Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dinh dưỡng học - Phần 3

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dinh dưỡng học - Phần 3

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 318 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dinh dưỡng học - Phần 3. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

11 Lần thi

Câu 1: Chỉ cho phép những công nhân được tiến hành các quá trình kỹ thuật khi:

A. Có hiểu biết tối thiểu về vệ sinh 

B. Tuân thủ các quy phạm vệ sinh cần thiết của sản xuất 

C. Nắm vững tất cả các quy trình kỹ thuật sản xuất 

D. Có hiểu biết tối thiểu về vệ sinh và tuân thủ các quy phạm vệ sinh cần thiết của sản xuất

Câu 3: Quá trình sản xuất thực phẩm cần tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh nào sau đây:

A. Nguyên liệu phải có nguồn gốc an toàn 

B. Nguyên liệu phải có nguồn gốc an toàn và nước dùng để sản xuất chế biến thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh theo quy định 

C. Thực phẩm bị hỏng nhưng còn tái chế được thì nên tái chế lại

D. Nước dùng để chế biến thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh theo quy định 

Câu 6: Giám sát dinh dưỡng là:

A. Một đợt kiểm tra đột xuất

B. Một quá trình theo dõi liên tục

C. Đánh giá việc thực hiện chương trình dinh dưỡng

D. Để phân loại các thể suy dinh dưỡng

Câu 7: Có nhiều loại thực phẩm có thể hút mùi lạ trong không khí và giữ mùi đó rất lâu làm giảm giá trị dinh dưỡng khi:

A. Bảo quản chung các loại thực phẩm trong một phòng 

B. Bảo quản trong phòng kém thông thoáng

C. Phòng chứa thực phẩm không ngăn nắp 

D. Phòng chứa thực phẩm ẩm ướt

Câu 8: Giám sát dinh dưỡng nhằm:

A. Đánh giá tình trạng hoạt động của các trạm y tế

B. Giúp các cơ quan y tế lập kế hoạch dinh dưỡng

C. Giúp các cơ quan có trách nhiệm có các quyết định thích hợp

D. Vận động người dân thay đổi thói quen ăn uống

Câu 9: Trong phòng ướp lạnh để bảo quản thực phẩm, cần phải đảm bảo chế độ:

A. Độ ẩm nhất định 

B. Không khí nhất định 

C. Nước nhất định

D. Nhiệt độ và độ ẩm nhất định

Câu 10: Giám sát dinh dưỡng nhằm mục đích:

A. Phát triển hệ sinh thái Vườn Ao Chuồng

B. Xác định tỷ lệ mắc của các bệnh dinh dưỡng

C. Xác định tỷ lệ chết của các bệnh dinh dưỡng

D. Để cải thiện tình trạng ăn uống và dinh dưỡng của nhân dân

Câu 11: Một trong những mục tiêu cụ thể của Giám sát dinh dưỡng là “ Mô tả tình hình dinh dưỡng của nhân dân, chú ý đến nhóm có nguy cơ cao”. Điều này cho phép: 

A. Xác định bản chất và mức độ của vấn đề về dinh dưỡng và tiến triển của nó

B. Lựa chọn các biện pháp dự phòng thích hợp

C. Phân tích các nguyên nhân và các yếu tố phối hợp

D. Dự báo tiến triển các vấn đề dinh dưỡng

Câu 12: Một trong những mục tiêu cụ thể của Giám sát dinh dưỡng là “Cung cấp các dẫn liệu cần thiết để phân tích các nguyên nhân và các yếu tố phối hợp”. Điều này cho phép:

A. Xác định quy mô của vấn đề về dinh dưỡng

B. Lựa chọn các biện pháp dự phòng thích hợp

C. Lập kế hoạch hành động dinh dưỡng

D. Xác định tiến triển của vấn đề về dinh dưỡng

Câu 13: Trong quá trình giám sát, trên cơ sở các tài liệu thu thập được, đoàn giám sát sẽ:

A. Cất thông tin vào tủ hồ sơ lưu trử

B. Dùng thông tin này để đánh giá hoạt động của cơ sở y tế

C. Sử lý thông tin để có dự báo tiến triển các vấn đề dinh dưỡng từ đó đề xuất với chính quyền có đường lối dinh dưỡng thích hợp

D. Có quyết định về biên chế cho cơ sở mà đoàn giám sát đã làm việc

Câu 14: Một trong những mục tiêu cụ thể của Giám sát dinh dưỡng là:

A. Lập kế hoạch cho chương trình can thiệp dinh dưỡng 

B. Theo dõi thường kỳ các chương trình can thiệp dinh dưỡng

C. Hổ trợ kinh phí cho chương trình can thiệp dinh dưỡng

D. Lựa chọn thành viên cho chương trình can thiệp dinh dưỡng

Câu 15: Trong số các đối tượng dưới đây, đối tượng nào có nguy cơ thiếu dinh dưỡng nhất:

A. Trẻ em trước tuổi đi học

B. Vị thành niên

C. Nam trưởng thành

D. Nữ trưởng thành

Câu 16: Nội dung của giám sát dinh dưỡng:

A. Xác định bản chất, mức độ và thời gian biểu các vấn đề dinh dưỡng

B. Xác định tỷ lệ mắc các bệnh suy dinh dưỡng

C. Xác định tỷ lệ tử vong của các bệnh suy dinh dưỡng

D. Nâng cao kỹ năng phát hiện bệnh dinh dưỡng cho nhân viên y tế

Câu 17: Theo Tổ chức Y tế thế giới, các chỉ tiêu nào được đưa vào nội dung giám sát đối với các nước đang ở thời kỳ “ chuyển tiếp”:

A. Thói quen ăn uống của người dân trong cộng đồng, cơ cấu bữa ăn

B. Tỷ lệ bệnh béo phì theo tuổi, giới và Cholesterol huyết thanh và các lipid khác

C. Hàm lượng vitamin A huyết thanh, vitamin A trong gan

D. Hàm lượng Hemoglobin, Hematocrit

Câu 18: Một số thành phần dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ đối với một số bệnh mạn tính không lây như bệnh tim mạch, đái đường, xơ gan, một vài thể ung thư. Do đó giám sát dinh dưỡng cần chú ý:

A. Tổ chức điều tra khẩu phần ăn của nhân dân

B. Điều chỉnh hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

C. Nâng cao kiến thức dinh dưỡng cho nhân viên y tế

D. Sự thay đổi tập quán ăn uống, tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết của các bệnh này

Câu 19: Các vấn đề dinh dưỡng phổ biến nhất và trầm trọng nhất ở các nước đang phát triển:

A. Thiếu năng lượng, Thiếu protein, Thiếu acid béo no

B. Thiếu máu do thiếu sắt, Thiếu vitamin A

C. Thiếu protein-năng lượng, Thiếu máu do thiếu sắt

D. Thiếu Iod, Thiếu kẽm

Câu 20: Bảo quản thực phẩm là nhằm mục đích:

A. Tăng khả năng đồng hoá và hấp thu thức ăn của cơ thể

B. Tăng sức hấp dẫn

C. Giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm trong một thời gian dài

D. Làm tăng hoạt tính của các men mô

Câu 21: Trong công tác giám sát dinh dưỡng, bên cạnh các vấn đề thiếu dinh dưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, cần chú ý:

A. Bệnh lưu hành địa phương

B. Bệnh truyền nhiễm

C. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

D. Bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng

Câu 22: Bảo quản thực phẩm không nhằm mục đích này:

A. Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn 

B. Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn 

C. Giữ nguyên giá trị dinh dưỡng cuả thực phẩm trong một thời gian dài 

D. Làm tăng hoạt tính của các men mô

Câu 23: Trong một gia đình, tình trạng dinh dưỡng của từng cá thể không giống nhau, điều này do tác động của:

A. Cách lựa chọn thực phẩm của gia đình đó

B. Cách chế biến của gia đình

C. Cách phân phối trong gia đình đó

D. Cách sản xuất vườn ao chuồng

Câu 24: Tổ chức y tế thế giới đã khuyến nghị dùng chỉ tiêu nào sau đây để giám sát dinh dưỡng đối với các nước đang ở thời kỳ “chuyển tiếp”:

A. Tổng số năng lượng của khẩu phần, % năng lượng do Lipid

B. Tỷ lệ % năng lượng do protid

C. Tỷ lệ % năng lượng do glucid

D. Cân nặng sơ sinh

Câu 25: Một hệ thống giám sát dinh dưỡng tốt phải dựa vào:

A. Các chỉ tiêu nhạy, chính xác 

B. Các chỉ tiêu chính xác, đặc hiệu

C. Dễ lấy số liệu, chính xác

D. Các chỉ tiêu nhạy, đặc hiệu, dễ lấy số liệu

Câu 30: Mục đích bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp:

A. Diệt được tất cả các vi khuẩn gây bệnh có trong thực phẩm 

B. Làm hạn chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh do đó có thể giữ thực phẩm được lâu dài 

C. Có thể giữ cho tất cả thực phẩm không hư hỏng

D. Giữ được các Vitamin có trong thực phẩm 

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dinh dưỡng học có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dinh dưỡng học có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 11 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên