Câu hỏi:

Cho con đực (dị giao tử) có thân đen, mắt trắng giao phối với con cái có thân xám, mắt đỏ được F1 gồm 100% cá thể thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do được F2 có tỷ lệ 50%  ruồi cái thân xám, mắt đỏ: 20% ruồi đực thân xám, mắt đỏ: 20% ruồi đực thân đen, mắt trắng: 5% ruồi đực thân xám, mắt trắng: 5% ruồi đực thân đen, mắt đỏ. Biết rằng các tính trạng đơn gen chi phối. Kết luận nào dưới đây KHÔNG đúng?

324 Lượt xem
05/11/2021
3.5 8 Đánh giá

A. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, mắt đỏ.

B. Hoán vị gen diễn ra ở cả hai giới đực và cái

C. Hai cặp tính trạng này liên kết với nhau

D. Đã xuất hiện hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1:

Ở người, tính trạng mù màu do một alen lặn nằm trên X không có vùng tương đồng trên Y quy định. Ở một gia đình, bố bình thường, mẹ mù màu và sinh ra 2 đứa con trai, 1 bình thường và một mù màu. Giải thích nào dưới đây là chính xác nhất về sự di truyền của tính trạng nghiên cứu trong gia đình nói trên?

A. Sự di truyền tính trạng bình thường theo quy luật di truyền liên kết giới tính, không xảy ra đột biến

B. Đứa con bị bệnh mù màu là kết quả của đột biến dị bội, đứa con không mù màu là kết quả của sự di truyền bình thường

C. Rối loạn giảm phân I ở người bố tạo ra giao tử bất thường, giao tử này kết hợp với trứng bình thường của mẹ sinh ra đứa con không bị bệnh, còn đứa con bị bệnh là kết quả của hiện tượng di truyền liên kết giới tính bình thường

D. Rối loạn giảm phân II ở bố và rối loạn giảm phân I ở mẹ sinh ra các giao tử bất thường, sự kết hợp 2 loại giao tử bất thường của bố và mẹ sinh ra đứa con không mù màu, đứa con mù màu là kết quả của hiện tượng di truyền liên kết giới tính bình thường

Xem đáp án

05/11/2021 6 Lượt xem

Câu 3:

Tưởng tượng lại các bể cá cảnh mà em đã từng quan sát, nhận định nào dưới đây là chính xác?

A. Chuỗi và lưới thức ăn trong bể cá phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái nhân tạo

B. Không có sự có mặt của các chuỗi thức ăn trong bể cá cảnh vì số lượng loài quá ít và thức ăn được bổ sung từ bên ngoài

C. Nếu số lượng loài trong bể cá cảnh càng nhiều thì độ phức tạp của chuỗi và lưới thức ăn càng ít vì loài đầu bảng sẽ chi phối các chuỗi khác.

D. Trong một lưới thức ăn ở bể cá cảnh, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định

Xem đáp án

05/11/2021 8 Lượt xem

Câu 4:

Hai cây thông sống gần nhau xảy ra hiện tượng nối rễ lại thể hiện:

A. Mối quan hệ một cây kí sinh cây còn lại.

B. Hai cây thông cạnh tranh nhau hấp thu khoáng chất và nước từ môi trường

C. Mối quan hệ hỗ trợ cùng loài giữa hai cây thông

D. Mối quan hệ ăn thịt đồng loại xảy ra ở thực vật

Xem đáp án

05/11/2021 7 Lượt xem

Câu 5:

Các đồ thị sau đây thể hiện cho từng loại diễn thế sinh thái nào ?

A.  I- Nguyên sinh;      II-Phân huỷ ;           III- Thứ sinh

B. I- Thứ sinh;       II- Nguyên sinh;    III- Phân huỷ

C. I- Phân huỷ;      II- Nguyên sinh;    III- Thứ sinh

D. I- Nguyên sinh ;     II- Thứ sinh;            III- Phân huỷ

Xem đáp án

05/11/2021 7 Lượt xem

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây là đúng về cơ quan tương đồng?

A. Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay

B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau

C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự

D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.

Xem đáp án

05/11/2021 6 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT  Nguyễn Văn Thìn
Thông tin thêm
  • 8 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh