Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án - Phần 13

Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án - Phần 13

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 210 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án - Phần 13. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.7 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Thanh toán bù trừ ngoài hệ thống là hình thức thanh toán áp dụng cho:

A. Các đơn vị Kho bạc Nhà nước trên cùng địa bàn

B. Các đơn vị Kho bạc Nhà nước trên toàn quốc

C. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh

D. Các ngân hàng, kho bạc trên cùng địa bàn có mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước

Câu 2: Bảng kê thanh toán bù trừ số 14 được lập trên cơ sở:

A. Tổng hợp tất cả chứng từ gốc

B. Tổng hợp các chứng từ nhận về từ các ngân hàng thành viên

C. Kết quả bù trừ giữa với các ngân hàng thành viên

D. Tổng hợp các Bảng kê thanh toán bù trừ số 12

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không thuộc phạm vi áp dụng thanh toán liên kho bạc?

A. Đơn vị trả tiền có TK tại KB - A, đơn vị nhận tiền có tài khoản tại NH khác địa bàn

B. KB - A chuyển tiếp chứng từ thanh toán bù trừ cho đơn vị nhận tiền có TK tại KB - B

C. Đơn vị trả tiền có tài khoản ở KB - A, đơn vị nhận tiền có tài khoản ở KB - B

D. Đơn vị trả tiền và đơn vị nhận tiền có tài khoản tại cùng một đơn vị Kho bạc

Câu 5: Nhận được Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ vế Nợ kèm tờ séc do Kho bạc bảo chi, kế toán định khoản như sau:

A. Nợ TK 511.01 / Có TK 665.01

B. Nợ TK 665.01 / Có TK 620.02

C. Nợ TK 620.02 / Có TK 511.01

D. Nợ TK 620.02 / Có TK 665.01

Câu 8: Nhận được chứng từ trả lãi tiền gửi của Kho bạc Nhà nước huyện mở tại Ngân hàng thương mại quốc doanh, kế toán định khoản như sau: 

A. Nợ TK 945.01 / Có TK 665.01

B. Nợ TK 511.01 / Có TK 665.01

C. Nợ TK 945.01 / Có TK 511.01

D. Nợ TK 511.01 / Có TK 934.01

Câu 9: Căn cứ Bảng kết quả thanh toán bù trừ (Bảng kê số 15) do Ngân hàng Nhà nước gửi đến, kế toán hạch toán:

A. Nợ TK 511.01 / Có TK 665.01 : Số chênh lệch phải trả

B. Nợ TK 665.01 / Có TK 666.01 : Số chênh lệch phải thu

C. Nợ TK 665.01 / Có TK 511.01 : Số chênh lệch phải thu

D. Nợ TK 665.01 / Có TK 511.01 : Số chênh lệch phải trả

Câu 10: Tài khoản 665 “Thanh toán bù trừ ”, cuối ngày không có số dư. Tài liệu để hạch toán tất toán số dư TK 665 là:

A. Bảng kê thanh toán bù trừ số 12

B. Bảng kê thanh toán bù trừ số 14

C. Bảng kê thanh toán bù trừ số 15

D. Tài khoản sẽ tự động triệt tiêu, không cần phải hạch toán để tất toán số dư

Câu 12: Hạch toán nộp tiền mặt vào NH:

A. Nợ 511 / Có 501

B. Nợ 502/Có 501 đồng thời ghi Nợ 511/Có 502

C. Nợ 502 /Có 501 khi có giấy nộp tiền được N.Hàng xác nhận và đóng dấu đã thu tiền trên GNT thì hạch toán Nợ 511 / Có 502

Câu 13: Tài khoản 611 - Thanh toán với ngân sách nhà nước về gốc tín phiếu, trái phiếu, có kết cấu như sau:

A. Bên Nợ phản ánh số tiền gốc trái phiếu được quyết toán

B. Số dư Có phản ánh số tiền gốc trái phiếu chưa quyết toán với ngân sách

C. Bên Có phản ánh số tiền gốc trái phiếu phát hành ghi thu ngân sách

D. Bên Có phản ánh số tiền gốc trái phiếu đã quyết toán và được ngân sách nhà nước thanh toán

Câu 14: Tài khoản 901 - Trái phiếu do Kho bạc Nhà nước trực tiếp phát hành, có kết cấu như sau: 

A. Bên Nợ phản ánh số vốn gốc trái phiếu đã phát hành

B. Bên Nợ phản ánh số vốn gốc đã thanh toán

C. Bên Có phản ánh số trái phiếu đã chuyển quá hạn

D. Số dư Nợ phản ánh số tiền vay chưa thanh toán

Câu 15: Tài khoản 909 - Trái phiếu quá hạn, có kết cấu như sau:

A. Bên Nợ phản ánh số trái phiếu chuyển quá hạn

B. Bên Có phản ánh số vốn gốc + lãi trái phiếu chuyển quá hạn

C. Bên Có phản ánh số lãi trái phiếu chuyển quá hạn

D. Số dư Có phản ánh trái phiếu quá hạn chưa thanh toán

Câu 17: Trường hợp nào dưới đây được xem là trái phiếu không có giá trị thanh toán?

A. Trái phiếu làm giả

B. Tờ trái phiếu bị tẩy, xóa, sửa chữa chữ và số

C. Tờ trái phiếu bị rách mất một phần hoặc bị biến dạng không còn giữ được hình dạng, nội dung ban đầu

D. Tất cả các trường hợp nêu trên

Câu 23: Khi phát hành trái phiếu theo hình chiết khấu bằng tiền mặt (giá bán thấp hơn mệnh giá trái phiếu), căn cứ vào chứng từ kế toán hạch toán:

A. Nợ TK 501.01 (giá bán) / Có TK 901.60 (mệnh giá), Có TK 614.60 (số tiền chiết khấu)

B. Nợ TK 614.60 (số tiền chiết khấu), Nợ TK 901.60 (mệnh giá) / Có TK 501.01 (giá bán)

C. Nợ TK 501.01 (giá bán), Nợ TK 901.60 (mệnh giá) / Có TK 614.60 (số tiền chiết khấu)

D. Nợ TK 501.01 (giá bán), Nợ TK 614.60 (số tiền chiết khấu) / Có TK 901.60 (mệnh giá)

Câu 24: Khi thanh toán lãi trái phiếu chiết khấu định kỳ năm thứ nhất, căn cứ vào tổng số tiền lãi thanh toán trên bảng kê, kế toán lập chứng từ và hạch toán:

A. Nợ TK 614.60 / Có TK 501.01: số tiền chiết khấu

B. Nợ TK 612.60 / Có TK 501.01: số tiền chiết khấu

C. Nợ TK 612.70 / Có TK 501.01: số tiền lãi năm thứ nhất

D. Nợ TK 612.60 / Có TK 501.01: số tiền lãi năm thứ nhất

Câu 25: Khi thanh toán vãng lai tiền lãi trái phiếu chiết khấu năm thứ nhất, căn cứ vào chứng từ hợp lệ, kế toán hạch toán:

A. Nợ TK 612.60 / Có TK 501.01: số tiền lãi năm thứ nhất

B. Nợ TK 901.60 / Có TK 501.01: số tiền gốc trái phiếu

C. Nợ TK 663.04 / Có TK 501.01: số tiền lãi năm thứ nhất

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án

Chủ đề: Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Người đi làm