Câu hỏi:

Cho các thành tựu sau:

(1)  Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

(2)  Tạo cừu sản sinh protein người trong sữa.

(3)  Tạo giống lúa"gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-caroten trong hạt.

(4)  Tạo giống dưa hấu đa bội.

(5)  Tạo giống lúa lai HYT 100 với dòng mẹ là I 58025A và dòng bố là R100, HYT 100 có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn.

(6)  Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lượng đường tăng.

(7)  Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.

(8)  Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen.

(9)  Tạo giống bông kháng sâu hại

Số thành tựu được tạo ra bằng phương pháp công nghệ gen là:

236 Lượt xem
05/11/2021
3.6 9 Đánh giá

A. 3

B. 4

C. 6

D. 5

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1:

Phát biểu nào đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?

A. Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.

B. Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục.

C. Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời.

D. Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng.

Xem đáp án

05/11/2021 7 Lượt xem

Câu 2:

Loại đột biến nào dưới đây làm tăng số lượng các bản sao của cùng một gen trên cùng 1 NST.

A. Đột biến đảo đoạn

B. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ

C. Đột biến lặp đoạn

D. Đột biến lặp đoạn và chuyển đoạn.

Xem đáp án

05/11/2021 9 Lượt xem

Câu 3:

Trong cấu trúc lát cắt ngang của một khúc gỗ cây hai lá mầm, khẳng định nào sau đây không chính xác?

A. Bần là lớp ngoài cùng, bao bọc và bảo vệ các phần bên trong thân

B. Gỗ ròng là phần cứng nhất gồm các tế bào mạch gỗ thấm chất gỗ nhiều nhất

C. Gỗ dác thường có màu sáng hơn và yếu hơn so với gỗ ròng, nó có vai trò vận chuyển nước và khoáng  

D. Đi từ ngoài vào trong bao gồm: bần → mạch rây thứ cấp → tầng sinh bần → tầng sinh trụ → gỗ ròng → gỗ dác

Xem đáp án

05/11/2021 8 Lượt xem

Xem đáp án

05/11/2021 7 Lượt xem

Câu 5:

Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác?

A. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ

B. Tỷ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ giảm dần qua mỗi thế hệ khi quần thể duy trì hiện tượng ngẫu phối

C. Trong tự nhiên, các quần thể ngẫu phối thường biểu hiện sự đa hình hơn so với các quần thể tự phối hoặc quần thể tự thụ phấn

D. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách tự do và ngẫu nhiên

Xem đáp án

05/11/2021 6 Lượt xem

Câu 6:

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác?

A. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh

B. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn

C. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y

D. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’

Xem đáp án

05/11/2021 8 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường DTNT Vĩnh Phúc
Thông tin thêm
  • 5 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh