Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án - Phần 28

Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án - Phần 28

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 191 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án - Phần 28. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

3 Lần thi

Câu 1: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy định về thời hạn lưu trữ như sau:

A. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán

B. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán

C. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 09 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán

D. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán

Câu 2: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy định tài liệu kế toán điện tử được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử phải đáp ứng điều kiện nào sau đây là đúng:

A. Nội dung của thông điệp dữ liệu chưa phải đảm bảo an toàn, bảo mật và tra cứu được trong thời hạn lưu trữ

B. Nội dung của thông điệp dữ liệu đó được lưu trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép mà không cần thể hiện chính xác nội dung dữ liệu đó

C. Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị phải có trách nhiệm in ra giấy các tài liệu kế toán lưu trữ trên phương tiện điện tử, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật hoặc kế toán trưởng (phụ trách kế toán) và đóng dấu (nếu có) để cung cấp theo thời hạn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

D. Tài liệu kế toán đã lưu trữ chỉ được đưa ra sử dụng khi được sự đồng ý của Kế toán trưởng đơn vị KBNN và các đơn vị khác tham gia TABMIS

Câu 3: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy định nội dung của chứng từ kế toán nào là đúng:

A. Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 14 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015

B. Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 15 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015

C. Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 16 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015

D. Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 17 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015

Câu 5: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy định chứng từ điện tử:

A. Được dùng làm chứng từ kế toán khi có đủ các nội dung quy định cho chứng từ kế toán

B. Được mã hóa đảm bảo an toàn dữ liệu điện tử trong quá trình xử lý, truyền tin và lưu trữ

C. Chứng từ điện tử được lưu giữ trong các vật mang tin (băng từ, đĩa từ, các thiết bị lưu trữ điện tử, các loại thẻ thanh toán) được bảo quản, quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản và phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng khi cần thiết

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy định khi cần thiết, chứng từ điện tử có thể chuyển sang chứng từ giấy, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

A. Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ điện tử

B. Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy

C. Có thời gian, chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy định về chứng từ điện tử nào là không đúng:

A. Khi một chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch thanh toán thì chứng từ điện tử sẽ có giá trị để thực hiện nghiệp vụ thanh toán, khi đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu trữ để theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực giao dịch, thanh toán

B. Khi một chứng từ điện tử đã thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính chuyển thành chứng từ bằng giấy thì chứng từ bằng giấy đó chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ kế toán, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán

C. Khi một chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch thanh toán thì chứng từ điện tử sẽ có giá trị để thực hiện nghiệp vụ thanh toán, khi đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu trữ để theo dõi và kiểm tra, có hiệu lực giao dịch, thanh toán

D. Việc chuyển đổi chứng từ bằng giấy thành chứng từ điện tử hoặc ngược lại được thực hiện theo quy định về lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử và chứng từ bằng giấy, đồng thời theo quy định về việc giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, KBNN

Câu 8: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy định về chữ ký điện tử là:

A. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký

B. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký

C. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký

Câu 9: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy định:

A. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

B. Chứng từ kế toán chỉ được lập hai lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

C. Chứng từ kế toán chỉ được lập ba lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

D. Chứng từ kế toán chỉ được lập bốn lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

Câu 10: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy định nào sau đây là sai:

A. Đối với chứng từ chi, trường hợp đơn vị rút nhiều mục, không lập được trên một trang giấy thì đơn vị có thể viết vào trang sau (mặt sau) hoặc lập nhiều bộ chứng từ (lưu ý 1 chứng từ chỉ được lập tối đa trên 2 trang giấy)

B. Trường hợp chứng từ được viết trên 2 trang giấy thì tại trang sau, đơn vị phải viết cách lề trên khoảng 1/4 trang giấy

C. Đối với chứng từ chi, trường hợp đơn vị rút nhiều mục, không lập được trên một trang giấy thì đơn vị có thể viết vào trang sau (tờ thứ 2) hoặc lập nhiều bộ chứng từ (lưu ý 1 chứng từ chỉ được lập tối đa trên 2 trang giấy). Trường hợp chứng từ được viết trên 2 trang giấy thì tại trang sau, đơn vị phải viết cách lề trên khoảng 1/4 trang giấy

D. Cán bộ KBNN không được nhận các chứng từ do đơn vị giao dịch lập không đúng quy định, không hợp pháp, hợp lệ; đồng thời phải hướng dẫn đơn vị giao dịch lập lại bộ chứng từ khác theo đúng quy định; cán bộ KBNN không được ghi các yếu tố thuộc trách nhiệm ghi của đơn vị giao dịch trên chứng từ; đơn vị giao dịch không được ghi các yếu tố thuộc trách nhiệm ghi chép của KBNN trên chứng từ. Cán bộ KBNN và đơn vị giao dịch không được ghi các yếu tố không thuộc trách nhiệm ghi của mình trên chứng từ

Câu 11: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy định chữ ký trên chứng từ kế toán nào là sai:

A. Được ký bằng loại mực không phai

B. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn

C. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất

D. Không đuợc ký bằng loại mực màu đen

Câu 12: Về đăng ký mẫu chữ ký nào là sai theo Thông tư 77/2017/TT-BTC:

A. Các đơn vị KBNN phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của kiểm ngân, thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, các cán bộ kiểm soát chi và lãnh đạo phụ trách Phòng (Bộ phận) Kiểm soát chi, Kế toán trưởng (và người được ủy quyền), Giám đốc đơn vị KBNN (và người được ủy quyền)

B. Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần thiết; mỗi người phải ký ba (3) chữ ký mẫu trong sổ đăng ký

C. Chữ ký của cán bộ KBNN ký trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký tại đơn vị KBNN

D. Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần thiết; mỗi người phải ký hai (2) chữ ký mẫu trong sổ đăng ký

Câu 13: Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định về quản lý con dấu và đóng dấu trên tài liệu kế toán nào là sai quy định:

A. Giám đốc các đơn vị KBNN phải có quy định bằng văn bản và mở sổ theo dõi giao việc quản lý con dấu, đóng dấu trên tài liệu kế toán cho nhân viên hành chính (đối với dấu “Kho bạc Nhà nước”) hoặc nhân viên kế toán (đối với dấu “kẾ toán”, “SỞ GIAO DỊCH KBNN”, “PHÒNG GIAO DỊCH” “ĐIỂM GIAO DỊCH”). Khi thay đổi người quản lý con dấu phải lập biên bản bàn giao có sự chứng kiến của lãnh đạo đơn vị

B. Người ký chức danh “Giám đốc” hoặc “Kế toán trưởng” trên chứng từ kế toán không được giữ bất kỳ con dấu nào (trừ trường hợp đặc biệt do Tổng Giám đốc KBNN quy định riêng)

C. Được phép đóng dấu lên chứng từ chưa ghi nội dung hoặc nội dung ghi chưa đầy đủ, kể cả trong trường hợp đã có chữ ký

D. Người quản lý con dấu có trách nhiệm giữ và bảo quản con dấu an toàn, không để mất mát, hư hỏng, thất lạc hoặc lợi dụng con dấu. Trường hợp bị mất con dấu, đơn vị KBNN phải báo cáo ngay cơ quan công an địa phương và KBNN cấp trên kịp thời có biện pháp xử lý, đồng thời lập biên bản xác định trách nhiệm đối với người để mất con dấu

Câu 14: Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định đơn vị giao dịch phải chuyển chứng từ đến KBNN không quá:

A. 3 ngày làm việc, kể từ ngày lập được ghi trên chứng từ kế toán. Trường hợp quá thời hạn 3 ngày làm việc, đơn vị KBNN đề nghị đơn vị lập lại chứng từ phù hợp với thời gian giao dịch với KBNN. Riêng đối với Lệnh chi tiền, chậm nhất sau 3 ngày (trừ NS xã) phải đẩy sang KBNN để thanh toán

B. 4 ngày làm việc, kể từ ngày lập được ghi trên chứng từ kế toán. Trường hợp quá thời hạn 4 ngày làm việc, đơn vị KBNN đề nghị đơn vị lập lại chứng từ phù hợp với thời gian giao dịch với KBNN. Riêng đối với Lệnh chi tiền, chậm nhất sau 4 ngày (trừ NS xã) phải đẩy sang KBNN để thanh toán

C. 5 ngày làm việc, kể từ ngày lập được ghi trên chứng từ kế toán. Trường hợp quá thời hạn 5 ngày làm việc, đơn vị KBNN đề nghị đơn vị lập lại chứng từ phù hợp với thời gian giao dịch với KBNN. Riêng đối với Lệnh chi tiền, chậm nhất sau 3 ngày (trừ NS xã) phải đẩy sang KBNN để thanh toán

D. 6 ngày làm việc, kể từ ngày lập được ghi trên chứng từ kế toán. Trường hợp quá thời hạn 6 ngày làm việc, đơn vị KBNN đề nghị đơn vị lập lại chứng từ phù hợp với thời gian giao dịch với KBNN. Riêng đối với Lệnh chi tiền, chậm nhất sau 6 ngày (trừ NS xã) phải đẩy sang KBNN để thanh toán

Câu 15: Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán gồm:

A. 10 đoạn mã

B. 11 đoạn mã

C. 12 đoạn mã

D. 13 đoạn mã

Câu 16: Mã QHNS đầu 9 (N=9) do KBNN cấp được quy định tại văn bản nào:

A. QĐ số 990/QĐ-KBNN 24 tháng 09 năm 2008

B. QĐ số 990/QĐ-KBNN 24 tháng 10 năm 2008

C. QĐ số 990/QĐ-KBNN 24 tháng 11 năm 2008

D. QĐ số 990/QĐ-KBNN 24 tháng 12 năm 2008

Câu 17: Đối với các cơ quan thu đã được cấp mã đơn vị có quan hệ với ngân sách thì quy định nào sau đây là sai:

A. Kế toán sử dụng mã đơn vị quan hệ ngân sách của các cơ quan thu được cấp theo Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách của Bộ Tài chính làm mã cơ quan thu sử dụng trong hệ thống TABMIS và hệ thống thông tin quản lý thu NSNN có giao diện với TABMIS

B. Kế toán mở thêm mã đơn vị quan hệ ngân sách của các cơ quan thu được cấp theo Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách của Bộ Tài chính làm mã cơ quan thu sử dụng trong hệ thống TABMIS và hệ thống thông tin quản lý thu NSNN có giao diện với TABMIS

C. Trường hợp cơ quan thu chưa được cấp mã đơn vị có quan hệ với ngân sách, Cục Tin học và Thống kê tài chính cấp mã số cho từng đơn vị để bổ sung danh mục cơ quan thu và thông báo cho các cơ quan thu đó và các cơ quan Thuế, KBNN, Hải quan để sử dụng các mã này cho việc quản lý trên các hệ thống ứng dụng

Câu 18: Theo quy định thì Dự toán còn lại được tính theo phương trình sau:

A. = Dự toán được phân bổ - cam kết chi (số dư cam kết chi) – thực chi

B. = Dự toán được phân bổ - cam kết chi (số dư cam kết chi) – tạm ứng

C. = Dự toán được phân bổ - cam kết chi (số dư cam kết chi) – tạm ứng – thực chi

D.  = Dự toán được phân bổ - tạm ứng – thực chi

Câu 20: Thông tư 77/2017/TT-BTC phân loại theo tiêu thức nội dung của thông tin quản lý, có mấy loại bút toán:

A. 1 loại: Bút toán dự toán

B. 1 loại: Bút toán cam kết chi

C. 2 loại: Bút toán thực, Bút toán dự toán

D. 3 loại: Bút toán thực, Bút toán dự toán, Bút toán cam kết chi 

Câu 21: Thông tư 77/2017/TT-BTC phân loại theo tiêu thức về quy trình nghiệp vụ, có mấy loại bút toán:

A. 3 loại: Bút toán lặp,Bút toán thủ công,Bút toán tự động

B. 4 loại: Bút toán lặp, Bút toán thủ công, Bút toán tự động, Bút toán đảo

C. 5 loại: Bút toán lặp, Bút toán thủ công, Bút toán tự động, Bút toán đảo, Bút toán thống kê

D. 6 loại: Bút toán lặp, Bút toán thủ công, Bút toán tự động, Bút toán đảo, Bút toán từ các giao diện, Bút toán thống kê

Câu 22: Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định Sổ kế toán như thế nào là chưa đúng:

A. Sổ kế toán dưới dạng biểu mẫu theo quy định là một dạng dữ liệu được thiết lập trong TABMIS theo yêu cầu quản lý dùng để phản ánh, lưu giữ toàn bộ và có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh liên quan đến tình hình phân bổ ngân sách, thu, chi ngân sách, trả nợ vay của NSNN và các hoạt động nghiệp vụ KBNN

B. Mẫu sổ kế toán được thiết lập và in từ TABMIS phải được ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khoá sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang (nếu in ra giấy để lưu trữ)

C. Hệ thống sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

D. Hệ thống sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, và sổ kế toán quản trị

Câu 23: Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định nguyên tắc hạch toán theo kỳ nào là không đúng:

A. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở kỳ nào phải hạch toán vào kỳ đó

B. Các trường hợp phát sinh yêu cầu điều chỉnh số liệu liên quan đến ngân sách năm hiện hành, được hạch toán điều chỉnh vào thời điểm hiện tại hoặc quá khứ. Trường hợp cần điều chỉnh vào kỳ (tháng) phát sinh nghiệp vụ kinh tế (kỳ quá khứ), trước khi điều chỉnh phải được sự đồng ý của KBNN (Cục KTNN)

C. Sau ngày 31/12, các khoản thu, chi ngân sách năm trước được hạch toán và điều chỉnh theo quy định thì thực hiện vào kỳ năm trước với ngày là ngày 31/12 năm trước

D. Các trường hợp phát sinh yêu cầu điều chỉnh số liệu liên quan đến ngân sách năm hiện hành, chỉ được hạch toán điều chỉnh vào thời điểm hiện tại. Trường hợp cần điều chỉnh vào kỳ (tháng) phát sinh nghiệp vụ kinh tế (kỳ quá khứ), trước khi điều chỉnh phải được sự đồng ý của KBNN (Cục KTNN)

Câu 24: Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định trên hệ thống TABMIS sau khi đã thực hiện đóng kỳ kế toán, có thể mở lại kỳ nếu sổ kế toán năm đó chưa thực hiện đóng vĩnh viễn (đang ở trạng thái đóng kỳ tạm thời) và: 

A. Các trường hợp hạch toán tại kỳ được mở lại phải được phép của KBNN cấp tỉnh

B. Các trường hợp hạch toán tại kỳ được mở lại phải được phép của KBNN

C. Các trường hợp hạch toán tại kỳ được mở lại phải được phép của KBNN nơi thực hiện điều chỉnh

D. Các trường hợp hạch toán tại kỳ được mở lại phải được phép của CQTC

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án

Chủ đề: Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 3 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Người đi làm