Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Nguyễn Văn Thìn. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
09/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
8 Lần thi
Câu 1: Trình tự nào sau đây cho thấy trình tự đúng trong cấu trúc của một gen điển hình:
A. Vùng điều hòa → Vùng mã hóa → Vùng kết thúc
B. Vùng mã hóa → Vùng điều hòa → Vùng kết thúc
C. Gen điều hòa → Vùng mã hóa → Vùng kết thúc
D. Vùng cấu trúc → Vùng vận hành → Vùng kết thúc
Câu 2: Trong cấu trúc của một gen, từ dạng tiền đột biến G*X sau 2 lần tự sao sẽ hình thành nên đột biến:
A. Thay thế cặp G*X thành cặp XG
B. Thay thế cặp G*X thành cặp AT
C. Thay thế cặp G*X thành cặp TA
D. Bị cắt bỏ cặp G*X tạo nên đột biến mất cặp nucleotide
Câu 3: Cây dâu tằm có kích thước lá to và cho năng suất rất cao là sản phẩm của quá trình:
A. Gây đột biến gen rồi chọn lọc giống năng suất cao
B. Gây đột biến cấu trúc NST rồi chọn lọc các dòng cho năng suất cao
C. Gây đột biến tạo giống tam bội cho năng suất lá cao
D. Lai tạo giữa các dòng dâu tằm thu được dòng có năng suất cao
Câu 4: Trong quá trình sinh trưởng của thực vật hai lá mầm, phát biểu nào sau đây là chính xác?
Trong quá trình sinh trưởng của thực vật hai lá mầm, phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Mô phân sinh đỉnh quyết định quá trình sinh trưởng thứ cấp của cây, làm cây tăng chiều cao.
B. Các tế bào mô phân sinh đỉnh có nguồn gốc từ mô phân sinh bên nhờ quá trình biệt hóa tế bào
C. Các tế bào mô phân sinh thuộc tầng sinh trụ phân chia tạo ra các tế bào con, các tế bào này vừa có thể biệt hóa thành mạch gỗ cũng có thể biệt hóa thành mạch rây
D. Sự sinh trưởng thứ cấp của cây hai lá mầm giúp cây tăng chiều cao, có ý nghĩa trong quá trình vươn lên tìm ánh sáng
Câu 5: Phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác khi nói về cảm ứng ở động vật đa bào?
A. Các động vật có hệ thần kinh dạng ống có sự tiến hóa của não bộ thành 5 phần bao gồm: bán cầu đại não trái, bán cầu đại não phải, não giữa, hành não và tiểu não
B. Mức độ phát triển của hệ thần kinh càng cao, số lượng các phản xạ có điều kiện và khả năng học tập của động vật càng nhiều
C. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ, hầu hết phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện
D. Các loài động vật thuộc lớp côn trùng đều có não bộ.
Câu 6: Tạo giống mới nhờ phương pháp gây đột biến thực nghiệm thường được áp dụng trên đối tượng:
A. Vật nuôi và cây trồng
B. Cây trồng và vi sinh vật
C. Nấm và động vật
D. Vật nuôi và vi sinh vật
Câu 7: Phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật?
A. Bản chất quang hợp là chuyển quang năng thành hóa năng dự trữ trong các liên kết hóa học.
B. Quá trình quang hợp gồm có pha sáng và pha tối, pha sáng được thực hiện trên màng thylacoid, pha tối được thực hiện trong chất nền lục lạp.
C. Trong cấu trúc của lá màu xanh, tất cả các tế bào đều chứa lục lạp và có khả năng quang hợp.
D. Oxy tạo ra trong quá trình quang hợp có thể được sử dụng cho hô hấp tế bào hoặc giải phóng ra bên ngoài.
Câu 8: Sự xuất hiện của thực vật có mạch dẫn tới hiện tượng di chuyển của thực vật từ nước lên các vùng đất ven bờ, sự di chuyển của thực vật dẫn tới sự di cư của một số động vật lên cạn. Quá trình trên xảy ra trong:
A. Kỷ Cambri của đại Cổ sinh
B. Kỷ Cacbon của đại Cổ sinh
C. Kỷ Tam điệp của đại tân sinh
D. Kỷ Silua của đại Cổ sinh
Câu 9: Trong số các phát biểu sau về môi trường và các nhân tố sinh thái cũng như sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên đối với sinh vật, phát biểu nào chính xác?
A. Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp hình thành nên những ổ sinh thái khác nhau
B. Môi trường chỉ bao gồm các yếu tố vô sinh bao quanh sinh vật thuộc nhóm các nhân tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…) và các yếu tố thổ nhưỡng hay địa hình
C. Người ta chia nhân tố sinh thái thành 2 nhóm: Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh, con người không thuộc hai nhóm trên
D. Thực vật đều sử dụng quang năng phục vụ cho các hoạt động quang hợp của mình, do đó giới hạn sinh thái đối với ánh sáng của các loài thực vật đều như nhau
Câu 10: Trong số các phát biểu dưới đây về quá trình hô hấp ở động vật, phát biểu nào chính xác?
A. Các loài thú đều hô hấp nhờ hoạt động của ống khí trong giai đoạn sớm và khi sinh ra thì hô hấp bằng phổi
B. Để đảm bảo cho quá trình hấp thu và trao đổi khí ở phổi, bao quanh các phế nang là hệ thống mao mạch dày đặc
C. Các loài chân khớp dưới nước như tôm, cua đều có hoạt động hô hấp nhờ ống khí, ống khí giới hạn kích thước cơ thể của chúng
D. Các loài động vật đa bào đều có hệ hô hấp với các đường ống phân nhánh bên trong cơ thể để hấp thu và trao đổi khí
Câu 11: Hai cây thông sống gần nhau xảy ra hiện tượng nối rễ lại thể hiện:
A. Mối quan hệ một cây kí sinh cây còn lại.
B. Hai cây thông cạnh tranh nhau hấp thu khoáng chất và nước từ môi trường
C. Mối quan hệ hỗ trợ cùng loài giữa hai cây thông
D. Mối quan hệ ăn thịt đồng loại xảy ra ở thực vật
Câu 12: Các đồ thị sau đây thể hiện cho từng loại diễn thế sinh thái nào ?
A. I- Nguyên sinh; II-Phân huỷ ; III- Thứ sinh
B. I- Thứ sinh; II- Nguyên sinh; III- Phân huỷ
C. I- Phân huỷ; II- Nguyên sinh; III- Thứ sinh
D. I- Nguyên sinh ; II- Thứ sinh; III- Phân huỷ
Câu 13: Tưởng tượng lại các bể cá cảnh mà em đã từng quan sát, nhận định nào dưới đây là chính xác?
Tưởng tượng lại các bể cá cảnh mà em đã từng quan sát, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Chuỗi và lưới thức ăn trong bể cá phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái nhân tạo
B. Không có sự có mặt của các chuỗi thức ăn trong bể cá cảnh vì số lượng loài quá ít và thức ăn được bổ sung từ bên ngoài
C. Nếu số lượng loài trong bể cá cảnh càng nhiều thì độ phức tạp của chuỗi và lưới thức ăn càng ít vì loài đầu bảng sẽ chi phối các chuỗi khác.
D. Trong một lưới thức ăn ở bể cá cảnh, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định
Câu 14: Trong quá trình tái bản của phân tử DNA có sự xuất hiện của các đoạn okazaki, đoạn này là:
A. Các phân tử ARN được phiên mã từ những gen có kích thước nhỏ tạo ra nhiều đoạn ARN với số lượng từ 1000 đến 2000 bazơ
B. Đoạn ADN được tổng hợp liên tục trong quá trình tái bản của phân tử ADN trong tế bào nhân thực cũng như tế bào nhân sơ
C. Các đoạn ADN mới được tổng hợp có kích thước 1000 đến 2000 bazơ trên một trong hai mạch khuôn của quá trình tái bản
D. Là các trình tự phân mảnh trong gen của sinh vật nhân thực trong đó vùng mã hóa được xen kẽ giữa các trình tự intron không mã hóa và các trình tự okazaki mã hóa cho các axit amin.
Câu 15: Khi gieo một số hạt ngô ở cạnh cửa sổ, sau một thời gian thấy hiện tượng mọc cong về phía cửa sổ nơi có nguồn sáng mạnh hơn. Phân tích tế bào thì thấy lượng auxin ở phía không được chiếu sáng cao hơn phía được chiếu sáng. Kết luận nào có thể được đưa ra từ quan sát này?
A. Auxin được tổng hợp chỉ ở một phía dẫn tới mất cân đối hormone và làm sinh trưởng cong về một phía
B. Hàm lượng cao auxin ở một phía đã ức chế quá trình sinh trưởng của tế bào làm cho cây cong về một phía
C. Ở phía được chiếu sáng, cây quang hợp mạnh hơn nên lượng sinh chất tạo ra nhiều hơn và làm cho cây lớn nhanh hơn, uốn cong cây
D. Một cơ chế nào đó khiến hàm lượng auxin phía tối cao hơn, giúp tế bào tăng sinh mạnh hơn và đẩy cây sinh trưởng cong về phía sáng
Câu 16: Nhận xét nào dưới đây là KHÔNG chính xác về mô hình operon của Jacob và Mono?
A. Vùng vận hành nằm ngay phía trước vùng mã hóa, phía sau trình tự khởi động và là vị trí tương tác của các protein ức chế bám vào
B. Operon Lac có cấu tạo gồm 3 thành phần: vùng vận hành, vùng khởi động và vùng cấu trúc chứa các gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng và nằm kề nhau
C. Sự có mặt của chất cảm ứng làm thay đổi cấu trúc không gian của protein ức chế, nó không còn bám được vào vùng vận hành và quá trình phiên mã của các gen cấu trúc được thực hiện
D. Trong cấu trúc của operon Lac có một gen điều hòa nằm nằm trước vùng mã hóa của operon, gen này tạo sản phẩm là protein điều hòa gắn vào trước vùng mã hóa để đóng gen khi môi trường không có lactose
Câu 17: Hình ảnh dưới đây cho thấy các cấp độ cấu trúc của NST trong tế bào nhân thực.
Trong số các khẳng định sau, khẳng định nào là chính xác?
A. Với cấu trúc có đường kính 1400nm cho thấy NST có hiện tượng co xoắn cực đại nhằm tạo điều kiện cho sự di chuyển dễ dàng khi phân ly NST trong quá trình phân bào.
B. Hầu hết vật chất di truyền của tế bào nhân thực tập trung trong 1 NST điển hình, được bảo vệ bởi hệ thống protein histon
C. Trong mỗi thời kỳ của chu kỳ tế bào đều có thể quan sát được tất cả các cấu trúc xuất hiện như trong hình ảnh này
D. Chỉ những vùng NST chứa các gen ít sử dụng hoặc gen bất hoạt mới được đóng xoắn, còn các gen thường xuyên sử dụng luôn ở trạng thái sợi mảnh
Câu 19: Ở người, tính trạng mù màu do một alen lặn nằm trên X không có vùng tương đồng trên Y quy định. Ở một gia đình, bố bình thường, mẹ mù màu và sinh ra 2 đứa con trai, 1 bình thường và một mù màu. Giải thích nào dưới đây là chính xác nhất về sự di truyền của tính trạng nghiên cứu trong gia đình nói trên?
Ở người, tính trạng mù màu do một alen lặn nằm trên X không có vùng tương đồng trên Y quy định. Ở một gia đình, bố bình thường, mẹ mù màu và sinh ra 2 đứa con trai, 1 bình thường và một mù màu. Giải thích nào dưới đây là chính xác nhất về sự di truyền của tính trạng nghiên cứu trong gia đình nói trên?
A. Sự di truyền tính trạng bình thường theo quy luật di truyền liên kết giới tính, không xảy ra đột biến
B. Đứa con bị bệnh mù màu là kết quả của đột biến dị bội, đứa con không mù màu là kết quả của sự di truyền bình thường
C. Rối loạn giảm phân I ở người bố tạo ra giao tử bất thường, giao tử này kết hợp với trứng bình thường của mẹ sinh ra đứa con không bị bệnh, còn đứa con bị bệnh là kết quả của hiện tượng di truyền liên kết giới tính bình thường
D. Rối loạn giảm phân II ở bố và rối loạn giảm phân I ở mẹ sinh ra các giao tử bất thường, sự kết hợp 2 loại giao tử bất thường của bố và mẹ sinh ra đứa con không mù màu, đứa con mù màu là kết quả của hiện tượng di truyền liên kết giới tính bình thường
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng về cơ quan tương đồng?
A. Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay
B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau
C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự
D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
Câu 22: Ở nhiều trường hợp, chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm tăng dần tần số tương đối của các alen hoặc tổ hợp alen có giá trị thích nghi hơn đảm bảo sự phát triển ưu thế của loại kiểu hình thích nghi nhất. Tuy nhiên, ở một số trường hợp quần thể song song tồn tại một số kiểu hình ở trạng thái cân bằng. Khẳng định nào sau đây là KHÔNG chính xác khi nói về hiện tượng đa hình cân bằng.
A. Trong sự đa hình cân bằng, không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác mà là sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hay một nhóm gen
B. Hiện tượng đa hình cân bằng chỉ là trạng thái nhất thời không ổn định vì sự biến động của môi trường là liên tục do vậy luôn có sự tác động của chọn lọc lên quần thể
C. Ở người, hệ nhóm máu ABO gồm các nhóm máu: A; B; AB và O, tỉ lệ các nhóm máu này là đặc trưng và ổn định cho từng quần thể
D. Hiện tượng đa hình cân bằng đảm bảo cho các quần thể của một loài thích nghi với các điều kiện khác nhau của môi trường sống
Câu 23: Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự kiện chứng tỏ một loài mới được hình thành là:
A. Khi sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen đủ khác biệt và có sự cách ly sinh sản của quần thể mới với quần thể gốc
B. Từ loài ban đầu xuất hiện loài mới có đặc điểm hình thái khác với loài ban đầu
C. Một quần thể vốn chỉ sinh sống ở khu vực địa lý thứ nhất, nay đã có thể sống ở khu vực thứ hai
D. Hội tụ đủ ba điều kiện: Cách ly về sinh sản, khác biệt về hình thái và khác biệt về đặc điểm sinh lý
Câu 24: Trong số các nhận định dưới đây về diễn thế sinh thái, nhận định nào là KHÔNG chính xác?
A. Diễn thế là một quá trình mà không thể dự báo trước được
B. Có sự biến đổi tuần tự của các quần xã
C. Thực vật có vai trò quan trọng trong việc hình thành quần xã mới
D. Môi trường có vai trò quan trọng trong diễn thế sinh thái
Câu 27: Alen D có chiều dài 510nm và có lượng A nhiều hơn 1,5 lần so với 1 loại nucleotide khác. Alen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp alen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A = T = 899; G = X = 600
B. A = T = 1800; G = X = 1200
C. A = T = 1799; G = X = 1200
D. A = T = 1199; G = X = 1800
Câu 28: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có th ể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có th ể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
A. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2
B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n
C. 2n-2; 2n; 2n+2+1
D. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2
Câu 29: Khi nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở một loài côn trùng người ta nhận thấy tính trạng màu mắt chịu sự chi phối của 2 locus di truyền độc lập A và B, trong đó khi có mặt alen trội của cả 2 locus cho mắt đỏ, khi chỉ có alen trội của locus A cho mắt nâu, chỉ có alen trội của locus B cho mắt trắng và cùng màu với đồng hợp lặn 2 locus. Một locus khác di truyền độc lập với 2 locus trên gồm 2 alen, D – cánh dài và d- cánh ngắn. Lai cá thể đực mắt đỏ, cánh dài và cá thể cái mắt nâu, cánh dài thu được 3 đỏ, dài: 3 nâu, dài: 1 đỏ, ngắn: 1 nâu, ngắn. Phép lai cho kết quả trên là:
A. AaBbDD x AAbbDd
B. AaBbDd x AABbDd
C. AaBBDd x AAbbDd
D. AABbDd x AAbbDd
Câu 30: Lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau được F1 gồm toàn cây hoa màu đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau được F2 có 56,25% cây hoa đỏ, còn lại là cây hoa trắng. Nếu cho cây hoa đỏ F1 lần lượt giao phấn với cây hoa trắng thì ở đời con có thể thu được các tỷ lệ kiểu hình:
(1). 9 đỏ: 7 trắng (2). 1 đỏ: 3 trắng (3). 1 đỏ: 1 trắng
(4). 3 đỏ: 1 trắng (5). 3 đỏ: 5 trắng (6). 5 đỏ: 3 trắng
(7). 13 đỏ: 3 trắng (8). 7 đỏ: 1 trắng (9). 7 đỏ: 9 trắng
Các tỷ lệ có thể xuất hiện ở đời con đúng theo quy luật là:
A. Chỉ (2); (3)
B. (1); (3); (5) ; (7) và (9)
C. (1); (4); (6) ; (7) ; (8)
D. (2); (3); (5)
Câu 32: Cho con đực (dị giao tử) có thân đen, mắt trắng giao phối với con cái có thân xám, mắt đỏ được F1 gồm 100% cá thể thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do được F2 có tỷ lệ 50% ruồi cái thân xám, mắt đỏ: 20% ruồi đực thân xám, mắt đỏ: 20% ruồi đực thân đen, mắt trắng: 5% ruồi đực thân xám, mắt trắng: 5% ruồi đực thân đen, mắt đỏ. Biết rằng các tính trạng đơn gen chi phối. Kết luận nào dưới đây KHÔNG đúng?
A. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, mắt đỏ.
B. Hoán vị gen diễn ra ở cả hai giới đực và cái
C. Hai cặp tính trạng này liên kết với nhau
D. Đã xuất hiện hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%
Câu 33: Ở cá riếc, tiến hành các phép lai sau đây:
♀ không râu x ♂ có râu → F1 100% không râu.
♀ có râu x ♂ không râu → F1 100% có râu.
Cho rằng số lượng con F1 và tỷ lệ đực cái tạo ra là 1:1, nếu cho tất cả các con F1 ở 2 phép lai ngẫu phối với nhau thì tỷ lệ đời F2 sẽ thu được tỷ lệ:
A. 1 không râu: 1 có râu
B. 3 có râu: 1 không râu
C. 3 không râu: 1 có râu
D. 100% không râu
Câu 34: Ở một loài thực vật, một locus 2 alen nằm trên cặp NST số 1. NST bị đột biến thể tứ bội, thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n bình thường. Cho rằng không phát sinh các đột biến mới, xét các phép lai giữa các thể tứ bội sau đây:
(1) AAAa x AAAa (2) Aaaa x Aaaa
(3) AAaa x AAAa (4) AAaa x Aaaa
Tính theo lí thuyết các phép lai nào cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 ?
A. (1), (3).
B. (1), (2).
C. (2), (3).
D. (1), (4).
Câu 37: Trong một hòn đảo biệt lập có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do 1 alen lặn m nằm trên NST giới tính X. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng đến sự thích nghi của cá thể. Trong số nữ giới của hòn đảo, khả năng có ít nhất 1 người bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu?
A. 0,073000
B. 1 – 0,99513000
C. (0,07 x 5800)3000
D. 3000 x 0,0056 x 0,99442999
Câu 39: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng thứ 3 so với bạc dinh dưỡng thứ 2 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A. 0,57%
B. 0,0052%
C. 45,5%
D. 0,92%
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận