Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 16

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 16

  • 30/08/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 103 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 16. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 2: Khi kiểm định chất lượng của tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực, nội dung thử nghiệm kiểm tra thẩm tra thiết kế bao gồm: 

A. Thử nghiệm tĩnh và thử nghiệm động

B. Thử nghiệm độ bền mỏi và thử nghiệm động

C. Thử nghiệm tĩnh, thử nghiệm động và thử nghiệm độ bền mỏi

D. Thử nghiệm tĩnh và thử nghiệm độ bền mỏi

Câu 3: Khi kiểm định chất lượng bộ ghi, nội dung kiểm tra là chiều dài bộ ghi thì sai số cho phép:

A. Đối với cả 2 khổ đường là ± 20mm

B. Đối với cả 2 khổ đường là ± 30mm

C. Đối với cả 2 khổ đường là ± 40mm

D. Đối với khổ 1435mm là ± 20mm, đối với khổ 1000mm là ± 30mm

Câu 4: Khi kiểm định chất lượng đường sắt không mối nối, nội dung kiểm tra nhiệt độ khóa ray so với nhiệt độ khóa ray thiết kế thì dung sai cho phép:

A. Đối với cả 2 khổ đường là ± 5°C

B. Đối với cả 2 khổ đường là ± 10°C

C. Đối với cả 2 khổ đường là ± 15°C

D. Đối với khổ 1435mm là ± 5°C, đối với khổ 1000mm là ± 10°C

Câu 7: Khi kiểm định chất lượng cầu đường sắt, thì công tác tính toán trước khi đo thử cầu bao gồm:

A. Tính toán thủy văn, ứng suất biến dạng của các chi tiết chủ yếu

B. Tính toán ứng suất biến dạng của các bộ phận mố trụ

C. Tính toán chu kỳ dao động thẳng đứng và nằm ngang của các chi tiết chủ yếu

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Khi kiểm định chất lượng đường sắt không khe nối, công tác kiểm tra chất lượng mối hàn nối các ray dài 200m tại hiện trường thì:

A. Chất lượng mối hàn nối phải đảm bảo 100%

B. Chất lượng mối hàn nối phải đảm bảo 95%

C. Chất lượng mối hàn nối phải đảm bảo 90%

D. Chất lượng mối hàn nối phải đảm bảo 85%

Câu 9: Khi kiểm định chất lượng của tà vẹt bê tông dự ứng lực, thì nội dung thử nghiệm tĩnh để thẩm tra thiết kế nhằm mục đích:

A. Để xác nhận tính chất của tà vẹt bê tông

B. Để mô phỏng các tải trọng tác dụng lên tà vẹt bê tông trong quá trình sử dụng

C. Để kiểm tra khi xuất hiện tình huống đặc biệt

D. Đáp án b hoặc c

Câu 10: Khi kiểm định chất lượng của tà vẹt bê tông dự ứng lực, thì thử nghiệm uốn tĩnh tại vị trí đặt ray được tiến hành như thế nào?

A. 3 lần trên 3 mẫu thử khác nhau

B. 3 lần trên 9 mẫu thử khác nhau

C. 3 lần trên 1 mẫu thử

D. 2 lần trên 1 mẫu thử

Câu 11: Khi kiểm định chất lượng lập lách, thì công tác kiểm tra cụ thể cần tiến hành các công việc nào sau đây?

A. Kiểm tra thành phần hoá học, độ bền và độ dãn dài

B. Kiểm tra mặt cắt lập lách, hình dáng kích thước hình học, độ cứng

C. Chỉ kiểm tra độ bền và độ dãn dài

D. Đáp án a và b

Câu 12: Khi kiểm định chất lượng tà vẹt bê tông dự ứng lực, thì công tác thử nghiệm kiểm chứng thiết kế được thực hiện trong các trường hợp nào sau đây?

A. Khi sản xuất tà vẹt theo thiết kế mới và khi có dây chuyền sản xuất tà vẹt mới

B. Khi thay đổi thiết kế cấp phối bê tông

C. Khi cấp có thẩm quyền hoặc khách hàng yêu cầu

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Trong công tác kiểm định chất lượng đường sắt không khe nối, dung sai cho phép của độ so le giữa đầu dải 2 ray hàn liền:

A. Đối với khổ 1435mm là ± 40mm, đối với khổ 1000mm là ± 30mm

B. Đối với cả 2 khổ đường là ± 40mm

C. Đối với cả 2 khổ đường là ± 30mm

D. Đối với cả 2 khổ đường là ± 20mm 

Câu 14: Khi kiểm định chất lượng tà vẹt gỗ, thì nội dung kiểm tra bao gồm:

A. Kiểm tra kích thước, hình dáng bên ngoài

B. Kiểm tra độ thấm sâu của thuốc phòng mục

C. Kiểm tra kích thước, hình dáng bên ngoài và kiểm tra độ thấm sâu của thuốc phòng mục

D. Kiểm tra kích thước và độ thấm sâu của thuốc phòng mục

Câu 15: Nội dung kiểm định chất lượng ghi bao gồm:

A. Nghiệm thu chi tiết ghi

B. Nghiệm thu tổng thể một bộ ghi

C. Nghiệm thu chi tiết ghi và nghiệm thu tổng thể bộ ghi được đặt đúng như khi sử dụng

D. Nghiệm thu kích thước hình học của ghi

Câu 16: Khi kiểm định chất lượng ghi, công tác kiểm tra nghiệm thu cụm tâm ghi thì độ bằng phẳng mặt đế ray có dung sai cho phép là:

A. Đối với cả 2 khổ đường ≤ 2,0mm

B. Đối với cả 2 khổ đường ≤ 2,5mm

C. Đối với cả 2 khổ đường ≤ 3,0mm

D. Đối với khổ 1435mm ≤ 2,0mm, đối với khổ 1000mm ≤ 3,0mm

Câu 18: Khi kiểm định chất lượng đường sắt không khe nối, thì yêu cầu trị số lực kháng ngang của lớp đá balat là bao nhiêu?

A. Đối với khổ 1435mm phải ≥ 400kg/m, đối với khổ 1000mm phải ≥ 300kg/m

B. Đối với cả 2 khổ đường đều phải ≥ 400kg/m

C. Đối với cả 2 khổ đường đều phải ≥ 300kg/m

D. Đối với cả 2 khổ đường đều phải ≥ 200kg/m

Câu 19: Nội dung kiểm tra chất lượng bu lông, đai ốc bao gồm:

A. Kiểm tra hình dạng bên ngoài, khuyết tật bề mặt của bu lông và đai ốc

B. Kiểm tra độ cứng HRC và kích thước theo bản vẽ thiết kế

C. Thử nghiệm tải trọng phá hỏng của bu lông, đai ốc

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Việc kiểm định các bộ phận kết cấu tầng trên của đường sắt trên cầu đường sắt theo nguyên tắc nào?

A. Trong mọi trường hợp đều phải kiểm định theo nguyên tắc ở trong phạm vi cầu

B. Nói chung không cần kiểm định nếu đã dùng các cấu tạo được chuẩn hóa

C. Trường hợp đặc biệt cần phải kiểm định thì phải theo nguyên tắc chung như đường sắt trên tuyến

D. Đáp án b và c

Câu 22: Nội dung của công tác bảo trì công trình gồm các công việc như sau:

A. Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình

B. Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng công trình

C. Kiểm tra và bảo dưỡng công trình

D. Một trong các công việc bất kỳ hay tất cả các công việc nêu trong các mục a, b và c

Câu 23: Điều kiện để một tổ chức tư vấn được tham gia thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình hàng hải:

A. Là tổ chức tư vấn thiết kế đã chủ trì thiết kế các công trình tương tự

B. Là tổ chức tư vấn có chức năng hành nghề trong lĩnh vực kiểm định công trình

C. Là tổ chức tư vấn có giấy phép hành nghề và được Cơ quan quản lý chuyên ngành công nhận khả năng thực hiện kiểm định

D. Một trong tất cả các tổ chức tư vấn nêu trên

Câu 24: Nội dung nào sau đây không phải là công tác kiểm tra công trình?

A. Xem xét bằng trực quan để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng

B. Xem xét bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình

C. Xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình

D. Tiếp nhận báo cáo của cơ quan quản lý về tình trạng công trình và tiến hành đi thị sát thực địa để đánh giá về công trình

Câu 25: Trường hợp nào dưới đây thể hiện đúng và đủ về nội dung của công tác quan trắc công trình?

A. Quan sát bằng mắt thường về hiện trạng công trình

B. Đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình

C. Quan sát và đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình

D. Quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật và phân tích hiện trạng của công trình

Câu 26: Kiểm tra công trình hàng hải có những hình thức nào sau đây?

A. Kiểm tra thường xuyên 

B. Kiểm tra định kỳ

C. Kiểm tra đột xuất

D. Tất cả các loại hình kiểm tra nêu trên

Câu 27: Kiểm tra định kỳ công trình hàng hải được thực hiện khi nào?

A. Theo các định kỳ thời hạn nhất định trong năm trong quá trình khai thác

B. Theo định kỳ một số năm khai thác nhất định

C. Khi có tác động bất thường trong khai thác (đâm va, hỏa hoạn, bão, lũ động đất...)

D. Khi xảy ra bất kỳ trường hợp nêu trên trong khai thác

Câu 29: Trách nhiệm lập quy trình bảo trì hàng hải thuộc về tổ chức nào?

A. Nhà thầu tư vấn thiết kế và nhà thầu cung cấp thiết bị (nếu có)

B. Nhà thầu tư vấn giám sát công trình

C. Nhà thầu xây dựng công trình

D. Nhà thầu xây dựng công trình lập và Nhà thầu tư vấn giám sát kiểm tra

Câu 30: Khi công trình hàng hải hết tuổi thọ thiết kế, cơ quan quản lý công trình phải thực hiện các công việc nào sau đây?

A. Tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình

B. Sửa chữa công trình nếu có hư hỏng để bảo đảm công năng và an toàn sử dụng trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình; hoặc tự quyết định việc tiếp tục sử dụng đối với công trình có quy mô nhỏ (cấp III, cấp IV)

C. Báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có) để xem xét, chấp thuận việc tiếp tục sử dụng đối với công trình hàng hải hết tuổi thọ thiết kế đối với công trình từ cấp II trở lên, công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng

D. Phải thực hiện tất cả các công việc nêu trên

Câu 31: Khi phát hiện công trình hàng hải không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng, Cơ quan quản lý công trình phải thực hiện các việc nào sau đây:

A. Kiểm tra công trình hoặc kiểm định chất lượng công trình

B. Thực hiện các biện pháp an toàn: hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản (nếu cần thiết) để bảo đảm an toàn và báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nước

C. Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng công trình khẩn cấp

D. Thực hiện tất cả các công việc nêu trên

Câu 32: Quan trắc công trình bến dạng cầu tàu liền bờ trong thi công bao gồm các nội dung nào trong các trường hợp dưới đây?

A. Xác định vị trí tuyến công trình, quan trắc nạo vét, quan trắc đóng cọc, quan trắc thi công kết cấu trên, quan trắc chuyển dịch ngang của nền bãi sau bến và kết cấu công trình

B. Xác định vị trí tuyến công trình, quan trắc nạo vét, quan trắc đóng cọc, quan trắc thi công kết cấu trên, quan trắc lún của nền bãi sau bến và kết cấu công trình

C. Xác định vị trí tuyến công trình, quan trắc nạo vét, quan trắc đóng cọc, quan trắc thi công kết cấu trên, quan trắc lún và chuyển dịch ngang nền bãi, quan trắc lún và chuyển dịch ngang của kết cấu công trình

D. Xác định vị trí tuyến công trình, quan trắc nạo vét, quan trắc đóng cọc, quan trắc thi công kết cấu trên, quan trắc lún và chuyển dịch ngang của nền bãi sau bến, lún của kết cấu công trình

Câu 33: Quan trắc công trình bến dạng cầu tàu liền bờ trong khai thác bao gồm các nội dung nào trong các trường hợp dưới đây?

A. Quan trắc chuyển dịch ngang của bãi sau bến và kết cấu công trình

B. Quan trắc lún của bãi sau bến và kết cấu công trình

C. Quan trắc lún của bãi, chuyển dịch của ngang bãi và kết cấu công trình

D. Quan trắc lún và chuyển dịch ngang của bãi sau bến và kết cấu công trình

Câu 34: Quan trắc công trình bến dạng tường cừ trong thi công bao gồm các nội dung nào phù hợp trong các trường hợp dưới đây?

A. Quan trắc độ thẳng theo phương dọc, độ nghiêng theo phương ngang của tuyến tường cừ, dịch chuyển ngang của kết cấu neo

B. Quan trắc độ thẳng theo phương dọc, độ nghiêng theo phương ngang của tuyến tường cừ, dịch chuyển ngang của tường cừ và kết cấu neo

C. Quan trắc độ thẳng theo phương dọc, độ nghiêng theo phương ngang của tuyến tường cừ, dịch chuyển ngang của tường cừ và kết cấu neo, độ lún của tường cừ và nền bãi sau tường cừ

D. Quan trắc độ thẳng theo phương dọc, độ nghiêng theo phương ngang của tuyến tường cừ, dịch chuyển ngang của tường cừ và kết cấu neo, biến dạng của tường cừ, lún nền bãi sau tường cừ

Câu 35: Quan trắc đê chắn sóng trọng lực thùng chìm trong thi công bao gồm các nội dung nào phù hợp trong các trường hợp dưới đây?

A. Quan trắc cao độ nạo vét, cao độ san gạt lớp đệm đá dưới nước, tọa độ vị trí và cao độ lắp đặt khối trọng lực

B. Quan trắc cao độ nạo vét, cao độ san gạt lớp đệm đá dưới nước, tọa độ vị trí, cao độ lắp đặt và chuyển dịch ngang của khối trọng lực

C. Quan trắc cao độ nạo vét, cao độ san gạt lớp đệm đá dưới nước, tọa độ vị trí, cao độ lắp đặt, chuyển dịch ngang, độ nghiêng và lún của khối trọng lực

D. Quan trắc cao độ nạo vét, cao độ san gạt lớp đệm đá dưới nước, tọa độ vị trí, cao độ lắp đặt, chuyển dịch ngang và lún của khối trọng lực

Câu 38: Khi kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học của nền đường sau thi công, sai số cho phép về độ dốc ngang và độ dốc siêu cao là bao nhiêu.

A. ± 0,3 % đối với đường cao tốc và đường cấp I, II và ± 0,5 % đối với đường cấp III, IV, V, VI.

B. ± 0,3 % đối với tất cả các cấp đường.

C. ± 0,5 % đối với tất cả các cấp đường.

D. ± 0,3 % đối với đường cao tốc và đường cấp I, II, III và ± 0,5 % đối với đường cấp IV, V, VI.

Câu 39: Khi kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học của nền đường sau thi công, sai số cho phép của vị trí trục tim tuyến đường là bao nhiêu. 

A. Không quá 50 mm đối với đường cao tốc và đường cấp I, II, III và không quá 100 mm đối với đường cấp IV, V, VI.

B. Không quá 50 mm đối với tất cả các cấp đường.

C. Không quá 100 mm đối với tất cả các cấp đường.

D. Không quá 50 mm đối với đường cao tốc và đường cấp I, II và không quá 100 mm đối với đường cấp III, IV, V, VI.

Câu 40: Khi kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học của nền đường sau thi công, sai số cho phép về cao độ tại trục tim tuyến của nền đường đắp không phải bằng đá là bao nhiêu.

A. (+10; -15) mm đối với tất cả các cấp đường.

B. (+10; -20) mm đối với tất cả các cấp đường.

C. (+10; -15) mm đối với đường cao tốc và đường cấp I, II, III và (+10; -20) mm đối với đường cấp IV, V, VI.

D. (+10; -15) mm đối với đường cao tốc và đường cấp I, II và (+10; -20) mm đối với đường cấp III, IV, V, VI.

Câu 50: Chỉ tiêu nào dưới đây thông thường không được sử dụng để đánh giá chất lượng của lớp móng cấp phối gia cố xi măng

A. Độ chặt sau khi lu lèn

B. Cường độ chịu kéo uốn

C. Cường độ chịu nén

D. Cường độ ép chẻ

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Sinh viên