Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án - Phần 29. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
2 Lần thi
Câu 1: Thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách nhà nước được quy định như sau (Điều 70):
A. Các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi về Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước báo cáo quyết toán ngân sách địa phương trước ngày 01 tháng 10 năm sau
B. Các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi về Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước báo cáo quyết toán ngân sách địa phương trước ngày 01 tháng 10 năm nay
C. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết toán ngân sách địa phương đến Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước
D. Đáp án a và c
Câu 2: Quy định về kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách địa phương (Điều 71):
A. Chính phủ thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn. Kiểm toán ngân sách địa phương trước khi gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn
B. Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn. Kiểm toán ngân sách địa phương trước khi gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn
C. Cơ quan tài chính thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn. Kiểm toán ngân sách địa phương trước khi gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn
D. UB thường vụ quốc hội thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn. Kiểm toán ngân sách địa phương trước khi gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn
Câu 3: Sau khi sử dụng kết dư NSTƯ, NS tỉnh để chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước, trường hợp còn kết dư thì xử lý như sau (Điều 72):
A. Trích 40% vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp; trích 60% còn lại vào thu ngân sách năm sau; trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức 25% dự toán chi ngân sách hằng năm thì số kết dư còn lại hạch toán vào thu ngân sách năm sau
B. Trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp; trích 50% còn lại vào thu ngân sách năm sau; trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức 20% dự toán chi ngân sách hằng năm thì số kết dư còn lại hạch toán vào thu ngân sách năm sau
C. Trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp; trích 50% còn lại vào thu ngân sách năm sau; trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức 25% dự toán chi ngân sách hằng năm thì số kết dư còn lại hạch toán vào thu ngân sách năm sau
D. Trích 60% vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp; trích 40% còn lại vào thu ngân sách năm sau; trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức 25% dự toán chi ngân sách hằng năm thì số kết dư còn lại hạch toán vào thu ngân sách năm sau
Câu 4: Phạm vi điều chỉnh của Luật kế toán (Điều 1):
A. Nội dung công tác kế toán
B. Tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán
C. Hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán
D. Tất cả các nội dung trên
Câu 5: Theo quy định tại điều 3, nội dung nào sau đây là chưa đúng:
A. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
B. Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán
C. Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán
D. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật
Câu 6: Nhiệm vụ kế toán (Điều 4) nào sau đây là không đúng:
A. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
B. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán
C. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán
D. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được
Câu 7: Theo Điều 55 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, kế toán trưởng không có trách nhiệm nào sau đây:
A. Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán
B. Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này
C. Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán
D. Độc lập về kế toán nhưng phụ thuộc vào thủ trưởng đơn vị
Câu 8: Theo Điều 10 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, đơn vị tính sử dụng trong kế toán trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ:
A. Thì đơn vị kế toán phải ghi theo Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam
B. Thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam
C. Thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam
Câu 9: Theo Điều 12 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, kỳ kế toán được quy định:
A. Chỉ gồm kỳ kế toán tháng
B. Chỉ gồm kỳ Quý
C. Chỉ gồm kỳ năm
D. Gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng
Câu 10: Theo Điều 12 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, kỳ kế toán năm được quy định không đúng:
A. Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế
B. Tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý
C. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng
Câu 11: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước có hiệu lực từ ngày:
A. 01/9/2017, áp dụng từ năm ngân sách 2017
B. 01/9/2017, áp dụng từ năm ngân sách 2018
C. 12/9/2017, áp dụng từ năm ngân sách 2017
D. 12/9/2017, áp dụng từ năm ngân sách 2018
Câu 12: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước gồm:
A. 3 chương, 86 Điều
B. 3 chương, 86 Điều
C. 3 chương, 85 Điều
D. 4 chương, 86 Điều
Câu 13: Đối tượng nào không thuộc Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017:
A. Các đơn vị trong hệ thống KBNN.Cơ quan tài chính các cấp
B. Các đơn vị khác không có giao dịch với KBNN
C. Các đơn vị dự toán các cấp tham gia TABMIS
D. Các đơn vị khác có giao dịch với KBNN
Câu 14: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy định Kho dữ liệu thu - chi ngân sách nhà nước là:
A. Hệ thống thông tin NSNN tích hợp, tập trung do Cục Tin học và Thống kê tài chính - Bộ Tài chính quản lý, được tích hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, trong đó có Hệ thống TABMIS theo tần suất hàng giờ để cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành của Bộ Tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu của người dùng khác
B. Hệ thống thông tin NSNN tích hợp, tập trung do Cục Tin học và Thống kê tài chính - Bộ Tài chính quản lý, được tích hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, trong đó có Hệ thống TABMIS theo tần suất hàng ngày để cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành của Bộ Tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu của người dùng khác
C. Hệ thống thông tin NSNN tích hợp, tập trung do Cục Tin học và Thống kê tài chính - Bộ Tài chính quản lý, được tích hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, trong đó có Hệ thống TABMIS theo tần suất hàng tháng để cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành của Bộ Tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu của người dùng khác
Câu 15: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy định Kho dữ liệu và công cụ thống kê, phân tích nghiệp vụ là:
A. Là hệ thống thông tin tổng hợp của KBNN về NSNN và nghiệp vụ KBNN, phục vụ việc khai thác trong hệ thống KBNN và cung cấp dữ liệu cho Kho dữ liệu thu - chi NSNN
B. Là hệ thống thông tin tổng hợp của Cơ quan Tài chính về NSNN và nghiệp vụ KBNN, phục vụ việc khai thác trong hệ thống KBNN và cung cấp dữ liệu cho Kho dữ liệu thu - chi NSNN
C. Là hệ thống thông tin tổng hợp của UBND các cấp về NSNN và nghiệp vụ KBNN, phục vụ việc khai thác trong hệ thống KBNN và cung cấp dữ liệu cho Kho dữ liệu thu - chi NSNN
Câu 16: Đối tượng của kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN nào sau đây không thuộc phạm vi của Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017:
A. Tiền và các khoản tương đương tiền.Các khoản thu, chi NSNN theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chi các quỹ tài chính khác của Nhà nước.Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN.Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN
B. Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại Ngân hàng.Các khoản kết dư NSNN các cấp.Dự toán và tình hình phân bổ dự toán kinh phí các cấp
C. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;Các loại tài sản của Nhà nước được quản lý tại KBNN
D. Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN.Các khoản kết dư NSNN các cấp.Dự toán và tình hình phân bổ dự toán kinh phí các cấp
Câu 17: Theo Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017, Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là (Điều 5):
A. Việc thu thập, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chi NSNN; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN
B. Việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chi NSNN; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN
C. Việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chi NSNN; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN
Câu 18: Theo Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017, nhiệm vụ của kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN gồm:
A. Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hình thực hiện thu, chi NSNN các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN
B. Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi NSNN, vay, trả nợ vay của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN
C. Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định; Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy định khai thác dữ liệu, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vị liên quan theo quy định
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 21: Theo Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017, khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách nào là sai:
A. Đối với đồng Việt Nam: Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
B. Đối với ngoại tệ: Chữ số thập phân phần nghìn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy thập phân), nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một phần trăm (1%) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính
C. Đối với đồng Việt Nam: Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (3) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (3) thì không tính
Câu 22: Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định kỳ kế toán như thế nào là không đúng:
A. Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng (dương lịch)
B. Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là khoảng thời gian được tính từ ngày 01/01 năm nay đến hết ngày 31/01 năm sau (dương lịch)
C. Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là khoảng thời gian được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 (dương lịch)
D. Kỳ kế toán được áp dụng để khóa sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Tổng Giám đốc KBNN quy định quy chế mở, đóng kỳ kế toán trên TABMIS và hướng dẫn việc khóa sổ, lập báo cáo theo các kỳ khác phục vụ yêu cầu quản lý cụ thể
Câu 23: Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định các đơn vị KBNN phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
A. Cuối kỳ kế toán tháng, năm;Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động
B. Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt, thiên tai gây thiệt hại tài sản và các thiệt hại bất thường khác làm ảnh hưởng tới sự biến động của tài sản
C. Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
D. Tất cả các trường hợp trên đều đúng
Câu 24: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy định về thanh tra kiểm tra nào sau đây là đúng:
A. Thời gian kiểm tra kế toán không quá 12 ngày làm việc, trường hợp cần thiết có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc đối với mỗi cuộc kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra và các kết luận trong biên bản kiểm tra
B. Thời gian kiểm tra kế toán không quá 11 ngày làm việc, trường hợp cần thiết có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc đối với mỗi cuộc kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra và các kết luận trong biên bản kiểm tra
C. Thời gian kiểm tra kế toán không quá 10 ngày làm việc, trường hợp cần thiết có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc đối với mỗi cuộc kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra và các kết luận trong biên bản kiểm tra
D. Thời gian kiểm tra kế toán không quá 10 ngày làm việc, trường hợp cần thiết có thể kéo dài nhưng không quá 03 ngày làm việc đối với mỗi cuộc kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra và các kết luận trong biên bản kiểm tra
Câu 25: Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy đinh nào là chưa đúng về tài liệu kế toán:
A. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán được thể hiện dưới hình thức các thông tin trên giấy
B. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán được thể hiện dưới hình thức các thông tin trên giấy và thông điệp dữ liệu điện tử
C. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán được thể hiện dưới hình thức các thông tin trên giấy và thông điệp dữ liệu điện tử
D. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán được thể hiện dưới hình thức các thông tin trên giấy và thông điệp dữ liệu điện tử
Chủ đề: Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án Xem thêm...
- 2 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận