Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 2. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
21/10/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
5 Lần thi
Câu 1: Để phát huy nhân tố con người trong xây dựng quân đội, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề gì?
A. Công tác tư tưởng, tổ chức và rèn luyện tính kỷ luật
B. Rèn luyện đạo đức trình độ kỹ chiến thuật.
C. Công tác giáo dục chính trị trong quân đội.
D. Công tác tổ chức và rèn luyện bản lĩnh chiến đấu.
Câu 2: Hồ Chí Minh xác định vai trò của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN như thế nào?
A. Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo trực tiếp sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
B. Đảng cộng sản Việt Nam là người đi tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
C. Đảng cộng sản Việt Nam là người kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đứng lên bảo vệ đất nước.
D. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Câu 3: Để bảo vệ Tổ quốc XHCN,Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng yếu tố nào?
A. Sức mạnh toàn dân tộc, sức mạnh toàn dân.
B. Sự đoàn kết nhất trí của nhân dân, của Đảng và chính phủ.
C. Sự đoàn kết nhất trí của toàn dân tộc và lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Sức mạnh của Lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 4: Hồ Chí Minh khẳng định mục đích chính trị cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp là gì?
A. Thống trị, bóc lột các dân tộc thuộc địa.
B. Cướp nước, nô dịch và thống trị các dân tộc thuộc địa.
C. Đặt ách thống trị áp bức bóc lột dân tộc Việt Nam.
D. Cướp nước, bóc lột các dân tộc thuộc địa.
Câu 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến lâu dài như thế nào?
A. Xây dựng lực lượng, tạo và giành thời cơ kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
B. Lấy thời gian làm lực lượng, chuyển hoá so sánh dần dần thế và lực của ta, giành thắng lợi hoàn toàn, kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
C. Xây dựng lực lượng quân sự đủ mạnh, tiến lên giành thắng lợi quyết định, rút ngắn thời gian chiến tranh.
D. Tìm kiếm thời cơ và sự hỗ trợ của các lực lượng tiến bộ từ phía bên ngoài, kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
Câu 6: Hồ Chí Minh xác định tính chất xã hội của chiến tranh như thế nào?
A. Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.
B. Chiến tranh cách mạng và phản cách mạng.
C. Chiến tranh là một hiện tượng mang tính xã hội.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 7: Hồ Chí Minh khẳng định mục đích của chiến tranh chống xâm lược là:
A. Bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc.
B. Bảo vệ đất nước và chống ách đô hộ của thực dân, đế quốc.
C. Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.
D. Bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, của chế độ XHCN
Câu 8: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những thứ quân nào?
A. Bộ đội chủ lực, Bộ đội biên phòng, Bộ đội địa phương.
B. Bộ đội chính qui, công an nhân dân, Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ.
C. Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ.
D. Bộ đội chủ lực, Bộ đội biên phòng, Bộ đội địa phương, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
Câu 9: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, sử dụng bạo lực cách mạng là để:
A. Lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới.
B. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới.
C. Giành chính quyền và giữ chính quyền.
D. Tiêu diệt các lực lượng phản cách mạng và lật đổ chính quyền phản động.
Câu 10: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin, chiến tranh là:
A. Một hành vi bạo lực nhằm lật đổ một chế độ xã hội.
B. Một hành vi bạo lực nhằm bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới.
C. Giải quyết mâu thuẫn xã hội của mối quan hệ người với người.
D. Một hiện tượng chính trị - xã hội.
Câu 11: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin, nguồn gốc kinh tế của chiến tranh là:
A. Một hành vi bạo lực nhằm lật đổ một chế độ xã hội.
B. Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
C. Giải quyết mâu thuẫn xã hội của mối quan hệ người với người.
D. Sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp.
Câu 12: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh là:
A. Sức mạnh của toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
B. Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của vũ khí, sức mạnh của quân đội và sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
C. Sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của quân đội, sức mạnh của nền kinh tế.
D. Câu B và C đúng.
Câu 13: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định phải kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Vì sao?
A. Đất nước nghèo, phải chiến đấu chống lại kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh.
B. Đất nước nghèo, kinh tế kém phát triển, vừa giành được độc lập, kẻ thù là bọn thực dân, đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần.
C. Đất nước nghèo, lực lượng vũ trang ta chưa thể đánh thắng kẻ thù ngay được.
D. Đất nước nghèo, phải chiến đấu chống lại kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự.
Câu 14: Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là:
A. Đoàn Vệ quốc quân.
B. Đội Việt Nam cứu quốc quân.
C. Việt Nam giải phóng quân.
D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Câu 15: Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lê Nin về bản chất giai cấp của quân đội là gì?
A. Mang bản chất từ thành phần xuất thân của lực lượng vũ trang.
B. Mang bản chất quần chúng nhân dân lao động.
C. Mang bản chất giai cấp nhà nước đã tổ chức nuôi dưỡng và sử dụng quân đội.
D. Là lực lượng bảo vệ đất nước, không mang bản chất chính trị.
Câu 16: Quan niệm của chủ nghĩa Mac- Lê Nin về bản chất của chiến tranh là gì?
A. Bản chất của chiến tranh là sự kế tục chính trị bằng bạo lực.
B. Bản chất của chiến tranh là sự tranh giành vị trí thống trị trên thế giới.
C. Bản chất của chiến tranh là sự tranh giành về quyền lợi kinh tế trong xã hội.
D. Bản chất của chiến tranh là thủ đoạn để đạt được mục tiêu chính trị của một giai cấp.
Câu 17: Quan niệm của chủ nghĩa Mac- Lê Nin về nguồn gốc của chiến tranh là:
A. Chiến tranh bắt nguồn ngay từ khi xuất hiện loài người.
B. Chiến tranh bắt nguồn từ sự xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước.
C. Chiến tranh bắt nguồn từ sự phát triển tất yếu khách quan của loài người.
D. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện các hình thức tôn giáo.
Câu 18: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là:
A. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân.
B. Nghĩa vụ thiêng liêng cao quí của mỗi người dân.
C. Giữ gìn sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân.
Câu 19: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là:
A. Sức mạnh của sự đoàn kết, của ý chí và truyền thống dân tộc.
B. Sức mạnh của lòng yêu nước nồng nàn kết hợp với sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.
C. Sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc.
D. Sức mạnh của cả dân tộc, cả nước, kết hợp với sức mạnh thời đại.
Câu 20: Một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân là:
A. Phân vùng chiến lược gắn với xây dựng các vùng kinh tế, dân cư.
B. Phân vùng chiến lược gắn với xây dựng hậu phương chiến lược.
C. Phân vùng chiến lược gắn với bố trí lực lượng quân sự vững mạnh.
D. Phân vùng chiến lược gắn với xây dựng các tuyến phòng thủ.
Câu 21: Một trong những đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân là:
A. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với nền an ninh nhân dân.
B. Nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân là một.
C. Nền an ninh nhân dân hỗ trợ cho nền quốc phòng toàn dân.
D. Nền an ninh nhân dân và nền quốc phòng toàn dân thực hiện nhiệm vụ độc lập về an ninh quốc phòng.
Câu 22: Trong nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh hiện nay, có câu: “Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh là xây dựng………”. Hãy chọn cụm từ đúng nhất cho phù hợp với câu nói trên:
A. Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
B. Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, có vũ khí hiện đại ngang tầm với các nước.
C. Lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
D. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ quân: chủ lực, địa phương và dân quân tự vệ.
Câu 23: Bổ sung cụm từ phù hợp nhất cho khái niệm tiềm lực quốc phòng, an ninh: “Tiềm lực quốc phòng, an ninh là khả năng về……………”.
A. Vũ khí, phương tiện chiến tranh có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
B. Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, vũ khí, phương tiện có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
C. Nguồn lực xã hội đáp ứng cho yêu cầu quốc phòng, an ninh.
D. Nhân lực, vật lực, tài chính có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Câu 24: Một số nội dung của xây dựng tiềm lực quốc phòng an ninh ngày nay là:
A. Nội dung 2 và 3 đúng.
B. Nội dung 1 và 4 đúng.
C. Nội dung 1 và 3 đúng.
D. Nội dung 1 và 2 đúng.
Câu 25: Bổ sung cụm từ phù hợp nhất cho khái niệm tiềm lực kinh tế: “tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng, an ninh là khả năng về kinh tế của đất nước có thể ……………nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh”.
A. Khai thác, huy động.
B. Lãnh đạo thực hiện.
C. Quản lý điều hành.
D. Tổ chức triển khai .
Câu 26: Điền cụm từ phù hợp nhất cho khái niệm tiềm lực chính trị, tinh thần: “Tiềm lực chính trị, tinh thần được biểu hiện ở năng lực…………………..”.
A. Huy động vũ khí, phương tiện chiến tranh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,an ninh.
B. Lãnh đạo lực lượng vũ trang để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
C. Lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước.
D. Huy động nhân lực, vật lực, tài chính để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Câu 27: Bổ sung cụm từ phù hợp nhất cho khái niệm tiềm lực chính trị, tinh thần: “tiềm lực chính trị, tinh thần là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh của …………, có tác động to lớn đến hiệu quả sử dụng các nguồn tiềm lực khác”.
A. Đảng.
B. Quốc phòng, an ninh.
C. Quân đội, vũ khí và phương tiện chiến tranh.
D. Quân đội.
Câu 28: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là:
A. Xây dựng và huy động nguồn nhân lực, vật lực, tài chính cho quân đội.
B. Phát triển vũ khí, phương tiện chiến tranh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,an ninh.
C. Xây dựng tình yêu quê hương đất nước, niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đối với chế độ XHCN.
D. Phát triển quân đội.
Câu 29: Hãy cho biết đâu là biện pháp để xây dựng nề quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân hiện nay:
A. Thường xuyên thực hiện công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.
B. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, trách nhiệm triển khai thực hiện của các cơ quan tổ chức và nhân dân đối với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
C. Nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân cho sinh viên trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 30: Bổ sung cụm từ đúng nhất vào câu sau: Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh là xây dựng ……….. đáp ứng yêu cầu của quốc phòng , an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
A. Lực lượng chính trị.
B. Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân.
Câu 31: Khái niệm về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước để xây dựng và đi lên CNXH.
B. Là quá trình sử dụng tiềm lực quốc phòng an ninh để xây dựng đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
C. Là quá trình sử dụng tiềm lực quốc phòng an ninh để ứng phó với mọi tình huống chiến tranh.
D. Là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực quốc phòng an ninh, nhằm đánh bại ý đồ xâm lược lật đổ của kẻ thù đối với cách mạng nước ta.
Câu 32: Một trong những quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là:
A. Quá trình xây dựng và đi lên CNXH phải chủ động đánh địch ngay từ đầu và lâu dài.
B. Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực.
C. Xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc, có điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp chủ động đánh địch ngay từ đầu và lâu dài.
D. Đưa đất nước lên thế phòng ngự chiến tranh, tạo thuận lợi đánh địch ngay từ đầu và lâu dài.
Câu 33: Âm mưu thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi tiến hành xâm lược nước ta là:
A. Thực hiện đánh nhanh, thắng nhanh.
B. Kết hợp tiến công quân sự từ bên ngoài với hoạt động lật đổ từ bên trong.
C. Sử dụng các biện pháp phi vũ trang.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 34: Đặc điểm chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc có mấy nội dung:
A. Có 3 nội dung.
B. Có 4 nội dung.
C. Có 5 nội dung.
D. Có 6 nội dung.
Câu 35: Một trong những tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là:
A. Chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược bảo vệ Tổ quốc.
B. Chiến tranh cách mạng giành độc lập.
C. Chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng.
D. Cuộc chiến tranh bảo vệ xã hội Xã hội chủ nghĩa.
Câu 36: Nếu chiến tranh xảy ra, ta đánh giá quân địch có điểm yếu nào là cơ bản?
A. Vấp phải ý chí kiên cường , chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc ta.
B. Phải đương đầu với dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, chống xâm lược, kiên cường bất khuất.
C. Phải đối phó với cách đánh năng động, sáng tạo của quân đội ta.
D. Phải đương đầu với một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn.
Câu 37: Thế trận chiến tranh nhân dân là gì?
A. Là sự tổ chức, bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến.
B. Là tổ chức, bố trí lực lượng vũ trang.
C. Là sự tổ chức bố trí lực lượng để phòng thủ đất nước.
D. Là tổ chức, bố trí lực lượng vũ trang trong ý đồ chiến lược.
Câu 38: Một trong những mục đích của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là:
A. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất của Tổ quốc.
B. Bảo vệ sự toàn vẹn của Tổ quốc.
C. Bảo vệ vững chắc độc lập,chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của Tổ quốc.
Câu 39: Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, cần quán triệt mấy quan điểm chỉ đạo?
A. 6 quan điểm chỉ đạo.
B. 5 quan điểm chỉ đạo.
C. 4 quan điểm chỉ đạo.
D. 3 quan điểm chỉ đạo
Câu 40: Nếu chiến tranh xảy ra, cùng với bọn Đế quốc, lực lượng nào là đối tượng tác chiến của quân dân ta?
A. Lực lượng khủng bố và xâm lược.
B. Lực lượng phản động gây bạo loạn, lật đổ, gây xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược.
C. Lực lượng phản động bạo loạn, lật đổ và các thế lực sử dụng sức mạnh quân sự xâm lược nước ta.
D. Lực lượng phản động tiến hành bạo loạn, lật đổ phá hoại thành quả cách mạng của nhân dân ta.
Câu 41: Nếu chiến tranh xảy ra, ta đánh giá địch có điểm yếu cơ bản nào?
A. Là cuộc chiến tranh hiếu chiến, tàn ác, sẽ bị nhân loại phản đối.
B. Là cuộc chiến tranh xâm lược, sẽ bị thế giới lên án.
C. Là cuộc chiến tranh phi nghĩa, chắc chắn bị nhân loại phản đối.
D. Là cuộc chiến tranh phi nhân đạo, sẽ bị nhân dân thế giới lên án.
Câu 42: Một trong những nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là:
A. Tổ chức thế trận toàn dân đánh giặc.
B. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân.
C. Tổ chức bố trí cách đánh giặc.
D. Tổ chức thế trận phòng thủ của chiến tranh nhân dân.
Câu 43: Tính chất của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc là:
A. Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân toàn diện.
B. Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng.
C. Là cuộc chiến tranh mang tính hiện đại.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 44: Chọn một phương án để điền vào chỗ trống trong khái niệm sau: “Chiến tranh nhân dân Việt Nam là quá trình …………., nhằm đánh bại ý đồ xâm lược lật đổ của kẻ thù đối với cách mạng nước ta.”
A. Sử dụng sức mạnh quân sự được huy động trên cả nước
B. Sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực quốc phòng an ninh
C. Huy động lực lượng vũ trang toàn dân
D. Huy động lực lượng vũ trang kết hợp với toàn dân
Câu 45: Hãy chọn cụm từ đúng nhất tương ứng vị trí (1) và (2) để làm rõ khái niệm sau: “Lực lượng vũ trang nhân dân là …...(1) ……..và ……..(2)……..do Đảng cộng sản VN lãnh đạo, Nhà nước CHXHCNVN quản lý “.
A. các tổ chức vũ trang (1); bán vũ trang (2).
B. các lực lượng vũ trang (1); bán vũ trang (2).
C. tiềm lực vũ trang (1); tiềm lực bán vũ trang (2).
D. tiềm lực quốc phòng (1); thế trận quốc phòng (2).
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án Xem thêm...
- 5 Lượt thi
- 50 Phút
- 45 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận