Câu hỏi:
Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của chu trình nitơ trong tự nhiên. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Giai đoạn (a) có thể thực hiện trong cơ thể thực vật.
(2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit hóa thực hiện.
(3) Giai đoạn (d) xảy ra dưới tác động của vi khuẩn cố định đạm.
(4) Giai đoạn (e) chỉ được thực hiện bởi vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh với thực vật
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 1: Ở nhiều trường hợp, chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm tăng dần tần số tương đối của các alen hoặc tổ hợp alen có giá trị thích nghi hơn đảm bảo sự phát triển ưu thế của loại kiểu hình thích nghi nhất. Tuy nhiên, ở một số trường hợp quần thể song song tồn tại một số kiểu hình ở trạng thái cân bằng. Khẳng định nào sau đây là KHÔNG chính xác khi nói về hiện tượng đa hình cân bằng.
A. Trong sự đa hình cân bằng, không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác mà là sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hay một nhóm gen
B. Hiện tượng đa hình cân bằng chỉ là trạng thái nhất thời không ổn định vì sự biến động của môi trường là liên tục do vậy luôn có sự tác động của chọn lọc lên quần thể
C. Ở người, hệ nhóm máu ABO gồm các nhóm máu: A; B; AB và O, tỉ lệ các nhóm máu này là đặc trưng và ổn định cho từng quần thể
D. Hiện tượng đa hình cân bằng đảm bảo cho các quần thể của một loài thích nghi với các điều kiện khác nhau của môi trường sống
05/11/2021 11 Lượt xem
Câu 2: Ở một loài thực vật, một locus 2 alen nằm trên cặp NST số 1. NST bị đột biến thể tứ bội, thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n bình thường. Cho rằng không phát sinh các đột biến mới, xét các phép lai giữa các thể tứ bội sau đây:
(1) AAAa x AAAa (2) Aaaa x Aaaa
(3) AAaa x AAAa (4) AAaa x Aaaa
Tính theo lí thuyết các phép lai nào cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 ?
A. (1), (3).
B. (1), (2).
C. (2), (3).
D. (1), (4).
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 3: Trong cấu trúc của một gen, từ dạng tiền đột biến G*X sau 2 lần tự sao sẽ hình thành nên đột biến:
A. Thay thế cặp G*X thành cặp XG
B. Thay thế cặp G*X thành cặp AT
C. Thay thế cặp G*X thành cặp TA
D. Bị cắt bỏ cặp G*X tạo nên đột biến mất cặp nucleotide
05/11/2021 8 Lượt xem
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng về cơ quan tương đồng?
A. Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay
B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau
C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự
D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 6: Tưởng tượng lại các bể cá cảnh mà em đã từng quan sát, nhận định nào dưới đây là chính xác?
Tưởng tượng lại các bể cá cảnh mà em đã từng quan sát, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Chuỗi và lưới thức ăn trong bể cá phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái nhân tạo
B. Không có sự có mặt của các chuỗi thức ăn trong bể cá cảnh vì số lượng loài quá ít và thức ăn được bổ sung từ bên ngoài
C. Nếu số lượng loài trong bể cá cảnh càng nhiều thì độ phức tạp của chuỗi và lưới thức ăn càng ít vì loài đầu bảng sẽ chi phối các chuỗi khác.
D. Trong một lưới thức ăn ở bể cá cảnh, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định
05/11/2021 8 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Nguyễn Văn Thìn
- 8 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận