Câu hỏi:
Về mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái đối với sinh vật, khẳng định nào dưới đây là KHÔNG đúng?
A. Mỗi sinh vật chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố sinh thái, mỗi nhân tố sinh thái đều có một khoảng giá trị mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển
B. Mỗi nhân tố sinh thái tác động không đồng đều đến các bộ phận khác nhau của sinh vật hoặc đến các thời kỳ sinh lý khác nhau của sinh vật
C. Nếu nhiều nhân tố sinh thái có giá trị cực thuận, chỉ duy nhất 1 nhân tố nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật cũng không thể tồn tại được
D. Các sinh vật chịu tác động một chiều từ các nhân tố sinh thái của môi trường mà không thể tác động ngược trở lại làm biến đổi môi trường
Câu 1: Dưới tác động của tác nhân gây đột biến là 5 – Brom Uraxin, các gen chịu tác động sẽ bị đột biến theo chiều hướng:
A. Thay thế một cặp AT thành 1 cặp TA
B. Thay thế 1 cặp AT thành 1 cặp GX
C. Thay thế 1 cặp GX thành 1 cặp XG
D. Đột biến dịch khung đọc dịch mã
05/11/2021 7 Lượt xem
05/11/2021 7 Lượt xem
Câu 3: Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng nào?
A. Nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.
B. Vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người.
C. Penicillium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.
D. Vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm vacxin.
05/11/2021 7 Lượt xem
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây là của các cây con tạo ra nhờ kỹ thuật vi nhân giống trong cùng 1 lứa?
A. Các cây con có đặc điểm di truyền đa dạng, dễ dàng được sử dụng cho quá trình chọn giống mới
B. Các cây con có đặc tính di truyền giống nhau, có cùng tuổi sinh lý nên đáp ứng được trồng trọt hàng loạt
C. Các cây con có độ đa dạng về tuổi sinh lý, đáp ứng được yêu cầu của trồng trọt trên quy mô lớn
D. Các cây con đều là kết quả của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
05/11/2021 9 Lượt xem
Câu 5: Về quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật, phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, thành tế bào hóa gỗ
B. Thành phần dịch vận chuyển trong mạch gỗ chủ yếu là nước, các ion khoáng
C. Lực đẩy từ áp suất rễ đóng vai trò chủ đạo quan trọng nhất trong vận chuyển nước lên ngọn cây ở các cây thân gỗ cao
D. Ống rây gồm các tế bào sống, không có nhân tế bào, vận chuyển chủ yếu là đường, axit amin, hormone và một số chất hữu cơ khác
05/11/2021 8 Lượt xem
Câu 6: Một quần thể ngẫu phối có kích thước lớn, xét một gen có hai alen A và a nằm trên một cặp NST thường. Ở thế hệ xuất phát có tần số alen A ở giới đực là 0,6 ở giới cái là 0,4. Khi cho các cá thể của quần thể ngẫu phối thu được thế hệ F1. Biết các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau và quần thể không có đột biến và di nhập gen xảy ra. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1 là:
A. 0,16 AA + 0,48Aa + 0.36aa = 1
B. 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1
C. 0,24 AA + 0,52Aa + 0,24 aa = 1
D. 0,36 AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1
05/11/2021 7 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường DTNT Vĩnh Phúc
- 5 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận