Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Bến Cát

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Bến Cát

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 451 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Bến Cát. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

09/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

3 Lần thi

Câu 1:

Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa \(NO_3^ - \) thành \({N_2}\)?

A. Vi khuẩn amôn hóa. 

B. Vi khuẩn cố định nitơ.

C. Vi khuẩn nitrat hóa.

D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.

Câu 2:

Các loại động vật như cào cào, châu chấu, ve sầu có hình thức hô hấp là gì?

A. Hô hấp bằng ống khí. 

B. Hô hấp bằng phổi.

C. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

D. Hô hấp bằng mang.

Câu 3:

Trong quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E. coli, xét trên toàn bộ phân tử ADN

A. Mạch mã gốc được tổng hợp liên tục, mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn.

B. Hai mạch mới được tổng hợp gián đoạn.

C. Theo chiều tháo xoắn, mạch 3' → 5' được tổng hợp liên tục, mạch 5' → 3' được tổng hợp gián đoạn.

D. Hai mạch mới được tổng hợp liên tục.

Câu 4:

Plasmit được sử dụng làm thể truyền trong công nghệ chuyển gen có bản chất là gì?

A. một phân tử ADN mạch kép, dạng vòng.

B. một phân tử ADN mạch đơn, dạng vòng.

C. một phân tử ARN mạch đơn, dạng vòng.

D. một phân tử ADN mạch kép, dạng thẳng.

Câu 6:

Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm di truyền nào sau đây?

A. Bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh.

B. Bệnh thường biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ.

C. Mẹ mắc bệnh thì tất cả các con trai đều mắc bệnh.

D. Bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con mắc bệnh.

Câu 8:

Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

A. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.

B. Hoán vị gen.

C. Liên kết gen hoàn toàn.

D. Tính trạng khác bố mẹ.

Câu 11:

Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. \(0,3AA:0,2Aa:0,5aa.\)

B. \(0,16AA:0,48Aa:0,36aa.\)

C. \(0,12AA:0,25Aa:0,63aa.\)

D. \(0,4AA:0,3Aa:0,3aa.\)

Câu 12:

Cho các thành tựu sau đây, thành tựu nào không phải của phương pháp gây đột biến

A. Tạo cừu Đôli. 

B. Tạo giống dâu tằm tứ bội.

C. Tạo giống dưa hấu đa bội.

D. Tạo giống nho không hạt.

Câu 13:

Đối với quá trình tiến hóa, yếu tố ngẫu nhiên:

A. làm biến đổi mạnh tần số alen của những quần thể có kích thước nhỏ.

B. làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.

C. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

D. chỉ đào thải các alen có hại và giữ lại các alen có lợi cho quần thể.

Câu 14:

Hình ảnh dưới đây khiến em liên tưởng đến thuyết tiến hóa nào?

A. Thuyết tiến hóa Lacmac.

B. Thuyết tiến hóa Đác-uyn.

C. Thuyết tiến hóa tổng hợp.

D. Thuyết tiến hóa trung tính.

Câu 15:

Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A. Cây cỏ ven bờ.

B. Đàn cá trắm đen trong ao.

C. Đàn cá trê trong ao.

D. Cây trong vườn.

Câu 18:

Tại sao máu vận chuyển trong hệ mạch tuần hoàn chỉ theo một chiều nhất định?

A. Do sức hút của tim lớn. 

B. Nhờ các van có trong tim và hệ mạch.

C. Do lực đẩy của tim.

D. Do lực tác dụng lên hai đầu đoạn mạch.

Câu 22:

Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến:

A. đảo đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động.

B. đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa tâm động.

C. mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.

D. mất đoạn đầu mút nhiễm sắc thể.

Câu 24:

Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là gì?

A. sinh vật phân hủy.

B. động vật ăn thịt. 

C. động vật ăn thực vật.

D. sinh vật sản xuất.

Câu 27:

Kiểu gen của P như thế nào để đời sau thu được tỉ lệ kiểu hình \(18:9:9:6:6:3:3:3:3:2:1:1\).

A. \(AaBbCc \times aabbcc\)

B. \(AaBbCc \times AabbCc\)

C. \(AaBbCc \times AaBbCc\)

D. \(AaBbCc \times AaBbcc\)

Câu 31:

Quan sát hình 37.2 dưới đây em hãy cho biết, phát biểu nào sai khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể cá?

Cấu trúc tuổi của quần thể cá ở 3 mức độ đánh bắt khác nhau

A. Biểu đồ (A) thể hiện quần thể bị đánh bắt quá mức.

B. Biểu đồ (B) thể hiện quần thể bị đánh bắt ở mức độ vừa phải.

C. Biểu đồ (C) thể hiện quần thể bị đánh bắt ít.

D. Quần thể ở biểu đồ (C) đang có tốc độ tăng trường kích thước quần thể nhanh nhất.

Câu 32:

Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là gì?

A. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

B. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

C. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau và tăng không gian phân bố của các cá thể sinh vật.

D. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích và tạo ra sự giao thoa ổ sinh thái giữa các quần thể sinh vật.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Bến Cát
Thông tin thêm
  • 3 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh