Câu hỏi: Nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên (Điều 52):

138 Lượt xem
30/08/2021
3.0 7 Đánh giá

A. Ủy ban nhân dân yêu cầu CQTC cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách

B. Ủy ban nhân dân yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách

C. Ủy ban nhân dân yêu cầu UBND cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách

D.  Hội đồng nhân dân cấp trên điều chỉnh dự toán ngân sách

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1: Chi thường xuyên NSNN là (Điều 4):

A. Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước

B. Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

C. Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác

D. Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh

Xem đáp án

30/08/2021 1 Lượt xem

Câu 2: Đơn vị phụ thuộc là:

A. Đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách

B. Đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp III giao dự toán ngân sách

C. Đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp 4 giao dự toán ngân sách

D. Đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp 0 giao dự toán ngân sách

Xem đáp án

30/08/2021 1 Lượt xem

Câu 3: Dự phòng NSNN được dùng để (Điều 10):

A. Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán; Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu

B. Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán; Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu; Chi hỗ trợ các địa phương khác theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 9 của Luật NSNN 2015

C. Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán

D. Không có phương án nào đúng

Xem đáp án

30/08/2021 1 Lượt xem

Câu 4: Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng NSNN (Điều 10):

A. Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất

B. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất

C. Đối với các khoản chi trên 03 tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khoản chi đầu tư phát triển và các khoản chi thuộc chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khoản chi còn lại. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định mức chi không quá 03 tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh, định kỳ hằng quý tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ

D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Xem đáp án

30/08/2021 1 Lượt xem

Câu 5: Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để (Điều 17):

A. Thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địạ phương; cân đối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính công và ngân sách nhà nước trong trung hạn; thúc đẩy việc công khai, minh bạch ngân sách nhà nước

B. Làm cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước

C. Định hướng cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm

D. Tất cả các phương án trên

Xem đáp án

30/08/2021 1 Lượt xem

Câu 6: Thu NSNN là (Điều 5):

A. Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí

B. Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật

C. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

D. Tất các các phương án trên

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm thi nghiệp vụ Kế toán kho bạc nhà nước có đáp án - Phần 30
Thông tin thêm
  • 8 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Người đi làm