Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Phan Thanh Giản. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
19/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
40 Lần thi
Câu 2: Theo lí thuyết quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây không tạo ra giao tử ab ?
A. Aabb.
B. AABB.
C. aabb.
D. aaBb.
Câu 3: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có hoa ngự trị ở đại
A. Cổ sinh.
B. Nguyên sinh.
C. Tân sinh.
D. Trung sinh.
Câu 4: Chuỗi β – hemôglôbin của một số loài trong bộ Linh trưởng đều gồm 146 axit amin nhưng khác biệt nhau một số axit amin, thể hiện ở bảng sau:
Các loài trong bộ Linh trưởng Tinh tinh Gôrila Vượn Gibbon Khỉ sóc Số axit amin khác biệt so với người 0 1 3 9
Theo lí thuyết, loài nào ở bảng này có quan hệ họ hàng gần với người nhất?
Các loài trong bộ Linh trưởng | Tinh tinh | Gôrila | Vượn Gibbon | Khỉ sóc |
Số axit amin khác biệt so với người | 0 | 1 | 3 | 9 |
A. Vượn Gibbon.
B. Gôrila.
C. Khỉ sóc.
D. Tinh tinh.
Câu 5: Tế bào nào sau đây của cây bằng lăng có chức năng hấp thụ nước từ đất?
A. Tế bào bao bó mạch.
B. Tế bào lông hút.
C. Tế bào khí khổng.
D. Tế bào nội bì rễ.
Câu 7: Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con gồm toàn cây hoa trắng?
A. Aa x Aa.
B. Aa x aa.
C. AA x AA.
D. aa x aa.
Câu 9: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm giảm số lượng gen trên 1 NST?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn trong 1 NST.
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn trong 1 NST.
A. Mất đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. Đảo đoạn.
D. Chuyển đoạn trong 1 NST.
Câu 11: Trong quần xã sinh vật, quan hệ nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ?
A. Kí sinh.
B. Ức chế – cảm nhiễm.
C. Cộng sinh.
D. Cạnh tranh.
Câu 12: Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây?
A. Mật độ cá thể.
B. Tỉ lệ giới tinh.
C. Cấu trúc tuổi.
D. Độ đa dạng.
Câu 13: Một loài sinh vật chỉ sống được ở nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC, sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 20oC đến 35oC. Theo lí thuyết, giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài này là
A. Từ 35oC đến 42oC.
B. Dưới 5,6oC.
C. Từ 5,6oC đến 42oC.
D. Từ 5,6oC đến 20oC.
Câu 15: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật sản xuất?
A. Tôm.
B. Tảo lục đơn bào.
C. Chim bói cá.
D. Cá rô.
Câu 16: Mạch thứ nhất của 1 gen ở tế bào nhân thực có 1400 nuclêôtit. Theo lí thuyết, mạch thứ hai của gen này có bao nhiêu nuclêôtit?
A. 1400.
B. 700.
C. 1200.
D. 2400.
Câu 17: Coren phát hiện ra hiện tượng di truyền tế bào chất khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây?
A. Cây hoa phấn.
B. Đậu Hà Lan.
C. Ruồi giấm.
D. Chim bồ câu.
Câu 18: Ở người, tĩnh mạch thuộc hệ cơ quan nào sau đây?
A. Hệ tiêu hóa.
B. Hệ hô hấp.
C. Hệ bài tiết.
D. Hệ tuần hoàn.
Câu 20: Quần thể A và quần thể B thuộc cùng 1 loài động vật; một số cá thể từ quần thể A chuyển sang sáp nhập vào quần thể B, mang theo các alen mới làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể B. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng này được gọi là
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Di – nhập gen.
C. Đột biến
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 21: Một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen: A, a; B, b phân li độc lập cùng quy định. Kiểu gen có cả alen trội A và alen trội B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều quy định hoa trắng. Phép lai P: AaBb x aabb thu được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
A. 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa trắng.
B. 100% cây hoa đỏ.
C. 25% cây hoa đỏ : 75% cây hoa trắng.
D. 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng.
Câu 22: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, 2 nhân tố nào sau đây đều có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Di – nhập gen và đột biến.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến.
C. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên và di – nhập gen.
Câu 23: Pha tối của quá trình quang hợp ở thực vật sử dụng các chất nào sau đây để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat?
A. H2 và O2.
B. O2 và H2O.
C. ATP và NADPH.
D. NADPH và H2.
Câu 25: Khi nói về quá trình phiên mã ở tế bào nhân sơ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên liệu của quá trình phiên mã là các axit amin.
B. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN polimeraza.
C. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
D. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
Câu 30: Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NH4+ thành NO3-?
A. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
B. Vi khuẩn cố định nitơ.
C. Vi khuẩn nitrat hóa.
D. Vi khuẩn amôn hóa.
Câu 33: Một loài thực vật, hình dạng quả do hai 2 gen: A, a; B, b cùng quy định. Phép lai P: 2 cây giao phấn với nhau, thu được F1 có tỉ lệ 56,25% cây quả dẹt : 37,5% cây quả tròn : 6,25% cây quả dài. Cho 2 cây quả dẹt ở F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 có thể là trường hợp nào sau đây?
A. 3 : 1.
B. 1 : 2 : 1.
C. 3 : 4 : 1.
D. 5 : 3.
Câu 34: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen: A, a; B, b quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: Cây thuần chủng có kiểu hình trội về 2 tính trạng x Cây thuần chủng có kiểu hình lặn về 2 tính trạng, thu được các cây F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được các cây F2. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây về các cây F2 không đúng?
A. Tỉ lệ kiểu hình lặn về 2 tính trạng có thể bằng 4%.
B. Tỉ lệ cây dị hợp 2 cặp gen luôn bằng tỉ lệ cây đồng hợp 2 cặp gen.
C. Tỉ lệ cây mang 4 alen trội bằng tỉ lệ cây mang 4 alen lặn.
D. Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
Câu 36: Đột biến điểm làm thay thế 1 nuclêôtit ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện côđon mở đầu?
A. 3’TAG5’.
B. 3’GAX5’.
C. 3’TTG5’.
D. 3’XAX5’.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận