Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 1

  • 30/08/2021
  • 45 Câu hỏi
  • 948 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 1. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

29 Lần thi

Câu 1: Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng vũ trang nhân dân là:

A. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ XHCN và những thành quả cách mạng.

B. Xây dựng tiềm lực quốc phòng và thế trận quốc phòng vững chắc.

C. Tổ chức lực lượng chiến tranh nhân dân và thế trận chiến tranh nhân dân.

D. Tổ chức lực lượng quần chúng rộng rãi xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

Câu 2: Một trong những đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là:

A. Bảo vệ chế độ XHCN và những thành quả cách mạng trong điều kiện quốc tế đã thay đổi, có nhiều diễn biến phức tạp.

B. Xây dựng dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong điều kiện quốc tế đã thay đổi, có nhiều diễn biến phức tạp.

C. Xây dựng lực lượng chiến tranh nhân dân và thế trận chiến tranh nhân dân trong điều kiện quốc tế đã thay đổi, có nhiều diễn biến phức tạp.

D. Xây dựng đất nước và xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong điều kiện quốc tế đã thay đổi.

Câu 3: Một trong những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới là:

A. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở.

B. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới toàn diện hơn.

C. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có những bước trưởng thành lớn mạnh về chính trị, chất lượng tổng hợp, trình độ chính quy, sức mạnh chiến đấu.

D. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong điều kiện quốc tế đã thay đổi, có nhiều diễn biến phức tạp.

Câu 4: Một trong những nội dung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ là:

A. Xây dựng cả chất lượng và số lượng, lấy chất lượng lá chính, tổ chức biên chế phù hợp.

B. Xây dựng cả chất lượng và số lượng, cả chính quy và phi chính quy, cả chủ lực và địa phương.

C. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ phù hợp và theo kịp với lực lượng vũ trang nhân dân theo hướng chính quy.

D. Xây dựng lực lượng dân quân tự phù hợp với quân đội nhân dân theo hướng cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.   

Câu 6: Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là:

A. Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng.

C. Cùng toàn dân xây dựng đất nước.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 7: Hãy chọn cụm từ đúng nhất tương ứng vị trí (1) và (2) trong câu nói sau: “Quốc phòng là công việc giữ nước của một quốc gia, bao gồm tổng thể các hoạt động đối ngoại và đối nội trên tất cả các lĩnh vực: ………(1)…….., nhằm mục đích bảo vệ vững chắc………..(2)…….,tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước.

A. Chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đất nước (1); chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (2).

B. Quốc phòng, an ninh (1); kinh tế - xã hội (2).

C. Xây dựng quốc phòng, an ninh (1); chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (2).

D. Kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội(1); độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (2). 

Câu 8: Hãy chọn cụm từ đúng nhất tương ứng vị trí (1) và (2) trong câu nói sau: “Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã xác định  để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng VN, chúng ta phải: ……(1)…….với….(2)……..trong một chỉnh thể thống nhất.

A. kết hợp chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đất nước (1); kết hợp phát triển kinh tế - xã hội (2)

B. kết hợp phát triển kinh tế - xã hội (1); xây dựng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (2).

C. kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội(1); độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (2).

D. kết hợp phát triển kinh tế - xã hội (1); tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh (2).

Câu 9: Hãy chọn câu đúng nhất trong những phương án sau:

A. Bản chất của chế độ kinh tế xã hội quyết định đến bản chất của quốc phòng an ninh.

B. Bản chất của nền quốc phòng an ninh quyết định bản chất của chế độ kinh tế xã hội.

C. Bản chất của chế độ xã hội quyết định bản chất của nền kinh tế.

D. Bản chất của nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quyết định bản chất kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội.

Câu 11: Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay là:

A. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

B. Kết hợp trong xây dựng hậu phương với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh.

C. Kết hợp trong phân vùng chiến lược với xây dựng các vùng kinh tế.

D. Kết hợp trong xây dựng các vùng kinh tế với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh.

Câu 12: Quán triệt việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng,  an ninh ở nước ta hiện nay tập trung vào mấy nội dung chính?

A. Tập trung vào 3 nội dung.

B. Tập trung vào 4 nội dung.

C. Tập trung vào 5 nội dung.

D. Tập trung vào 6 nội dung.

Câu 13: Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh ở nước ta hiện nay là:

A. Nội dung 1, 2 và 4 đều đúng.

B. Nội dung  2, 3 và 4 đều đúng.

C. Nội dung 1, 2 và 3 đều đúng.

D. Nội dung 1, 3 và 4 đều đúng.

Câu 15: Việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ở nước ta hiện nay nhằm mục đích gì?

A. Thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh.

B. Làm cho kinh tế phát triển, quốc phòng vững mạnh.

C. Thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

D. Tăng cường nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Câu 16: Hiện nay nước ta chia thành mấy vùng kinh tế trọng điểm?

A. Có 2 vùng kinh tế trọng điểm.

B. Có 3 vùng kinh tế trọng điểm.

C. Có 4 vùng kinh tế trọng điểm.

D. Có 5 vùng kinh tế trọng điểm.

Câu 19: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược(1945-1954), thực hiện việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, Đảng ta đã đề ra chủ trương nào sau đây:

A. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; vừa chiến đấu, vừa tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

B. Vừa thực hiện phát triển kinh tế ở địa phương, vừa tiến hành chiến tranh rộng khắp.

C. Xây dựng làng kháng chiến.

D. Tất cả phương án trên.

Câu 20: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước(1954-1975), kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh đã được Đảng ta chỉ đạo như thế nào?

A. Kết hợp tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để củng cố cho quốc phòng.

B. Xây dựng, phát triển xã hội mới, nền kinh tế mới, văn hóa mới, đồng thời chăm lo củng cố quốc phòng.

C. Thực hiện ở hai miền Nam, Bắc, ở mỗi miền với nội dung và hình thức thích hợp để tạo sức mạnh tổng hợp.

D. Triển khai trên qui mô rộng lớn.

Câu 21: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất do ai lãnh đạo và vào năm nào?

A. Đinh Tiên Hoàng, năm 981.

B. Ngô Quyền, năm 981.

C. Lê Hoàn, năm 981.

D. Lý Thường Kiệt, năm 938.

Câu 22: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2 do ai lãnh đạo và vào giai đoạn nào?

A. Đinh Tiên Hoàng, giai đoạn 981 - 1012.

B. Ngô Quyền, giai đoạn 938 - 981.

C. Lê Hoàn, giai đoạn 981 - 1012. 

D. Lý Thường Kiệt, giai đoạn 1075 - 1077. 

Câu 24: Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3 vào giai đoạn nào và Nhà Trần đã đánh bại bao nhiêu vạn quân Nguyên?

A. Giai đoạn 1287 – 1288; 50 vạn.

B. Giai đoạn 1287 – 1288; 60 vạn.

C. Giai đoạn 1287 – 1289; 40 vạn.

D. Giai đoạn 1286 – 1287; 30 vạn.

Câu 26: Chiến dịch Hồ Chí Minh thuộc loại hình nghệ thuật quân sự nào?

A. Chiến dịch phản công.

B. Chiến dịch tiến công.

C. Chiến dịch phòng ngự.

D. Chiến dịch phòng ngự, phản công.

Câu 27: Chủ nghĩa Mác –Lê Nin có những ảnh hưởng nào tới nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo?

A. Là nền tảng tư tưởng,là cơ sở cho Đảng ta định ra đường lối quân sự trong khởi nghĩa và chiến tranh ở Việt Nam.

B. Là học thuyết quân sự đúng đắn, khoa học nhất để Việt Nam sử dụng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

C. Là chủ trương, đường lối quân sự phù hợp nhất, sát thực nhất đối với Cách mạng Việt Nam.

D. Là lý luận kinh điển về nghệ thuật quân sự, tư liệu tham khảo cho tư tưởng quân sự Việt Nam.

Câu 28: Tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong nghệ thuật đánh giặc của Tổ tiên ta là gì?       

A. Chủ động đánh địch, khi chúng có mưu đồ xâm lược, chặn địch ngay từ biên giới.

B. Dụ địch vào sâu trong nội địa, đánh vào sự chủ quan, hiếu thắng của chúng.

C. Tích cực chủ động tiến công, liên tục tiến công từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ.

D. Chủ động phòng ngự, tạo thời cơ bao vây chia cắt chúng để tiêu diệt, giành thắng lợi.

Câu 29: Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thời Trần, đã thực hiện kế sách đánh giặc như thế nào?

A. Khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt.

B. Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, nơi hiểm yếu của kẻ thù.

C. Tiến công liên tục vào hậu phương địch.

D. Phân tán lực lượng, tránh thế mạnh, đánh vào sau lưng địch.

Câu 30: Một trong những nội dung chủ yếu về nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta là:

A. Nội dung 1 và 4 đều đúng.

B. Nội dung 2 và 4 đều đúng.

C. Nội dung 1 và 3 đều đúng.

D. Nội dung 3 và 4 đều đúng.

Câu 31: Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam bao gồm những yếu tố nào?

A. Nội dung 1, 2 và 4 đều đúng.

B. Nội dung 1, 3 và 4 đều đúng.

C. Nội dung 2, 3 và 4 đều đúng.

D. Nội dung 1, 2 và 3 đều đúng.

Câu 32: Một trong những cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo là:

A. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân.

B. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Hồ Chí Minh.

C. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.

D. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến của quân đội nhân dân Việt Nam.

Câu 33: Một trong những nội dung chủ yếu về nghệ thuật đánh giặc của Tổ tiên ta là:

A. Nghệ thuật toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện.

B. Nghệ thuật tác chiến của chiến tranh nhân dân.

C. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc.

D. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao.

Câu 35: Sau cách mạng tháng tám chúng ta xác định kẻ thù “nguy hiểm, trực tiếp”  của cách mạng là những đối tượng nào?

A. Thực dân Pháp là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm của Cách mạng Việt Nam.

B. Thực dân Pháp, phát xít Nhật là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm của Cách mạng Việt Nam.

C. Thực dân Pháp, phát xít Nhật, quân Tưởng là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm của Cách mạng Việt Nam.

D. Thực dân Pháp, quân Tàu Tưởng là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm của Cách mạng Việt Nam.

Câu 36: Một trong những nội dung bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự được vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới là:

A. Vận dụng các hình thức chiến thuật vào các trận chiến đấu.

B. Quán triệt các loại hình tác chiến trong một chiến dịch.  

C. Vận dụng các hình thức và quy mô lực lượng tham gia trong các trận chiến đấu. 

D. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời và mưu kế. 

Câu 37: Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, gồm những bộ phận hợp thành nào?

A. Chiến lược, chiến dịch tác chiến trên bộ và trên biển.

B. Chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật.

C. Chiến lược, chiến dịch tiến công và tác chiến phòng ngự.

D. Chiến lược, nghệ thuật chiến dịch tiến công và phòng ngự, kỹ thuật bộ binh.

Câu 38: Một trong những nội dung  nghệ thuật đánh giặc của Tổ tiên ta thể hiện tính mềm dẻo, khôn khéo là:

A. Nghệ thuật phát huy sức mạnh của lĩnh vực hoạt động quân sự, chính trị.

B. Nghệ thuật đấu tranh quân sự đóng vai trò quyết định.

C. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận.

D. Nghệ thuật phát huy sức mạnh  hoạt động quân sự, chính trị.

Câu 39: Một trong những cơ sở lý luận hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo là:

A. Học thuyết chủ nghĩa Mác-Lê nin về Chiến tranh.

B. Học thuyết chủ nghĩa Mác-Lê nin về bảo vệ Tổ quốc.

C. Học thuyết chủ nghĩa Mác-Lê nin về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc.

D. Học thuyết chủ nghĩa Mác-Lê nin về quân đội.

Câu 40: Một trong những nội dung của chiến lược quân sự từ khi có Đảng lãnh đạo là:

A. Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến.

B. Xây dựng tinh thần yêu nước , ý chí quật cường cho toàn dân tộc.

C. Phát huy sức mạnh dân tộc và thời đại trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

D. Thực hiện tốt chiến tranh nhân dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Câu 41: Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận trong lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm của ông cha ta là nhằm mục đích gì?

A. Để tạo ra sức mạnh tổng hợp, giành thắng lợi trong chiến tranh.

B. Để nhân dân Việt nam và các nước trong khu vực ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta.

C. Để chống kẻ thù mạnh, ta phải kiên quyết, khôn khéo, triệt để lợi dụng các cơ hội ngoại giao… giảm tối đa tổn thất trong chiến tranh.

D. Để giải quyết nhanh chóng chiến tranh và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh xảy ra liên tiếp trên đất nước.

Câu 42: Một số nội dung bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự được vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới là:

A. Nội dung 1, 2 và 3 đều đúng.

B. Nội dung 1, 3 và 4 đều đúng.

C. Nội dung 2, 3 và 4 đều đúng.

D. Tất cả nội dung1, 2, 3 và 4 đều đúng.

Câu 43: Trận đánh Điện Biên Phủ đi vào lịch sử quân sự thế giới thuộc loại hình nghệ thuật nào?

A. Chiến đấu tiến công.

B. Chiến dịch tiến công.

C. Chiến dịch phòng ngự và tiến công.

D. Chiến dịch phản công.

Câu 44: Vị trí “cách đánh chiến thuật” trong nghệ thuật quân sự Việt Nam có ý nghĩa như thế nào?

A. Là nội dung quan trọng của lý luận quân sự.

B. Là nội dung cơ bản trong lý luận chiến thuật.

C. Là nội dung quan trọng của lý luận nghệ thuật quân sự.

D. Là nội dung quan trọng nhất của lý luận chiến thuật.

Câu 45: Một trong những nội dung của chiến lược quân sự từ khi có Đảng lãnh đạo là:

A. Xác định được thời thế, đánh giá đúng sức mạnh của cách mạng Việt Nam.

B. Xác định được thế mạnh của ta, thế yếu của địch.

C. Biết mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc.

D. Xác định được phương hướng phát triển lực lượng trong chiến tranh.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 29 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 45 Câu hỏi
  • Sinh viên