Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án - Phần 30

Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án - Phần 30

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 140 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án - Phần 30. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

2.8 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

6 Lần thi

Câu 1: Nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên (Điều 52):

A. Ủy ban nhân dân yêu cầu CQTC cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách

B. Ủy ban nhân dân yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách

C. Ủy ban nhân dân yêu cầu UBND cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách

D.  Hội đồng nhân dân cấp trên điều chỉnh dự toán ngân sách

Câu 2: Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính (Điều 26):

A. Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, cơ chế quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, chế độ kế toán, thanh toán, quyết toán, mục lục ngân sách nhà nước, chế độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách trình Chính phủ quy định hoặc quy định theo phân cấp của Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước

B. Quyết định ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực; trường hợp không thống nhất, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định

C. Lập, trình Chính phủ dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết. Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí, lệ phí, các khoản vay và thu khác của ngân sách, các nguồn viện trợ quốc tế; tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được giao. Tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ

D. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định

Câu 3: Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước (Điều 58):

A. Trường hợp quỹ ngân sách cấp huyện và cấp xã thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm sau

B. Trường hợp quỹ ngân sách cấp huyện và cấp xã thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách

C. Trường hợp quỹ ngân sách cấp tỉnh thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính địa phương, quỹ dự trữ tài chính trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý và phải hoàn trả trong năm ngân sách

D. B và D

Câu 4: Thu NSNN là (Điều 5):

A. Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí

B. Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật

C. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

D. Tất các các phương án trên

Câu 5: Kế hoạch tài chính 5 năm (Điều 17):

A. Được lập trong thời hạn 05 năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm

B. Xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính - ngân sách nhà nước; các định hướng lớn về tài chính, ngân sách nhà nước

C. Số thu và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; định hướng về bội chi ngân sách; giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước (Điều 18):

A. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước

B. Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật

C. Chi không có dự toán, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; chi không đúng dự toán ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật. Các hành vi bị cấm khác trong lĩnh vực ngân sách nhà nước theo quy định của các luật có liên quan

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp nào (Điều 11):

A. Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách

B. Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ

C. Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán

D. Đáp án A và B

Câu 8: Thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính (Điều 11):

A. Đối với quỹ dự trữ tài chính trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng để đáp ứng nhu cầu chi; Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng để chi. Đối với quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng

B. Đối với quỹ dự trữ tài chính cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sử dụng

C. Đối với quỹ dự trữ tài chính cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sử dụng

D. Đối với quỹ dự trữ tài chính cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng

Câu 9: Nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ không có ở cấp NS nào?(Điều 39):

A. NSTƯ

B. NS cấp tỉnh

C. NS cấp huyện, xã

D. Đáp án a và b

Câu 10: Nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Quốc hội thì (Điều52):

A. UBND tỉnh yêu cầu HDND tỉnh điều chỉnh dự toán ngân sách

B. CQTC tỉnh tự điều chỉnh dự toán ngân sách

C. Chính phủ yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh dự toán ngân sách

D. Không có đáp án đúng

Câu 11: Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng NSNN (Điều 10):

A. Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất

B. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất

C. Đối với các khoản chi trên 03 tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khoản chi đầu tư phát triển và các khoản chi thuộc chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khoản chi còn lại. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định mức chi không quá 03 tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh, định kỳ hằng quý tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ

D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 12: Cơ quan nào quy định quản lý Ngân quỹ nhà nước (Điều 62):

A. Chính phủ

B. Thủ tướng

C. Bộ Tài chính

D. UBND tỉnh

Câu 13: Quy định về kế toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước (Điều 13):

A. Thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp các khoản thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước tại thời điểm phát sinh

B. Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước được phát hành, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật

C. Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán nhà nước, mục lục ngân sách nhà nước và quy định của Luật này

D. Tất cả các phương án trên

Câu 14: Câu nào dưới đây là đúng (Điều 43):

A. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội

B. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách nhà nước hằng năm

C. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội

D. Đáp án b và c

Câu 15: Ngân sách địa phương gồm (Điều 6):

A.  Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

B. Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn

C. Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã)

D. Cả 3 phương án trên

Câu 16: Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm là (Điều 43):

A. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước được lập hằng năm cho thời gian 01 năm, trên cơ sở kế hoạch tài chính 05 năm, được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu

B. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước được lập hằng năm cho thời gian 02 năm, trên cơ sở kế hoạch tài chính 05 năm, được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu

C. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước được lập hằng năm cho thời gian 03 năm, trên cơ sở kế hoạch tài chính 05 năm, được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu

D. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước được lập hằng năm cho thời gian 04 năm trên cơ sở kế hoạch tài chính 05 năm, được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu

Câu 17: Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để (Điều 17):

A. Thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địạ phương; cân đối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính công và ngân sách nhà nước trong trung hạn; thúc đẩy việc công khai, minh bạch ngân sách nhà nước

B. Làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước

C. Định hướng cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm

D. Tất cả các phương án trên

Câu 18: Chi thường xuyên NSNN là (Điều 4):

A. Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước

B. Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

C. Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác

D. Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh

Câu 19: Dự phòng NSNN được dùng để (Điều 10):

A. Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán; Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu

B. Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán; Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu; Chi hỗ trợ các địa phương khác theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 9 của Luật NSNN 2015

C. Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán

D. Không có phương án nào đúng

Câu 21: Thầm quyền xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm (Điều 17):

A. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia trình

B. 05 năm của địa phương mình trình Ủy ban nhân dân cùng cấp báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định cùng với thời điểm trình dự toán ngân sách năm đầu kỳ kế hoạch

C. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch tài chính 10 năm quốc gia trình

D. Chính phủ báo cáo Quốc hội; Sở Tài chính có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính

Câu 22: Đơn vị phụ thuộc là:

A. Đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách

B. Đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp III giao dự toán ngân sách

C. Đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp 4 giao dự toán ngân sách

D. Đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp 0 giao dự toán ngân sách

Câu 23: Nguyên tắc quản lý chi NSNN (Điều 8 và Điều 9):

A. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước

B. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên

C. Không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên

D.  Các phương án trên đều đúng

Câu 24: Trường hợp nào sau đây Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất (Điều 52):

A. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

B. Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của một số đơn vị dự toán hoặc địa phương cấp dưới

C. Dự kiến số thu không đạt dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định phải điều chỉnh giảm một số khoản chi

D. Tất cả các đáp áp trên

Câu 25: Kể từ ngày được giao dự toán bổ sung, đơn vị dự toán cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp dưới phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán theo quy định thời gian như sau:

A. Chậm nhất 05 ngày làm việc

B. Chậm nhất 10 ngày làm việc

C. Chậm nhất 15 ngày làm việc

D. Chậm nhất 20 ngày làm việc

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án

Chủ đề: Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 6 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Người đi làm