Câu hỏi: Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính (Điều 26):

78 Lượt xem
30/08/2021
3.9 7 Đánh giá

A. Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, cơ chế quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, chế độ kế toán, thanh toán, quyết toán, mục lục ngân sách nhà nước, chế độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách trình Chính phủ quy định hoặc quy định theo phân cấp của Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước

B. Quyết định ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực; trường hợp không thống nhất, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định

C. Lập, trình Chính phủ dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết. Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí, lệ phí, các khoản vay và thu khác của ngân sách, các nguồn viện trợ quốc tế; tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được giao. Tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ

D. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1: Thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính (Điều 11):

A. Đối với quỹ dự trữ tài chính trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng để đáp ứng nhu cầu chi; Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng để chi. Đối với quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng

B. Đối với quỹ dự trữ tài chính cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sử dụng

C. Đối với quỹ dự trữ tài chính cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sử dụng

D. Đối với quỹ dự trữ tài chính cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 2: Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước (Điều 18):

A. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước

B. Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật

C. Chi không có dự toán, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; chi không đúng dự toán ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật. Các hành vi bị cấm khác trong lĩnh vực ngân sách nhà nước theo quy định của các luật có liên quan

D. Tất cả các đáp án trên

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 4: Ngân sách địa phương gồm (Điều 6):

A.  Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

B. Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn

C. Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã)

D. Cả 3 phương án trên

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 5: Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp nào (Điều 11):

A. Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách

B. Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ

C. Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán

D. Đáp án A và B

Xem đáp án

30/08/2021 1 Lượt xem

Câu 6: Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm là (Điều 43):

A. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước được lập hằng năm cho thời gian 01 năm, trên cơ sở kế hoạch tài chính 05 năm, được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu

B. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước được lập hằng năm cho thời gian 02 năm, trên cơ sở kế hoạch tài chính 05 năm, được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu

C. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước được lập hằng năm cho thời gian 03 năm, trên cơ sở kế hoạch tài chính 05 năm, được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu

D. Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước được lập hằng năm cho thời gian 04 năm trên cơ sở kế hoạch tài chính 05 năm, được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án - Phần 30
Thông tin thêm
  • 6 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Người đi làm