Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường DTNT Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường DTNT Vĩnh Phúc

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 339 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường DTNT Vĩnh Phúc. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

09/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

5 Lần thi

Câu 1:

Loại liên kết tham gia kết nối giữa các nucleotide với nhau để tạo thành chuỗi ADN  mạch đơn:

A. Liên kết phosphoeste

B. Liên kết hydro

C. Liên kết ion  

D. Liên kết ete 

Câu 2:

Dưới tác động của tác nhân gây đột biến là 5 – Brom Uraxin, các gen chịu tác động sẽ bị đột biến theo chiều hướng:

A. Thay thế một cặp AT thành 1 cặp TA

B. Thay thế 1 cặp AT thành 1 cặp GX

C. Thay thế 1 cặp GX thành 1 cặp XG  

D. Đột biến dịch khung đọc dịch mã

Câu 3:

Loại đột biến nào dưới đây làm tăng số lượng các bản sao của cùng một gen trên cùng 1 NST.

A. Đột biến đảo đoạn

B. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ

C. Đột biến lặp đoạn

D. Đột biến lặp đoạn và chuyển đoạn.

Câu 4:

Về quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật, phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, thành tế bào hóa gỗ

B. Thành phần dịch vận chuyển trong mạch gỗ chủ yếu là nước, các ion khoáng

C. Lực đẩy từ áp suất rễ đóng vai trò chủ đạo quan trọng nhất trong vận chuyển nước lên ngọn cây ở các cây thân gỗ cao

D. Ống rây gồm các tế bào sống, không có nhân tế bào, vận chuyển chủ yếu là đường, axit amin, hormone và một số chất hữu cơ khác

Câu 5:

Ở người, bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y chi phối

A. Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông

B. Bệnh rối loạn chuyển hóa phenyl keto niệu

C. Bệnh máu khó đông và thiếu máu hồng cầu liềm

D. Bệnh tiếng khóc mèo kêu và ung thư máu

Câu 6:

Đặc điểm nào sau đây là của các cây con tạo ra nhờ kỹ thuật vi nhân giống trong cùng 1 lứa?

A. Các cây con có đặc điểm di truyền đa dạng, dễ dàng được sử dụng cho quá trình chọn giống mới

B. Các cây con có đặc tính di truyền giống nhau, có cùng tuổi sinh lý nên đáp ứng được trồng trọt hàng loạt

C. Các cây con có độ đa dạng về tuổi sinh lý, đáp ứng được yêu cầu của trồng trọt trên quy mô lớn

D. Các cây con đều là kết quả của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

Câu 7:

Trong cấu trúc lát cắt ngang của một khúc gỗ cây hai lá mầm, khẳng định nào sau đây không chính xác?

A. Bần là lớp ngoài cùng, bao bọc và bảo vệ các phần bên trong thân

B. Gỗ ròng là phần cứng nhất gồm các tế bào mạch gỗ thấm chất gỗ nhiều nhất

C. Gỗ dác thường có màu sáng hơn và yếu hơn so với gỗ ròng, nó có vai trò vận chuyển nước và khoáng  

D. Đi từ ngoài vào trong bao gồm: bần → mạch rây thứ cấp → tầng sinh bần → tầng sinh trụ → gỗ ròng → gỗ dác

Câu 8:

Theo quan niệm của Darwin, kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo theo thời gian sẽ dẫn đến:

A. Hình thành các loài động vật, thực vật phù hợp với các đặc điểm môi trường

B. Hình thành các bậc phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới

C. Hình thành các quần thể sinh vật với các cá thể có các kiểu gen thích nghi

D. Hình thành các giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của con người

Câu 9:

Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi

A. tần số tương đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể

B. số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể trong quần thểC. số lượng các cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể

C. số lượng các cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể

D. số lượng các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội của quần thể

Câu 11:

Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá hoá học KHÔNG có sự tham gia của nguồn năng lượng nào sau đây?

A. Năng lượng từ tia tử ngoại xuất phát từ mặt trời

B. Năng lượng từ tia lửa điện xuất hiện trong khí quyển

C. Năng lượng từ sự phân giải các liên kết trong phân tử ATP

D. Năng lượng từ sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ

Câu 12:

Về mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái đối với sinh vật, khẳng định nào dưới đây là KHÔNG đúng?

A. Mỗi sinh vật chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố sinh thái, mỗi nhân tố sinh thái đều có một khoảng giá trị mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển

B. Mỗi nhân tố sinh thái tác động không đồng đều đến các bộ phận khác nhau của sinh vật hoặc đến các thời kỳ sinh lý khác nhau của sinh vật

C. Nếu nhiều nhân tố sinh thái có giá trị cực thuận, chỉ duy nhất 1 nhân tố nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật cũng không thể tồn tại được

D. Các sinh vật chịu tác động một chiều từ các nhân tố sinh thái của môi trường mà không thể tác động ngược trở lại làm biến đổi môi trường

Câu 13:

Nguyên nhân trực tiếp gây ra tính hướng sáng dương của ngọn cây khi trồng trong điều kiện nguồn sáng lệch về một phía là:

A. Ánh sáng tác động lên tế bào làm tế bào mất nước, giảm sức trương và dẫn đến cây cong về phía ánh sáng

B. Ánh sáng chiếu về một phía, tốc độ quang hợp ở phía có ánh sáng cao hơn nên cây cong về phía đó

C. Sự sinh trưởng không đều của các tế bào tại phía được chiều sáng và phía không được chiếu sáng ở phần ngọn cây do sự phân bố hormone auxin khác nhau

D. Ánh sáng tạo ra sự khác biệt về mặt nhiệt độ giữa 2 phía của thân khi chiếu sáng khiến cho tốc độ các phản ứng sinh hóa khác nhau và gây ra sự uấn cong

Câu 14:

Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn

B. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn

C. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường

D. Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, một phần nhỏ mất đi do hô hấp

Câu 16:

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác?

A. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh

B. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn

C. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y

D. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’

Câu 17:

Hiện tượng polyribosome ở tế bào nhân sơ:

A. Xảy ra khi nhiều ribosome cùng tiến hành dịch mã trên phân tử mARN tạo ra nhiều bản sao giống nhau của cùng một chuỗi polypeptide

B. Nhiều nucleosome liên kết lại với nhau nhờ đoạn ADN nối dài từ 15 - 85 cặp nucleotide, tạo thành cấu trúc nền tảng của nhiễm sắc thể

C. Làm tăng tốc độ quá trình tạo ra sản phẩm của các gen khác nhau trong quá trình sống của tế bào vi khuẩn

D. Dẫn đến giảm tốc độ của các quá trình chuyển hóa trong tế bào chất của tế bào vi khuẩn

Câu 18:

Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác?

A. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ

B. Tỷ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ giảm dần qua mỗi thế hệ khi quần thể duy trì hiện tượng ngẫu phối

C. Trong tự nhiên, các quần thể ngẫu phối thường biểu hiện sự đa hình hơn so với các quần thể tự phối hoặc quần thể tự thụ phấn

D. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách tự do và ngẫu nhiên

Câu 23:

Trong diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào chỉ ra dưới đây KHÔNG chính xác?

A. Từ môi trường trống trơn đến môi trường có quần xã sinh vật

B. Từ không có lưới thức ăn đến lưới thức ăn kém phức tạp và đến lưới thức ăn phức tạp

C. Từ chưa có đến số lượng loài ít và cuối cùng là số lượng loài nhiều

D. Từ chưa có loài đến số loài ít - số lượng cá thể mỗi loài ít và đến số loài nhiều, số lượng cá thể của mỗi loài rất nhiều

Câu 28:

Ở Người, đột biến gây biến đổi tế bào hồng cầu bình thường thành tế bào hồng cầu lưỡi liềm là dạng đột biến?

A. Lặp đoạn NST

B. Mất hoặc thêm một cặp nucleotit

C. Mất đoạn NST

D. Thay thế một cặp nucleotit

Câu 36:

Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng nào?

A. Nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.

B. Vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người.

C. Penicillium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.

D. Vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm vacxin.

Câu 37:

Vì sao dột biến cấu trúc NST có ý nghĩa với tiến hóa?

A. Tạo ra các thể đột biến có sức sống và khả năng sinh sản cao.

B. Tạo ra các alen đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

C. Tham gia vào cơ chế cách li dẫn đến hình thành loài mới.

D. Tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.

Câu 38:

Phát biểu nào đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?

A. Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.

B. Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục.

C. Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời.

D. Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường DTNT Vĩnh Phúc
Thông tin thêm
  • 5 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh