Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 4

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 4

  • 30/08/2021
  • 45 Câu hỏi
  • 401 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh - Phần 4. Tài liệu bao gồm 45 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1: Xây dựng tiềm lực kinh tế cuả nền quốc phòng toàn dân có nội dung quan trọng nào?

A. Xây dựng nền công nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm then chốt

B. Xây dựng nền công nghiệp, lấy công nghiệp nhẹ và xuất khẩu làm then chốt

C. Xây dựng nền công nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp quốc phòng.

D. Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng làm then chốt.

Câu 2: Nền Quốc phòng toàn dân có những tính chất như thế nào?    

A. Tính thời đại, tiến bộ.

B. Tính toàn dân, toàn diện, hiện đại.

C. Tính tự vệ, chính nghĩa.

D. Tính dân tộc.

Câu 3: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong sức mạnh của toàn dân đánh giặc, vị trí của lực lượng vũ trang nhân dân được xác định như thế nào?    

A. Là lực lượng nòng cốt cho nhân dân đánh giặc.

B. Là lực lượng xung kích, trụ cột cho toàn dân.

C. Là lực lượng cùng toàn dân đánh giặc.

D. Là lực lượng xung kích, cho toàn dân.

Câu 4: Đối tượng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc XHCN là:    

A. Những lực lượng xâm lược Tổ quốc ta.

B. Những thế lực cản trở, xâm hại đến sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc XHCN của chúng ta.

C. Những lực lượng xâm lược và thế lực phản động có hành động phá hoại.

D. Chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa khủng bố quốc tế

Câu 5: Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phải kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Lý do vì sao?   

A. Việc bảo đảm đời sống nhân dân là rất khó khăn. 

B. Việc bảo đảm cuộc sống chiến đấu của lực lượng vũ trang, của hoạt động quân sự rất khó khăn.

C. Việc bảo đảm ổn định đời sống nhân dân trong chiến tranh vô cùng khó khăn, phức tạp.

D. Không có sự hỗ trợ từ phía bên ngoài.

Câu 6: Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, thế trận chiến tranh nhân dân được tổ chức rộng khắp thể hiện như thế nào?    

A. Cả nước đánh giặc, sử dụng mọi phương tiện để đánh.

B. Cả nước đánh giặc phối hợp chặt chẽ với các binh đoàn chủ lực

C. Cả nước là một chiến trường, ở đâu cũng có người đánh giặc, đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí.

D. Cả nước là một chiến trường của chiến tranh du kích rộng khắp.

Câu 7: Một trong những tính chất chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?  

A. Chiến tranh chính nghĩa, tự vệ.

B. Chiến tranh cách mạng.  

C. Chiến tranh chính nghĩa, tự vệ, cách mạng.

D. Cuộc chiến tranh bảo vệ xã hội xã hội chủ nghĩa.

Câu 8: Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, phải kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Vì một trong những lý do gì?   

A. Lực lượng phản động sẽ tiến hành phá hoại, có mưu đồ lật đổ chính quyền ta.

B. Lực lượng phản động lợi dụng chiến tranh kết hợp với phản động nước ngoài tập hợp lực lượng. 

C. Lực lượng phản động trong nước sẽ tiến hành các hành động phá hoại làm rối loạn hậu phương ta.

D. Lực lượng phản động trong nước lợi dụng cơ hội phá hoại trật tự an ninh.

Câu 9: Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam được tổ chức như thế nào?    

A. Tổ chức rộng toàn quốc, tập trung ở hướng, khu vực chủ yếu.

B. Tổ chức rộng trên phạm vi cả nước, những có trọng tâm, trọng điểm.

C. Tổ chức theo qui hoạch các vùng kinh tế và bố trí dân cư.

D. Tổ chức rộng toàn quốc, tập trung ở hướng, khu vực chủ yếu, quan trọng.

Câu 10: Thực hiện "kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn ", trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thể hiện như thế nào?    

A. Kết hợp cùng với việc xây dựng kế hoạch, xác định các phương án đánh địch cần chuẩn bị kế hoạch chống bạo loan, lật đổ.

B. Kết hợp cùng với việc xây dựng kế hoạch, xác định các phương án đánh địch và kế hoạch bảo vệ hậu phương.

C. Kết hợp đánh địch và xây dựng lực lượng quân sự địa phương bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

D. Xây dựng kế hoạch, các phương án kết hợp đánh thù trong giặc ngoài.

Câu 11: Nếu chiến tranh xảy ra, chúng ta đánh giá quân địch có điểm yếu cơ bản nào?    

A. Vấp phải ý chí chiến đấu kiên cường vì độc lập tự do của dân tộc ta.

B. Phải đương đầu với dân tộc Việt Nam có truyền thống chống kẻ thù xâm lược kiên cường bất khuất.

C. Phải đối phó với cách đánh năng động sáng tạo của QĐNDVN.

D. Phải đương đầu với dân tộc Việt Nam có truyền thống chống giắc ngoại xâm.

Câu 12: Thế trận chiến tranh là gì?    

A. Là sự tổ chức, bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến.

B. Là tổ chức, bố trí lực lượng vũ trang.

C. Là sự tổ chức, bố trí lực lượng để phòng thủ đất nước.

D. Là tổ chức, bố trí lực lượng vũ trang trong ý đồ chiến lược. 

Câu 13: Nhu cầu bảo đảm hậu cần kỹ thuật trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc như thế nào?   

A. Nhu cầu bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho chiến tranh luôn tăng lên. 

B. Nhu cầu bảo đảm hậu cần kỹ thuật luôn đáp ứng cho chiến tranh.

C. Nhu cầu bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho chiến tranh rất cao, liên tục, kịp thời.

D. Nhu cầu bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho chiến tranh rất khẩn trương, phức tạp.

Câu 14: Một trong những mục đích của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là gì?    

A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất của Tổ quốc.

B. Bảo vệ sự toàn vẹn của Tổ quốc.

C. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

D. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, của Tổ quốc.

Câu 15: Tiến hành chiến tranh nhân dân, lực lượng toàn dân đánh giặc được tổ chức như thế nào?   

A. Được tổ chức thành lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang.

B. Được tổ chức chặt chẽ thành hai lực lượng: lực lượng quần chúng rộng rãi và lực lượng quân sự.

C. Được tổ chức thành lực lượng rộng rãi và lực lượng tác chiến chiến lược. 

D. Được tổ chức chặt chẽ thành hai lực lượng: lực lượng quần chúng rộng rãi và lực lượng phòng thủ dân sự.

Câu 16: Một trong những đặc điểm chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?

A. Đất nước thống nhất đi lên CNXH.

B. Đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. Hình thái đất nước được chuẩn bị sẵn sàng trong thời bình.

D. Các tuyến phòng thủ đất nước được củng cố vững chắc.

Câu 17: Một trong những tính chất chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là gì?

A. Là cuộc chiến tranh toàn dân, lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

B. Là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện.

C. Là cuộc đấu tranh của nhân dân mà quân sự đóng vai trò quyết định.

D. Là cuộc chiến tranh cách mạng chống lại các thế lực phản cách mạng.

Câu 18: Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc cần quán triệt mấy quan điểm chỉ đạo?

A. Quán triệt 6 quan điểm

B. Quán triệt 3 quan điểm

C. Quán triệt 4 quan điểm

D. Quán triệt 5 quan điểm.

Câu 19: Quan điểm "thực hiện toàn dân đánh giặc" trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, có ý nghĩa gì?

A. Là cơ sở, điều kiện để mỗi người dân được tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương.

B. Là cơ sở, điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc.

C. Là cơ sở, điều kiện để phát huy cao nhất yếu tố con người (giữ vai trò quyết định) trong chiến tranh.

D. Là cơ sở, điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Câu 20: Quan điểm, thực hiện toàn dân đánh giặc trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thể hiện vấn đề gì?

A. Thể hiện tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc trong cuộc chiến tranh

B. Thể hiện sức mạnh to lớn của cuộc chiến tranh của ta.

C. Thể hiện tính nhân dân sâu sắc, cuộc chiến tranh của dân, do dân, vì dân.

D. Thể hiện tính nhân dân, tính dân tộc

Câu 21: Quan điểm "tiến hành chiến tranh toàn diện" trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thể hiện như thế nào?    

A. Tiến công địch toàn diện, mặt trận chính trị là quan trọng nhất, mặt trận quân sự có tính quyết định.

B. Tổ chức tiến công địch trên tất cả các mặt trận, mặt trận nào cũng quan trọng, trong đó luôn coi trọng mặt trận quân sự, thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định.

C. Tiến công địch trên mặt trận quân sự là chủ yếu, các mặt trận khác là hỗ trợ.

D. Tiến công địch trên mặt trận quân sự là chủ yếu.

Câu 22: Đặc điểm nào tác động nhất đến chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc?

A. Chủ nghĩa đế quốc đang thực hiện chính trị cường quyền thô bạo và cứng rắn.

B. Tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ khó lường.

C. Thế giới có những biến động lớn ảnh hưởng đến các nước, đặc biệt là cácnước XHCN.

D. Chủ nghĩa đế quốc đang thực hiện quyền "lãnh đạo thế giới".

Câu 23: Nếu chiến tranh xảy ra cùng với bọn đế quốc lực lượng nào là đối tượng tác chiến của quân dân ta?  

A. Lực lượng khủng bố và xâm lược.

B. Những lực lượng phản động gây bạo loạn lật đổ, gây xung đột vũ trang, gây chiến tranh xâm lược. 

C. Lực lượng phản động tiến hành bạo loan, lật đổ phá hoại thành quả Cách mạng của nhân dân ta.

D.  Lực lượng bạo loạn lật đổ và và các thế lực sử dụng sức mạnh quân sự xâm lược.

Câu 24: Bản chất của chiến tranh là gì?

A. Là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực

B. Là thủ đoạn của kinh tế

C. Là thể hiện qui luật sinh học

D. Là bản chất của xã hội loài người

Câu 25: Tìm câu trả lời sai? Theo công dụng người ta phân loại mìn thành các loại như sau: 

A. Mìn chống bộ binh

B. Mìn chống tăng

C. Mìn chống quân đổ bộ

D. Mìn phóng bằng súng

Câu 26: Tìm câu trả lời sai? Theo công dung người ta phân loại thuốc nổ thành:

A. Thuốc mồi

B. Thuốc phá

C. Thuốc phóng

D. Thuốc xuyên 

Câu 27: Súng trung liên RPD dùng chung đạn với mấy loại súng?

A. Với 5 loại súng

B. Với 2 loại súng

C. Với 3 loại súng

D. Với 4 loại súng

Câu 28: Tìm câu trả lời đúng?

A. Súng trung liên RPD chỉ bắn được phát một

B. Súng trung liên RPD chỉ bắn được liên thanh

C. Súng trung liên RPD bắn được liên thanh hoặc phát một

D. Súng trung liên RPD không bắn được liên thanh

Câu 29: Cho toạ độ điểm X là (25838) Tìm câu trả lời đúng?

A. Đây là cách ghi toạ độ khái lược của điểm X.

B. Đây là cách ghi toạ độ chính xác của điểm X

C. Đây là cách ghi toạ độ ô 9 của điểm X.

D. Đây là cách ghi toạ độ ô 4 của điểm X

Câu 30: Tìm câu trả lời sai? Trong quân sự thường dùng các loại thuốc nổ sau:

A. Thuốc nổ tô lít (TNT)

B. Thuốc nổ Mêli nít

C. Thuốc nổ cháy chậm

D. Thuốc nổ C4

Câu 31: Tìm câu trả lời sai? Bộ phân gây nổ của lựu đạn cán gỗ Việt Nam:

A. Dây giật nụ xoè và nụ xoè

B. Dây cháy chậm

C. Kíp nổ

D. Thuốc nổ phòng

Câu 32: Súng trung liên RPD dùng chung đạn với mấy loại súng? 

A. Với 5 loại súng

B. Với 2 loại súng

C. Với 3 loại súng

D. Với 4 loại súng

Câu 33: Tìm câu trả lời đúng? Súng trung liên RPD:

A. Không bắn được liên thanh

B. Bắn được liên thanh hoặc phát một

C. Chỉ bắn được liên thanh

D. Chỉ bắn được phát một

Câu 34: Chỉ ra câu trả lời sai? Súng trung liên RPD dùng chung đạn với các loại súng nào:

A. Súng trung liên RPK

B. Súng AK

C. Súng ngắn K59

D. Súng trường CKC

Câu 35: Tìm câu trả lời đúng?

A. Súng trung liên RPD chỉ bắn được phát một

B. Súng trung liên RPD chỉ bắn được liên thanh

C. Súng trung liên RPD bắn được liên thanh hoặc phát một

D. Súng trung liên RPD không bắn được liên thanh

Câu 38: Tìm câu trả lời đúng? Súng trung liên RPD không có bộ phận:

A. Nòng súng

B. Bộ phận ngắm

C. Hộp khoá nòng

D. Hộp băng, băng đạn và đạn 

Câu 39: Súng B40 có mấy bộ phận chính?

A. Có 4 bộ phận chính

B. Có 5 bộ phận chính

C. Có 6 bộ phận chính

D. Có 7 bộ phận chính 

Câu 42: Tốc độ bắn chiến đấu của B40 là bao nhiêu phát/phút?

A. Từ 2-6 phát/phút

B. Từ 3-5 phát/phút

C. Từ 4-6 phát/phút

D. Từ 5-5 phát/phút 

Câu 44: Súng B41 có mấy bộ phận chính?

A. Có 3 bộ phận chính

B. Có 4 bộ phận chính

C. Có 5 bộ phận chính

D. Có 6 bộ phận chính 

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 45 Câu hỏi
  • Sinh viên