Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 16. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
21/10/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ta chọn thời điểm nào đánh đòn quyết định bằng chiến dịch Điện Biên Phủ.
A. Thời điểm 1950.
B. Thời điểm 1953 - 1954.
C. Thời điểm 1954.
D. Thời điểm 1952 - 1954
Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chiến dịch phản công Việt Bắc vào năm nào? ở đâu?
A. Thu đông 1947, Thái Nguyên - Hà Tây - Tuyên Quang.
B. Thu đông 1947, Thái Nguyên - Tuyên Quang - Phú Thọ
C. Thu đông 1947 Tuyên Quang.
D. Thu đông 1947, Thái Nguyên - Hà Tây.
Câu 3: Thời Lý đã vận dụng tư tưởng tiến công như thế nào?
A. Chủ động để phá kế hoạch của địch.
B. Tích cực chủ động tiến công liên tục.
C. Chủ động tiến công trước để phá thế mạnh của giặc "tiên phát chế nhân".
D. Chủ động để phá kế hoạch của địch khi đich chuẩn bị chiến tranh.
Câu 4: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến dịch phòng không được thực hiện năm nào?
A. Ở Hà Nội 1972.
B. Ở Miền Bắc 1964 – 1968
C. Ở Miền Bắc1967 - 1968.
D. Ở Hà Nội 1971.
Câu 5: Sau năm 1960, chúng ta chuyển từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là lúc Mỹ áp dụng chiến lược gì?
A. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
B. Chiến lược “chiến tranh Bình Định”.
C. Chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
D. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Câu 6: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến dịch phòng không được thực hiện ở Hà Nội thời gian nào?
A. Năm 1972.
B. Năm 1964.
C. Tháng 12 năm 1972.
D. Năm 1971.
Câu 7: Yếu tố nào tác động nhất đến sự hình thành nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên?
A. Yếu tố địa lý
B. Yếu tố sông ngòi, núi rừng.
C. Yếu tố địa hình hiểm trở.
D. Yếu tố phức tạp của khí hậu Việt Nam
Câu 8: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) lực lượng tham gia bao nhiêu Đại đội?
A. Lực lượng tham gia 5 Đại đoàn.
B. Lực lượng tham gia 4 Đại đoàn.
C. Lực lượng tham gia 3 Đại đoàn.
D. Lực lượng tham gia 2 Đại đoàn.
Câu 9: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) lực lượng tham gia có bao nhiêu quân đoàn chủ lực?
A. Có 6 quân đoàn chủ lực.
B. Có 5 quân đoàn chủ lực.
C. Có gần 5 quân đoàn chủ lực.
D. Có gần 4 quân đoàn chủ lực.
Câu 10: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và giai đoạn đoạn đầu chống Mỹ, các chiến dịch diễn ra ở địa bàn nào là chủ yếu?
A. Ở địa bàn Trung du là chủ yếu.
B. Ở địa bàn rừng núi là chủ yếu.
C. Ở địa bàn đồng bằng là chủ yếu.
D. Ở địa bàn Trung du và miền núi.
Câu 11: Tư tưởng xuyên suốt trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta là gì?
A. Chủ động tiến công.
B. Tích cực, chủ động tiến công.
C. Tiến công kiên quyết.
D. Tiến công toàn diện.
Câu 12: Vị trí cách đánh chiến thuật trong nghệ thuật quân sự Việt Nam như thế nào?
A. Là nội dung quan trọng của lý luận chiến thuật.
B. Là nội dung cơ bản trong lý luận chiến thuật.
C. Là nội dung quan trọng nhất của lý luận chiến thuật.
D. Là nội dung quan trọng trong xây dựng các lực lượng đặc biệt.
Câu 13: Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, có khoảng 9 vạn quân, đã đánh bại mấy vạn quân Thanh xâm lược?
A. Đánh bại hơn 30 vạn quân Thanh
B. Đánh bại gần 30 vạn quân Thanh.
C. Đánh bại 29 vạn quân Thanh
D. Đánh bại hơn 27 vạn quân Thanh
Câu 14: Một trong những nội dung nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên là gì?
A. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.
B. Nghệ thuật triệt để áp dụng địa hình đại vật để lấy yếu thắng mạnh.
C. Nghệ thuật lấy đoản binh chế trường trận.
D. Nghệ thuật áp dụng thành thạo tư tưởng quân sự phương Đông.
Câu 15: Thời nhà Trần có 15 vạn quân, đã đánh bại bao nhiêu vạn quân Nguyên Mông xâm lược?
A. Đã đánh bại hơn 50 vạn quân Nguyên Mông.
B. Đã đánh bại 60 vạn quân Nguyên Mông.
C. Đã đánh bại 40 vạn quân Nguyên Mông.
D. Đã đánh bại 30 vạn quân Nguyên Mông.
Câu 16: Một trong những nội dung nghệ thuật đánh giặc thể hiện tính mềm dẻo, khôn khéo của tổ tiên là gì?
A. Nghệ thuật phát huy sức mạnh của lĩnh vực hoạt động quân sự, chính trị.
B. Nghệ thuật đấu tranh quân sự đóng vai trò quyết định.
C. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận.
D. Nghệ thuật phát huy sức mạnh quân sự, chính trị.
Câu 17: Vì sao Tổ tiên ta thực hiện kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận?
A. Chiến tranh không phải chỉ có hoạt động quân sự.
B. Chiến tranh là thách thức toàn diện với toàn xã hội.
C. Quân địch đánh ta toàn diện trên các lĩnh vực
D. Quân xâm lược có sức mạnh quân sự và thiện chiến.
Câu 18: Trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, thực hiện "cách tiến công" như thế nào?
A. Tiến công liên tục và toàn diện trên tất cả các mặt trận
B. Chủ động tích cực, liên tục, từ nhỏ đến lớn.
C. Tích cực chuẩn bị tiến công liên tục, từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ.
D. Chủ động tích cực, nếu phòng ngự cũng là phòng ngự tiến công.
Câu 19: Trong nội dung nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, vị trí của mặt trận quân sự được xác định như thế nào?
A. Là mặt trận cơ bản chi phối các mặt trận khác, ảnh hưởng đến kết quả chiến tranh.
B. Có tính quyết định trực tiếp thắng lợi của chiến tranh.
C. Là mặt trận xung kích tiêu diệt sinh lực địch.
D. Có tính quyết định làm thay đổi mối quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia trong chiến tranh.
Câu 20: Vì sao trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên thực hiện kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận?
A. Đó là truyền thống tiêu biểu trong chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
B. Đó là yếu tố cơ bản tạo sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
C. Đó là truyền thống, kinh nghiệm giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh của dân tộc ta.
D. Đó là kinh nghiệm truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Câu 21: Trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, vị trí mặt trận chính trị được xác định như thế nào?
A. Là mặt trận quan trọng nhất tạo điều kiện cho các mặt trận khác.
B. Là cơ sở tạo sức mạnh quân sự, ngoại giao, binh vận.
C. Cùng với quân sự quyết định sức mạnh của chiến tranh.
D. Là cơ sở tạo sức mạnh quân sự, ngoại giao.
Câu 22: Tổ tiên ta kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận nhằm mục đích gì?
A. Nhằm có lực lượng lớn hơn địch để thắng chúng.
B. Nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, giành thắng lợi trong chiến tranh.
C. Nhằm phát huy sức mạnh của từng yếu tố.
D. Có lực lượng lớn hơn địch để thắng chúng.
Câu 23: Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, gồm mấy bộ phận? Bộ phận nào quan trọng nhất?
A. Gồm 4 bộ phận, quan trọng nhất là chiến lược quân sự.
B. Gồm 3 bộ phận, quan trọng nhất là chiến lược quân sự.
C. Gồm 2 bộ phận, quan trọng nhất là chiến thuật - chiến dịch
D. Gồm 5 bộ phận, quan trọng nhất là chiến lược quân sự.
Câu 24: Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo dựa trên cơ sở lý luận nào?
A. Học thuyết chủ nghĩa Mác - Lê nin.
B. Học thuyết chủ nghĩa Mác - Lê nin về bảo vệ Tổ quốc.
C. Học thuyết chủ nghĩa Mác - Lên nin về chiến tranh, quân đội, bảo vệ Tổ quốc.
D. Học thuyết chủ nghĩa Mác - Lên nin, quân đội, bảo vệ Tổ quốc.
Câu 25: Lực lượng đánh giặc được thể hiện trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên như thế nào?
A. Toàn dân, toàn quân, cả nước.
B. Toàn dân tộc, thực hiện "trăm họ là binh, toàn dân đánh giặc".
C. Cả dân tộc, lấy lực lượng vũ trang bao gồm các thành phần làm nòng cốt.
D. Toàn dân, toàn quân.
Câu 26: Trận đánh Điện Biên Phủ đi vào lịch sử quân sự thế giới dưới thuộc loại hình nghệ thuật nào sau đây?
A. Chiến đấu tiến công
B. Vây lấn tiến công
C. Phòng ngự và phản công
D. Phản công
Câu 27: Một trong những nội dung của chiến lược quân sự Việt nam từ khi có Đảng lãnh đạo là gì?
A. Xác định định kẻ thù, xác định đúng đối tượng tác chiến.
B. Xây dựng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường cho toàn thể dân tộc.
C. Phát huy sức mạnh của cả dân tộc và thời đại trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
D. Thực hiện tốt chiến tranh nhân dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Câu 28: Nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta có ảnh hưởng gì tới nghệ thuật đánh giặc từ khi có Đảng lãnh đạo?
A. Là cơ sở, nền tảng trong việc xây dựng nghệ thuật đánh giặc từ khi có Đảng lãnh đạo.
B. Là những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật tác chiến trên chiến trường Việt Nam.
C. Là cơ sở xây dựng nghệ thuật chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
D. Là cơ sở để Đảng ta vận dụng, kế thừa, phát triển, hình thành nghệ thuật đánh giặc cho cách mạng Việt Nam.
Câu 29: Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự chính trị, ngoại giao, binh vận trong lich sử chiến tranh chống ngoại xâm của ông cha ta là nhằm mục đích?
A. Để tạo ra sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi trong chiến tranh.
B. Để nhân dân Việt Nam và các nước trong khu vực ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta.
C. Để chống kẻ thù mạnh, ta phải kiên quyết, khôn khéo, triệt để lợi dụng các cơ hội ngoại giao giảm tối đa tổn thất trong các cuộc chiến tranh.
D. Để giải quyết nhanh chóng chiến tranh và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh xảy ra liên tiếp trên đất nước.
Câu 30: Cơ sở để hình thành nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh của Tổ tiên ta là gì?
A. Quân đội nước Việt Nam rất thiện chiến khả năng tác chiến trên mọi địa hình nhưng quân số không đông.
B. Điều kiện địa lý, kinh tế – chính trị không cho phép xây dựng những đội quân có số lượng lớn và trang bị đầy đủ.
C. Dân tộc Việt nam yêu chuộng hoà bình nên không chủ trương xây dựng quân đội với quân số đông nhưng xây dựng quân đội tinh nhuệ, sẵn sàng cho các cuộc chiến tranh.
D. Nước ta đất không rộng, người không đông, nhưng luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần.
Câu 31: Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta là gì?
A. Phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam.
B. Nền nông nghiệp truyền thống trồng câý lúa nước.
C. Vị trí địa lý, khả năng kinh tế,điều kiện chính trị văn hoá xã hội của dân tộc Việt nam trước đây.
D. Do tác động ngoại cảnh vào lịch sử đất nước ta.
Câu 32: Một trong nhữg nội dung của chiến lược quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo.
A. Xác định được thời thế, đánh giá đúng sức mạnh của cách mạng Việt Nam.
B. Xác định được thế mạnh của ta, thế yếu của kẻ thù.
C. Biết mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc.
D. Xác định được phương hướng phát triển lực lượng trong trong cuộc chiến tranh.
Câu 34: Lựu đạn Việt Nam sát thương tiêu diệt địch thế nào? Bán kính sát thương?
A. Sát thương địch bằng sức ép khí thuốc, bán kính sát thương là 6m
B. Sát thương địch bằng mảnh gang vụn, bán kính sát thương 6m
C. Sát thương địch bằng mảnh gang vụn, bán kính sát thương 10m
D. Sát thương địch bằng sức ép khí thuốc, bán kính sát thương 10m
Câu 35: Đối tượng nghiên cứu môn học giáo dục quốc phòng, an ninh:
A. Nghiên cứu về chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới.
B. Nghiên cứu về đường lối quân sự của Đảng, Công tác quốc phòng an ninh, Quân sự và kỹ năng quân sự cần thiết.
C. Nghiên cứu về chiến lược kinh tế, quốc phòng của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới.
D. Nghiên cứu về chiến lược kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
Câu 36: Quá trình nghiên cứu môn học giáo dục quốc phòng, an ninh phải nắm vững và vận dụng đúng đắn các quan điểm tiếp cận khoa học:
A. Hệ thống, lịch sử, logic, thực tiễn.
B. Khách quan, lịch sử, toàn diện.
C. Hệ thống, biện chứng, lịch sử, logic.
D. Lịch sử, cụ thể biện chứng.
Câu 37: Các phương pháp nghiên cứu môn học giáo dục quốc phòng, an ninh:
A. Nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn.
B. Nghiên cứu tập trung, kết hợp với thảo luận nhóm.
C. Kết hợp các phương pháp dạy học lý thuyết và thực hành.
D. Cả A và C.
Câu 38: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh:
A. Là một hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử.
B. Là những cuộc xung đột tự phát ngẫu nhiên.
C. Là một hiện tượng xã hội mang tính vĩnh viễn.
D. Là những xung đột do những mâu thuẫn không mang tính xã hội.
Câu 39: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc của chiến tranh:
A. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện ngay từ khi xuất hiện xã hội loài người.
B. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện chế độ tư hữu, có giai cấp và nhà nước.
C. Chiến tranh bắt nguồn từ sự phát triển tất yếu khách quan của loài người.
D. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện các hình thức tôn giáo
Câu 40: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất của chiến tranh:
A. Là tiếp tục mục tiêu kinh tế bằng thủ đoạn bạo lực.
B. Là thủ đoạn để đạt được mục tiêu của một giai cấp.
C. Là tiếp tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực.
D. Là thủ đoạn chính trị của một giai cấp.
Câu 41: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chính trị là sự phản ánh tập trung của:
A. Kinh tế.
B. Xã hội.
C. Quốc phòng.
D. An ninh.
Câu 42: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ giữa chiến tranh với chính trị:
A. Chính trị là con đường, là phương tiện của chiến tranh.
B. Chính trị là một thời đoạn, một bộ phận của chiến tranh.
C. Chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục của chiến tranh.
D. Chính trị không thế sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra nhiệm vụ, mục tiêu.
Câu 43: Trong mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị, thì chiến tranh là kết quả phản ánh:
A. Những bản chất chính trị xã hội.
B. Sức mạnh tổng hợp của quân đội.
C. Những cố gắng cao nhất của chính trị.
D. Những cố gắng cao nhất về kinh tế.
Câu 44: Hồ Chí Minh khẳng định mục đích cuộc chiến tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp:
A. Bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
B. Bảo vệ đất nước và chống ách đô hộ của thực dân, đế quốc.
C. Bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, của chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. Bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước.
Câu 45: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh xác định thái độ đối với chiến tranh là:
A. Phản đối tất cả các cuộc chiến tranh.
B. Phản đối các cuộc chiến tranh chống áp bức, nô dịch.
C. Phản đối các cuộc chiến tranh sắc tộc tôn giáo.
D. Ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa.
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 45 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận