Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 33

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 33

  • 30/08/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 173 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 33. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Áp lực nước lớn nhất tại dụng cụ vệ sinh của hệ thống cấp nước trong nhà lớn nhất khi nào?

A. Khi tất cả các dụng cụ vệ sinh đều sử dụng

B. Khi áp lực nước điểm đầu mạng lưới lớn nhất

C. Khi tất cả các dụng cụ vệ sinh không sử dụng

D. Khi áp lực nước điểm đầu mạng lớn nhất và tất cả các dụng cụ vệ sinh không sử dụng nước

Câu 2: Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước bên trong theo:

A. Lưu lượng trung bình trong một giây

B. Lưu lượng lớn nhất trong một giây

C. Lưu lượng trung bình trong một giờ

D. Lưu lượng lớn nhất trong một giờ

Câu 3: Trong trường hợp nào thì được phép hút nước trực tiếp từ mạng lưới cấp bên ngoài để cấp nước trực tiếp đến các thiết bị vệ sinh trong công trình?

A. Khi ống cấp nước bên ngoài công trình không đủ áp lực cấp trực tiếp cho cho các thiết bị vệ sinh trong công trình.

B. Khi ống cấp nước bên ngoài công trình lớn hơn đường ống cấp nước vào công trình.

C. Khi ống cấp nước bên ngoài công trình lớn hơn tối thiểu 3 lần đường ống cấp nước vào công trình.

D. Cả 3 trường hợp đều không được phép.

Câu 4: Khi nào thì có thể thiết kế kết hợp hệ thống cấp nước sinh hoạt và hệ thống cấp nước chữa cháy trong công trình?

A. Khi thỏa mãn các yêu cầu về tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt hiện hành

B. Khi thỏa mãn các yêu cầu về tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy hiện hành

C. Khi thỏa mãn các yêu cầu về tiêu chuẩn PCCC và tiêu chuẩn về cấp nước sinh hoạt hiện hành

D. Không thể thiết kế kết hợp hai hệ thống này

Câu 5: Tiêu chuẩn nước cấp cho cán bộ trụ sở cơ quan hành chính là:

A. 10-15 l/người.ngày.

B. 20-25 l/người.ngày.

C. 25-40 l/người.ngày.

D. 75-100 l/người.ngày.

Câu 7: Khi nào thì làm giếng chuyển bậc trên hệ thống thoát nước ngoài nhà?

A. Chuyển nước thải, nước mưa xuống cống có độ sâu lớn hơn.

B. Đảm bảo vận tốc dòng chảy trong cống không vượt quá giới hạn cho phép hoặc để tránh thay đổi đột ngột tốc độ dòng chảy.

C. Khi tránh các công trình ngầm và xả theo phương pháp xả ngập.

D. Gồm cả 3 đáp án a, b, c.

Câu 8: Khi nào thì làm giếng thăm trên hệ thống thoát nước ngoài nhà?

A. Khi có sự chuyển hướng tuyến cống, và có sự đấu nối các tuyến cống khác

B. Khi có sự thay đổi đường kính cống

C. Khi chiều dài đoạn cống dài hơn tiêu chuẩn cho phép

D. Gồm cả 3 đáp án a, b, c

Câu 9: Sử dụng van giảm áp nhằm mục đích gì?

A. Đảm bảo áp lực trong đường ống không vượt quá mức cho phép.

B. Đảm bảo áp lực tại các dụng cụ vệ sinh không vượt quá mức cho phép.

C. Cân bằng lưu lượng tiêu thụ thực tế cho các dụng cụ dùng nước.

D. Gồm cả 3 đáp án a, b, c.

Câu 10: Áp lực tự do cần thiết ở các thiết bị sản xuất là bao nhiêu?

A. 1 m

B. 3 m

C. 4 m

D. Tùy thuộc vào đặc trưng công nghệ của thiết bị đó

Câu 11: Quy chuẩn 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt áp dụng cho những đối tượng nào?

A. Các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm.

B. Các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên.

C. Các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm. Riêng cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt không quy định công suất.

D. Các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất bất kỳ.

Câu 12: Vận tốc lớn nhất của dòng nước thải trong cống bằng kim loại:

A. Không quá 2 m/s.

B. Không quá 4 m/s.

C. Không quá 8 m/s.

D. Không quá 10 m/s.

Câu 13: Vận tốc lớn nhất của dòng nước thải trong cống phi kim loại:

A. Không quá 2 m/s.

B. Không quá 4 m/s.

C. Không quá 6 m/s.

D. Không quá 8 m/s.

Câu 14: Bể điều hòa nước thải là:

A. Công trình để điều hòa sự dao động về lưu lượng của nước thải.

B. Công trình để điều hòa sự dao động về nồng độ các chất bẩn của nước thải.

C. Công trình để điều hòa sự dao động về lưu lượng của nước thải, nồng độ các chất bẩn hoặc nhiệt độ của nước thải.

D. Công trình để loại bỏ các chất lơ lửng có trong nước thải.

Câu 15: Bùn hoạt tính là:

A. Bùn thu được từ các bể lắng trong dây chuyền xử lý nước thải.

B. Bùn thu được từ các bể lọc trong dây chuyền xử lý nước thải.

C. Bùn chứa các vi sinh vật trong nước thải.

D. Bùn chứa các vi sinh vật có khả năng hấp thụ và phân hủy các chất bẩn trong nước thải.

Câu 17: Đường kính ống thoát nước trong nhà nối với hệ thống thoát nước bên ngoài không nhỏ hơn:

A. 100 mm

B. 150 mm

C. 200 mm

D. Đường kính ống đứng lớn nhất nối vào ống này

Câu 18: Ống hút của máy bơm nước thải:

A. Cần đặt ngang với cốt trục máy bơm

B. Cần đặt dốc hướng về máy bơm với độ dốc không nhỏ hơn 0,001

C. Cần đặt dốc hướng về máy bơm với độ dốc không nhỏ hơn 0,005

D. Cần đặt dốc hướng về máy bơm với độ dốc không nhỏ hơn 0,01

Câu 19: Đường kính của mỗi trục ống đứng thoát nước:

A. Thay đổi theo lưu lượng tính toán của mỗi tầng

B. Không thay đổi theo cả chiều cao của ống

C. Thay đổi theo số lượng ống nhánh đấu nối vào

D. Thay đổi theo chiều cao công trình

Câu 20: Hệ số dùng nước không điều hòa ngày là:

A. Tỷ số giữa ngày dùng nước lớn nhất và ngày dùng nước nhỏ nhất trong năm.

B. Tỷ số giữa ngày dùng nước lớn nhất và ngày dùng nước trung bình trong năm.

C. Tỷ số giữa ngày dùng nước ngày nhỏ nhất và ngày dùng nước trung bình trong năm.

D. Tỷ số giữa ngày dùng nước nhỏ nhất và ngày dùng nước lớn nhất trong năm.

Câu 21: Hệ số dùng nước không điều hòa giờ là:

A. Tỷ số giữa giờ dùng nước lớn nhất và giờ dùng nước nhỏ nhất trong ngày.

B. Tỷ số giữa giờ dùng nước nhỏ nhất và giờ dùng nước lớn nhất trong ngày.

C. Tỷ số giữa giờ dùng nước lớn nhất và giờ dùng nước trung bình trong ngày.

D. Tỷ số giữa giờ dùng nước nhỏ nhất và giờ dùng nước trung bình trong ngày.

Câu 22: Lượng nước bổ sung cho bể bơi trong ngày đêm được tính:

A. Bằng 5% dung tích bể bơi.

B. Bằng 10% dung tích bể bơi.

C. Bằng 15% dung tích bể bơi.

D. Bằng 20% dung tích bể bơi.

Câu 23: Tiêu chuẩn thoát nước thải sinh hoạt được lấy theo:

A. Tiêu chuẩn dùng nước.

B. Tiêu chuẩn thoát nước riêng.

C. Thực tế sử dụng.

D. Đương lượng của thiết bị vệ sinh.

Câu 25: Việc nghiệm thu hệ thống cấp nước bên trong công trình được tiến hành khi:

A. Lắp đặt xong hệ thống

B. Có kết quả thử áp lực

C. Có kết quả thử áp lực và kiểm tra bên ngoài

D. Có kết quả thử áp lực, kiểm tra bên ngoài và kiểm tra sự hoạt động của hệ thống

Câu 29: Hệ thống cấp nước bên trong công trình có nhiệm vụ:

A. Thu nước thô từ nguồn nước thiên nhiên, xử lý nước đạt tiêu chuẩn tiêu dùng, truyền dẫn và phân phối nước đến các đối tượng tiêu thụ.

B. Truyền dẫn nước đạt tiêu chuẩn đến nơi tiêu thụ.

C. Đưa nước từ mạng lưới cấp nước bên ngoài đến mọi thiết bị, dụng cụ vệ sinh, thiết bị chữa cháy hoặc máy móc sản xuất.

D. Gồm cả 3 đáp án a, b, c.

Câu 30: Các bộ phận chính của hệ thống cấp nước trong công trình bao gồm:

A. Đường ống dẫn nước vào nhà, bể chứa, trạm bơm

B. Đồng hồ đo nước, đường ống chính

C. Đường ống đứng, đường ống nhánh và các thiết bị dùng nước

D. Gồm cả 3 đáp án a, b, c

Câu 32: Quy định áp lực nước làm việc lớn nhất cho phép tại các dụng cụ vệ sinh trong hệ thống cấp nước bên trong nhà để:

A. Bảo vệ đường ống

B. Bảo vệ dụng cụ vệ sinh

C. Tiện nghi cho sử dụng

D. Gồm cả 3 đáp án a, b, c

Câu 34: Quy chuẩn 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích:

A. Sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm.

B. Sinh hoạt thông thường và sử dụng để ăn uống trực tiếp.

C. Để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm.

D. Mọi mục đích sử dụng nước.

Câu 35: Khái niệm nguồn tiếp nhận nước thải:

A. Là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoạt thải vào.

B. Là sông, hồ.

C. Là hệ thống cống, rãnh thoát nước thải.

D. Là hệ thống kênh, mương thủy lợi.

Câu 38: Phương pháp và mức độ xử lý nước thải phụ thuộc vào:

A. Lưu lượng, thành phần, tính chất của nước thải.

B. Đặc điểm của nguồn tiếp nhận và các yêu cầu vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn.

C. Các điều kiện cụ thể của địa phương. 

D. Cả 3 đáp án a, b, c.

Câu 40: Trên đường ống đẩy của mỗi máy bơm cấp nước cần phải có:

A. Van (khóa)

B. Van một chiều

C. Đồng hồ đo áp

D. Cả 3 đáp án a, b, c

Câu 41: Lắp đặt đồng hồ đo nước kiểu cánh quạt theo hướng:

A. Đặt nằm ngang.

B. Đặt xiên.

C. Đặt thẳng đứng.

D. Không quy định.

Câu 43: Cần phải thiết kế trạm bơm nước thải cho công trình khi:

A. Lưu lượng nước thải của công trình lớn

B. Công trình có xây dựng tầng hầm

C. Khi toàn bộ nước thải của công trình không thể tự chảy ra hệ thống thoát nước bên ngoài

D. Khi bên ngoài không thiết kế trạm bơm thoát nước

Câu 44: VRV nghĩa là gì:

A. Variable Refrigerant Volume

B. Variable Refrigerated Valve

C. Variable Refrigeration Value

D. Valid Refrigerant Valence

Câu 45: Lưu lượng nước lạnh cấp cho bộ xử lý không khí AHU trong hệ thống điều hòa không khí được khống chế bởi:

A. Bộ điều khiển kỹ thuật số DDC

B. Van gió điện điều khiển vô cấp

C. Van nước điện điều khiển vô cấp

D. Tất cả các bộ phận trên

Câu 47: Tại sao các van gió điện lại được lắp trên các đường gió ngoài và gió hồi trước khi nối vào AHU trong các hệ thống điều hòa không khí lớn:

A. Để ngăn bụi truyền vào trong phòng

B. Để dừng hệ thống điều hòa không khí về đêm

C. Để mở hoàn toàn khi có cháy xảy ra

D. Để điều chỉnh lưu lượng gió ngoài theo nhu cầu

Câu 48: Nhận định nào dưới đây về tháp giải nhiệt là chính xác:

A. Tháp giải nhiệt không là nguồn gây lây lan vi khuẩn

B. Tháp giải nhiệt nhằm thải nhiệt từ trong công trình ra ngoài khí quyển

C. Tháp giải nhiệt chỉ vận hành về mùa hè

D. Tất cả các nhận định trên

Câu 49: Nhận định nào sau đây về chu trình lạnh là đúng:

A. Hơi tác nhân lạnh ngưng tụ ở 20°C để thải nhiệt từ trong nhà ra ngoài môi trường

B. Dịch tác nhân lạnh bay hơi ở 30°C để thu nhiệt từ bên trong nhà

C. Van tiết lưu làm tăng áp suất hơi tác nhân lạnh

D. Nhiệt thừa trong nhà được hấp thụ bởi tác nhân lạnh bay hơi ở áp suất thấp và nhiệt độ khoảng 5°C nhiệt độ

Câu 50: Khi thiết kế thông gió – ĐHKK cho phòng sạch trong bệnh viện, cần quan tâm kiểm soát các yếu tố nào sau đây:

A. Nhiệt độ và độ ẩm của không khí

B. Áp suất không khí trong phòng

C. Độ sạch của không khí và chống lây nhiễm chéo

D. Tất các các yếu tố trên

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Sinh viên