
A. 1-2 tháng
B. 2-3 tháng
C. 3-4 tháng
D. 4-6 tháng
Câu 13: Phân phối viên nang vitamin A liều cao là một trong những biện pháp dự phòng khô mắt cho trẻ em. Loại nào sau đây có thể dùng cho trẻ dưới 12 tháng:
A. 50.000 đơn vị quốc tế
B. 100.000 đơn vị quốc tế
C. 150.000 đơn vị quốc tế
D. 200.000 đơn vị quốc tế
Câu 14: Theo WHO, dấu hiệu lâm sàng xuất hiện đầu tiên khi thiếu vitamin A:
A. Quáng gà
B. Khô kết mạc
C. Vệt Bitot
D. Nhuyễn giác mạc
Câu 16: Khi xuất hiện vệt Bitot có nghĩa là:
A. Chưa có tổn thương thực thể ở mắt
B. Có tổn thương ở kết mạc
C. Có tổn thương ở giác mạc < 1/3 diện tích
D. Có tổn thương ở giác mạc > 1/3 diện tích
Câu 18: Điều kiện để xây dựng một cơ sở ăn uống công cộng không cần yêu cầu này:
A. Địa điểm phải cao ráo, sạch sẽ, có đủ diện tích để bố trí các phòng
B. Thuận lợi cho người ăn và cho việc vận chuyển lương thực, thực phẩm
C. Xa các nơi nhiễm bẫn nhiễm độc ít nhất 50m
D. Gần trường học và bệnh viện
Câu 19: Chỉ tiêu sinh hóa tốt nhất để đánh giá tình trạng vitamin A nhưng khó thực hiện:
A. Lượng vitamin A trong gan
B. Lượng vitamin A trong máu
C. Lượng vitamin A trong nước tiểu
D. Lượng vitamin A trong mật
Câu 20: Địa điểm để xây dựng một cơ sở ăn uống công cộng cần đáp ứng được yêu cầu này:
A. Rộng và đẹp
B. Cao ráo, sạch sẽ
C. Cao ráo, thoáng mát, đủ diện tích, thuận lợi cho việc mua bán và xa các khu vực bị ô nhiễm ít nhất 50m
D. Gần chợ để tiện việc mua bán vận chuyển lương thực, thực phẩm
Câu 21: Gọi là đủ vitamin A khi:
A. Vitamin A trong khẩu phần > 40mcg/ngày
B. Vitamin A trong khẩu phần > 100mcg/ngày
C. Vitamin A trong khẩu phần > 200mcg/ngày
D. Vitamin A trong khẩu phần > 400mcg/ngày
Câu 22: Vật liệu để chế tạo các dụng cụ chứa đựng thực phẩm cần phải đạt tiêu chuẩn này:
A. Không chứa các chất độc dưới dạng hoà tan, không có mùi lạ, đễ làm sạch, khử khuẩn cũng như chịu được tác dụng ăn mòn của các chất khác nhau có mặt trong thực phẩm
B. Bền và đẹp
C. Dẫn nhiệt tốt
D. Không độc
Câu 23: Gọi là đủ vitamin A khi:
A. Vitamin A ở gan > 10 mg/kg
B. Vitamin A ở gan > 20 mg/kg
C. Vitamin A ở gan > 50 mg/kg
D. Vitamin A ở gan > 200 mg/kg
Câu 24: Yêu cầu vệ sinh đối với vật liệu để chế tạo các dụng cụ chứa đựng thực phẩm không bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn này:
A. Vật liệu phải chịu đựng tác dụng ăn mòn của các chất khác nhau có mặt trong thực phẩm
B. Không được chứa các chất độc dưới dạng hoà tan
C. Đẹp mắt
D. Dễ dàng làm sạch và khử khuẩn
Câu 25: Cấu tạo, hình dáng và vật liệu để chế tạo các thiết bị, dụng cụ và bát đĩa phải đảm bảo yêu cầu:
A. Dễ dàng làm sạch và khử khuẩn
B. Tránh kết cấu gốc nhọn, gốc vuông
C. Mặt ngoài phải đẹp
D. Cấu tạo gốc tù hay tròn, dễ dàng làm sạch, khử khuẩn và mặt ngoài phải đẹp
Câu 26: Tiêu chuẩn cung cấp nước cho một người ăn / bữa:
A. 10 - 12lít nước
B. 12 - 15lít nước
C. 15 - 17lít nước
D. 18 - 25lít nước
Câu 27: Theo Tổ chức Y tế thế giới, trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi bị coi là thiếu máu do thiếu sắt khi hàm lượng Hb trong máu thấp hơn:
A. 10 g/100ml
B. 11 g/100ml
C. 12 g/100ml
D. 13 g/100ml
Câu 29: 600C là nhiệt độ thường dùng để:
A. Sát trùng chắc chắn các dụng cụ nhà bếp và bàn ăn sau khi đã rửa sạch
B. Chế biến thức ăn đảm bảo tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh
C. Nấu chín thức ăn
D. Giữ nóng thức ăn
Câu 30: Theo Tổ chức Y tế thế giới, trẻ em từ 6 tuổi đến 14 tuổi bị coi là thiếu máu do thiếu sắt khi hàm lượng Hb trong máu thấp hơn :
A. 10 g/100ml
B. 11 g/100ml
C. 12 g/100ml
D. 13 g/100ml
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dinh dưỡng học có đáp án Xem thêm...
- 19 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận