Câu hỏi:
Một người vừa trở về từ vùng có dịch COVID – 19, chưa có triệu chứng bệnh, phải thực hiện bao nhiêu việc sau đây?
I. Khai báo y tế.
II. Cách li theo quy định.
III. Kiểm tra thân nhiệt hàng ngày.
IV. Làm các xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 1: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen: A, a; B, b quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: Cây thuần chủng có kiểu hình trội về 2 tính trạng x Cây thuần chủng có kiểu hình lặn về 2 tính trạng, thu được các cây F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được các cây F2. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây về các cây F2 không đúng?
A. Tỉ lệ kiểu hình lặn về 2 tính trạng có thể bằng 4%.
B. Tỉ lệ cây dị hợp 2 cặp gen luôn bằng tỉ lệ cây đồng hợp 2 cặp gen.
C. Tỉ lệ cây mang 4 alen trội bằng tỉ lệ cây mang 4 alen lặn.
D. Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 2: Cho chuỗi thức ăn: Cây lúa → Sâu ăn lá lúa → Gà → Rắn hổ mang. Trong chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu mắt xích thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
05/11/2021 4 Lượt xem
Câu 3: Quần thể A và quần thể B thuộc cùng 1 loài động vật; một số cá thể từ quần thể A chuyển sang sáp nhập vào quần thể B, mang theo các alen mới làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể B. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng này được gọi là
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Di – nhập gen.
C. Đột biến
D. Chọn lọc tự nhiên.
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 4: Khi nói về quá trình phiên mã ở tế bào nhân sơ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên liệu của quá trình phiên mã là các axit amin.
B. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN polimeraza.
C. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
D. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 5: Pha tối của quá trình quang hợp ở thực vật sử dụng các chất nào sau đây để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat?
A. H2 và O2.
B. O2 và H2O.
C. ATP và NADPH.
D. NADPH và H2.
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 6: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, 2 nhân tố nào sau đây đều có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Di – nhập gen và đột biến.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến.
C. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên và di – nhập gen.
05/11/2021 4 Lượt xem

- 40 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.1K
- 150
- 40
-
50 người đang thi
- 643
- 22
- 40
-
83 người đang thi
- 554
- 5
- 40
-
35 người đang thi
- 564
- 8
- 40
-
64 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận