Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 1

  • 30/08/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 249 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 1. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 1: Mốc đo độ lún có các loại sau:

A. Mốc gắn tường, cột

B. Mốc nền móng

C. Mốc chôn sâu

D. Cả ba loại a, b, c

Câu 3: Kết quả đo độ lún công trình được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ gì:

A. Đánh giá, kiểm chứng các giải pháp thiết kế nền, móng và cung cấp tài liệu cho xây dựng công trình

B. Đánh giá, kiểm chứng các giải pháp thiết kế và và làm cơ sở để đưa ra các biện pháp thi công công trình

C. Đánh giá, kiểm chứng các giải pháp thiết kế nền, móng và làm cơ sở để đưa ra các biện pháp phòng chống sực

D. Kiểm tra độ ổn định của công trình và cung cấp tài liệu cho xây dựng công trình

Câu 5: Mốc chuẩn có dạng cọc ống (loại A) được áp dụng khi đo lún các công trình xây dựng nào?

A. Nền đất đá ổn định, chiều sâu khá lớn, khu vực thi công chịu tác động của lực động học

B. Móng cọc chiều sâu đạt đến lớp đất đá tốt được sử dụng để tựa cọc công trình

C. Trên nền đất đá kém ổn định

D. Cả ba loại trên

Câu 6: Việc đo lún công trình được chia thành các cấp như thế nào?

A. Ba cấp (cấp I: ±1 mm; cấp II: ±2 mm; cấp III: ±5 mm)

B. Ba cấp (cấp I: ±2 mm; cấp II: ±5 mm; cấp III: ±10 mm)

C. Ba cấp (cấp I: ±0.5 mm; cấp II: ±1 mm; cấp III: ±2 mm)

D. Bốn cấp (cấp I: ±1 mm; cấp II: ±2 mm; cấp III: ±5 mm; cấp IV: ±10 mm)

Câu 10: Xác định phương pháp tính trọng số đảo độ cao của điểm yếu theo sơ đồ mạng lưới đo lún:

A. Phương pháp thay thế trọng số tương đương

B. Phương pháp nhích dần

C. Phương pháp ước tính theo chương trình được lập trên máy tính

D. Một trong ba phương pháp trên

Câu 11: Sơ đồ mạng lưới đo độ lún cần được chuyển lên bình đồ hoặc bản đồ có tỷ lệ từ:

A. 1:100 đến 1:1000

B. 1:100 đến 1:500

C. 1:200 đến 1:500

D. 1:500 đến 1:1000

Câu 12: Giai đoạn thi công xây dựng nên đo lún vào các giai đoạn công trình:

A. 25%, 50%, 75% tải trọng bản thân công trình.

B. 50%, 75%, 100% tải trọng bản thân công trình.

C. 25%, 50%, 75%, 100% tải trọng bản thân công trình.

D. 20%, 40%, 60%, 80% tải trọng bản thân công trình.

Câu 13: Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp II thì máy thủy chuẩn phải có độ chính xác như thế nào:

A. Độ phóng đại của ống kính 40x ; giá trị khoảng chia bọt nước dài 12"/2mm; giá trị vạch khắc vành đọc số và bộ đo cực nhỏ 0,005 mm và 0,1 mm.

B. Độ phóng đại của ống kính 35x đến 40x ; giá trị khoảng chia bọt nước dài không vượt quá 12"/2mm; giá trị vạch khắc vành đọc số và bộ đo cực nhỏ 0,005 mm và 0,1 mm.

C. Độ phóng đại của ống kính 24x ; giá trị khoảng chia bọt nước dài 15"/2mm; lưới chỉ chữ thập của máy có ba chỉ ngang.

D. Độ phóng đại của ống kính 24x ; giá trị khoảng chia bọt nước dài 30"/2mm, bọt nước tiếp xúc; lưới chỉ chữ thập của máy có ba chỉ ngang.

Câu 16: Các lưới thủy chuẩn đo độ lún công trình có thể được bình sai theo phương pháp nào:

A. Bình sai điều kiện

B. Bình sai gián tiếp

C. Bình sai theo phương pháp Popov

D. Một trong các phương pháp trên

Câu 17: Tiêu chuẩn để đánh giá độ chính xác của đại lượng đo trong xây dựng là sai số trung phương. Sai số giới hạn được lấy bằng: 

A. 1 lần sai số trung phương

B. 2 lần sai số trung phương

C. 2,5 lần sai số trung phương

D. 3 lần sai số trung phương

Câu 20: Khoảng cao đều của bản đồ địa hình được xác định dựa vào các yếu tố sau: 

A. Yêu cầu thiết kế và đặc điểm công trình

B. Độ chính xác cần thiết về độ cao và độ dốc của công trình

C. Mức độ phức tạp và độ dốc của địa hình

D. Tất cả các phương án nêu trên

Câu 21: Lưới khống chế đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn bao gồm các loại lưới nào:

A. Lưới trắc địa nhà nước các cấp hạng và lưới khống chế thi công

B. Lưới trắc địa nhà nước các cấp hạng và lưới khống chế đo vẽ

C. Lưới khống chế thi công và lưới khống chế đo vẽ

D. Lưới trắc địa nhà nước các cấp hạng, lưới khống chế đo vẽ và lưới khống chế thi công

Câu 22: Sai số vị trí điểm khống chế đo vẽ so với điểm khống chế cơ sở gần nhất không vượt quá:

A. 0.1 mm trên bản đồ đối với vùng quang đãng

B. 0.15 mm trên bản đồ đối với vùng quang đãng

C. 0.20 mm trên bản đồ đối với vùng quang đãng

D. 0.25 mm trên bản đồ đối với vùng quang đãng

Câu 23: Yêu cầu lựa chọn đất xây dựng đô thị nào sau đây là sai?

A. Có các lợi thế về kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường

B. Có đủ diện tích đất để phát triển đô thị trong giai đoạn 10 đến 15 năm

C. Không thuộc phạm vi khu vực được xác định để khai thác mỏ, bảo tồn thiên nhiên

D. Không nằm trong phạm vi cấm xây dựng theo pháp luật về xây dựng

Câu 24: Cấu trúc phát triển không gian đô thị không bao hàm yếu tố nào?

A. Hình thái đô thị

B. Kinh tế đô thị

C. Quản lý đô thị

D. Sinh thái đô thị

Câu 25: Cấu trúc phát triển không gian đô thị xác định trên cơ sở nào?

A. Khung thiên nhiên của đô thị; Các điều kiện hiện trạng; Tiềm năng phát triển đô thị

B. Các điều kiện hiện trạng; Tiềm năng phát triển đô thị

C. Khung thiên nhiên của đô thị; Các điều kiện hiện trạng

D. Khung thiên nhiên của đô thị; Tiềm năng phát triển đô thị

Câu 26: Yêu cầu nào không quy định bắt buộc đối với quy hoạch xây dựng công trình công cộng ngầm đô thị?

A. Phải phù hợp với quy hoạch tổ chức không gian và hệ thống dịch vụ công cộng của đô thị

B. Phải đảm bảo yêu cầu bố trí hỗn hợp nhiều loại chức năng khác nhau

C. Phải đảm bảo kết nối không gian thuận tiện và an toàn với các công trình giao thông ngầm

D. Phải đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm chung của đô thị

Câu 27: Yêu cầu nào không quy định bắt buộc đối với quy hoạch cải tạo các khu vực cũ trong đô thị?

A. Phù hợp với điều kiện hiện trạng về mật độ và tầng cao xây dựng

B. Phù hợp với giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc và chất lượng của các công trình hiện có

C. Đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, bãi đỗ xe, cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác

D. Đảm bảo quỹ đất dự trữ phát triển

Câu 28: Quy hoạch cải tạo các khu vực cũ trong đô thị, trong điều kiện nào thì được phép xen cấy thêm các công trình khác?

A. Không được phép xen cấy bất kể điều kiện nào

B. Được phép xen cấy bất kể điều kiện nào

C. Khi quy mô trường học đảm bảo chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định

D. Khi các công trình trường học, chợ, cây xanh đảm bảo chỉ tiêu về quy mô, bán kính phục vụ

Câu 29: Quy hoạch xây dựng mới các đơn vị ở mới cần đảm bảo đường giao thông từ cấp nào trở lên không chia cắt đơn vị ở?

A. Đường trục chính đô thị

B. Đường chính đô thị

C. Đường liên khu vực

D. Đường chính khu vực

Câu 33: Các loại đồ án quy hoạch vùng nào ở Việt Nam được lập theo quyết định của thủ tướng Chính phủ:

A. Vùng liên tỉnh; vùng chức năng đặc thù; vùng dọc tuyến đường cao tốc; hành lang kinh tế liên tỉnh

B. Vùng tỉnh; vùng liên huyện

C. Vùng huyện; vùng liên xã

D. Cả A; B và C

Câu 34: Quy hoạch xây dựng vùng cần đáp ứng yêu cầu nào sau đây: (mục 1.4.2. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng vùng – QCVN2008)

A. Xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho từng lô đất trên toàn vùng quy hoạch.

B. Xác định được tầm nhìn, viễn cảnh, mục tiêu phát triển chiến lược của toàn vùng. (Hoặc: Dự báo nhu cầu sử dụng cơ sở hạ tầng; định hướng chiến lược cung cấp hạ tầng kỹ thuật. xác định các công trình đầu mối, mạng lưới, vị trí và quy mô hạ tầng kỹ thuật của vùng)

C. Xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ trên các tuyến đường trên toàn vùng quy hoạch.

D. Cả A; B và C

Câu 35: Dự báo nào cần phải được đáp ứng trong quy hoạch xây dựng vùng: (mục 1.4.2. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng vùng – QCVN2008)

A. Dự báo chính sách phát triển

B. Dự báo nhu cầu sử dụng cơ sở hạ tầng

C. Dự báo các nguồn lực thực hiện

D. Dự báo phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Câu 36: Thiết kế đô thị là:

A. Một đồ án quy hoạch đô thị.

B. Một nội dung của đồ án quy hoạch đô thị.

C. Một đồ án quy hoạch xây dựng.

D. Một nội dung của đồ án quy hoạch xây dựng.

Câu 37: Xác định phạm vi Đánh giá Môi trường Chiến lược (ĐMC) nhằm đảm bảo quá trình ĐMC tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất và cung cấp được bức tranh toàn diện về môi trường, tránh thu thập và đưa ra những thông tin không cần thiết. Phạm vi ĐMC bao gồm những nội dung nào sau đây?

A. Xác định không gian và thời gian ĐMC; Thu thập các số liệu cơ bản cần điều tra

B. Xác định các chuyên gia lĩnh vực và nội dung cần ĐMC

C. Xác định nội dung và lập kế hoạch tham vấn các bên có liên quan

D. Cả 3 phương án trên

Câu 38: Khu cây xanh nào trong đô thị không thuộc khu chức năng cây xanh chuyên dùng?

A. Vườn ươm

B. Cây xanh đường phố

C. Cây xanh nghiên cứu

D. Cây xanh cách ly

Câu 39: Công trình nào không phải là công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị?

A. Nghĩa trang

B. Công trình xử lý nước thải

C. Công trình xử lý rác thải

D. Bến bãi chứa hàng hóa

Câu 40: Công trình nào thuộc khu chức năng dịch vụ đô thị? 

A. Viện nghiên cứu

B. Công trình tôn giáo, tín ngưỡng

C. Công trình hành chính các cấp của đô thị

D. Các công trình hành chính ngoài cấp quản lý hành chính của đô thị

Câu 42: Công trình nào thuộc hệ thống hạ tầng xã hội đô thị?

A. Các công trình nhà ở

B. Các công trình quảng trường, công viên, cây xanh, mặt nước

C. Các công trình cơ quan hành chính đô thị

D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 43: Mật độ xây dựng thuần (netto) không bao gồm diện tích chiếm đất của công trình nào?

A. Nhà để xe có mái

B. Tiểu cảnh trang trí

C. Sân tennis

D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 44: Đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất được gọi là gì?

A. Chỉ giới đường đỏ

B. Khoảng lùi

C. Chỉ giới xây dựng

D. Chỉ giới xây dựng ngầm

Câu 45: Trong dải cách ly vệ sinh khu công nghiệp không được bố trí công trình nào?

A. Bãi đỗ xe

B. Nhà điều hành

C. Trạm trung chuyển chất thải rắn

D. Trạm bơm

Câu 46: Loại đất nào không có trong quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp?

A. Nhà ở công nhân

B. Công trình hành chính, dịch vụ

C. Các khu kỹ thuật

D. Nhà máy, kho tàng

Câu 49: Các xí nghiệp dùng các chất phóng xạ mạnh hoặc dễ gây cháy nổ; các bãi phế liệu công nghiệp có quy mô lớn hoặc chứa các phế liệu nguy hiểm phải bố trí ở đâu so với đô thị? 

A. Bố trí ở ngoài phạm vi đô thị

B. Bố trí ở trong đô thị và có dải cây xanh cách ly cách 1000m

C. Bố trí ở trong đô thị và cuối hướng gió chính, cuối các dòng sông, suối

D. Bố trí ở trong đô thị và cuối hướng gió chính, cuối các dòng sông, suối và có dải cây xanh cách ly cách 500m

Câu 50: Những xí nghiệp có thải chất độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải bố trí ở đâu so với khu dân cư?

A. Đầu hướng gió chính, các dòng sông, suối, nguồn nước

B. Cuối hướng gió chính

C. Cuối các dòng sông suối, nguồn nước

D. Cuối hướng gió chính, các dòng sông, suối, nguồn nước

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Sinh viên