Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 2

Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 2

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 243 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 2. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Ưu điểm của chiến lược hợp tác là? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Đem lại kinh tế cao cho người hợp tác

B. Có thêm nhân lực trong quá trình làm việc, tăng năng xuất lao động

C. Góp phần củng cố không khí đoàn kết, hài hòa trong nội bộ tổ chức; Mỗi bên rút ra được những bài học kinh nghiệm để tránh dẫn đến các xung đột khác

D. Nguồn nhân lực dồi dào, hiệu quả công việc cao

Câu 2: Sử dụng chiến lược nhượng bộ có nghĩa là? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau: 

A. Nhượng bộ để lùi một bước tiến nhiều bước

B. Nhượng bộ lợi ích của bản thân cho lợi ích của người khác

C. Mặc cho đối tượng hợp tác muốn làm gì thì làm

D. Không thèm quan tâm, miễn có kết quả

Câu 3: Chiến lược nhượng bộ phù hợp khi nào? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Một bên nhận ra mình đã nhầm hoặc chưa chắc đúng, khi cần giữ quan hệ cho những việc quan trọng hơn, khi tiếp tục đấu tranh xẽ có hại 

B. Khi ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, sợ thua

C. Khi thấy mình sai, không thể giải thích, không có người giúp đỡ 

D. Khi thấy bất lợi cho bản thân, lợi ích bị lung lay

Câu 4: Chiến lược thỏa hiệp nhằm mục đích gì? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau: 

A. Kéo dài thời gian 

B. Để tìm chứng cứ

C. Tìm kiếm giải pháp cả hai nên cùng chấp nhận, làm hài lòng cả hai bên

D. Để hai bên cùng có thời gian suy nghĩ

Câu 5: Chiến lược thỏa hiệp được áp dụng khi nào? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau: 

A. Khi hai bên trở nên căng thẳng, xung đột có thể xảy ra

B. Khi hai bên khăng khăng giữ mục tiêu của mình, hậu quả của việc không giải quyết xung đột nghiêm trọng hơn sự nhượng bộ của cả 2 bên

C. Không bên nào chịu nhường bên nào, dễ xày ra mâu thuẫn

D. Nếu không giải quyết thì hậu quả sẽ nghiêm trọng

Câu 6: Vai trò của hiệu trưởng trong giải quyết xung đột là gì? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Hiệu trưởng có khả năng nhận diện, quản lí tốt xung đột, thể hiện năng lực trong xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong đơn v

B. Tìm hiểu nguyên nhân xung đột, giải quyết kịp thời

C. Có quyền xử lý xung đột khi xảy ra

D. Có quyền xử phạt, cho thôi việc

Câu 7: Để quản lý được xung đột một cách có hiệu quả đỏi hỏi người hiệu trưởng phải làm gì? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Hiệu trưởng phải bình tĩnh, tự tin

B. Hiệu trưởng quyết đoán, khách quan

C. Hiệu trưởng phải biết lý lẽ

D. Có kiến thức, kĩ năng và đặc biệt phải thực sự có thành ý

Câu 8: Các kiểu giải quyết xung đột của hiệu trưởng bao gồm? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Kiểu độc đoán; Kiểu cơ hội, Kiểu tôn trọng con người đồng thời đề cao công việc

B. Kiểu suy đoán; Kiểu tôn trọng; Kiểu áp đặt 

C. Kiểu tôn trọng cá nhân; Kiểu dân chủ tập thể 

D. Kiểu quyết đoán; Kiểu cơ hội

Câu 9: Để giải quyết tốt xung đột, hiệu trưởng cần làm gì? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Luôn quan tâm đến đội ngũ CBQL - GV - NV

B. Xây dựng các biện pháp để giải quyết xung đột khi cần

C. Hiệu trưởng phân công người tìm hiểu nguyên nhân xung đột

D. Có ý thức và các kĩ năng trong quản lý xung đột, phòng ngừa các mâu thuẫn và quản lý xung đột một cách chủ động, sáng tạo, có hệ thống

Câu 11: Một cuộc đàm phán hiệu quả cần ba tiêu chí nào? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Đàm phán thành công; Hai bên có lợi; Hiệu quả công việc tốt

B. Có kế hoạch cụ thể; Trình bày ngắn gọn; Thuận lợi cho các bên

C. Đàm phán đạt được thỏa thuận; Không làm tốn thời gian và tiền bạc; Thuận lợi cho các mối quan hệ cá nhân

D. Có kế hoạch cụ thể; Không gian đàm phán phù hợp; Trình bày ngắn gọn, dễ hiểu

Câu 13: Khi đàm phán trong xung đột người ta đặt câu hỏi để làm gì? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Biết được lập luận của phía bên kia; Làm sáng tỏ vấn đề

B. Thẩm định xem có hiểu đúng vấn đề không

C. Làm sáng tỏ vấn đề và thẩm định xem có hiểu đúng vấn đề không

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 14: Kĩ năng hòa giải áp dụng khi nào? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Khi Hậu quả của việc không giải quyết xung đột là nghiêm trọng hơn sự nhượng bộ của cả hai bên

B. Khi thấy xung đột bình thường

C. Khi một bên không đồng ý gây hậu quả nghiêm trọng

D. Khi không tìm được tiếng nói chung

Câu 15: Nhiệm vụ của người hòa giải là? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Tìm ra nguyên nhân xung đột; giải quyết

B. Tìm kiếm giải pháp xử lý xung đột, soạn thảo nội dung

C. Xây dựng chương trình họp; soạn thảo biên bản; dự thảo thỏa thuận; gặp riêng từng bên

D. Tự mình giải quyết vấn đề xung đột; trao đổi với các bên 

Câu 16: Nếu trong trường có một CB, GV, NV hay gây sự với đồng nghiệp CBQL làm gì? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau: 

A. Góp ý để CB, GV, NV đó không gây sự với đồng nghiệp nữa 

B. Gặp CB, GV, NV đó và trao đổi trực tiếp về việc xảy ra; tìm hiểu nguyên nhân; đề ra giải pháp xử lí

C. Kiến nghị cấp trên xử lý khi CB,GV, NV gây sự

D. Đề xuất chuyển CB,GV,NV sang đơn vị khác

Câu 19: Nếu muốn đàm phán với một bên đang trong giai đoạn xung đột, người đàm phán cần làm gì? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Lựa chọn cách tiếp cận, đề cập vấn đề một cách khách quan, không để cảm xúc lấn át

B. Có khả năng quản lí nhiều thông tin không chắc chắn và có thể thay đổi...

C. Kiên trì, mềm dẻo, kiên kiết khi cần bảo vệ lập trường của mình

D. Tất cả các câu trên đều đúng 

Câu 20: Chiến lược nhượng bộ được áp dụng khi nào? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Khi quyền lợi của mình bị ảnh hưởng 

B. Không thể thắng

C. Cảm thấy vấn đề là quan trọng với người khác hơn với mình (thấy không tự tin để đòi quyền lợi cho mình)

D. Không có chứng cứ xác thực

Câu 21: Để phòng ngừa xung đột trong trường mầm non hiệu trưởng cần làm gì? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong trường mầm non

B. Thực hiện báo cáo thường xuyên, nghiêm túc

C. Tổ chức họp CB, GV, NV thường xuyên, dân chủ và thực chất

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 23: Kĩ năng hợp tác được hiệu trưởng áp dụng khi nào? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Vấn đề là rất quan trọng; Mâu thuẫn đã tồn tại từ trước; Cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên

B. Khi hiệu trưởng cần người giúp; Cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên

C. Xung đột khó xử lý

D. Nếu hợp tác mâu thuẫn sẽ xử lí nhanh hơn 

Câu 24: Chị hãy chọn 1 đáp án đúng trong 4 đáp án sau cho khái niệm xung đột?

A. Xung đột là không đoàn kết. Xung đột là nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác

B. Xung đột là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác

C. Xung đột là quá trình hai bên tranh giành quyền lợi lẫn nhau

D. Xung đột là để bảo vệ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và hoàn thành mục tiêu

Câu 25: Quản lí xung đột gồm những bước nào? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau

A. Nhận diện tình hình; Xác định nhu cầu của các bên 

B. Đánh giá xung đột; Quyết định trình tự xử lí xung đột 

C. Tìm kiếm giải pháp; Lên kế hoạch hành động

D. Tất cả các câu trên đều đúng 

Câu 26: Để quản lí xung đột trong trường mầm non hiệu trưởng cần phải làm gì? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong trường mầm non 

B. Tìm giải pháp để xử lí người vi phạm

C. Xây dựng các tiêu chí để đánh giá xung đột khi xảy ra

D. Nhận diện tình hình, lắng nghe các bên trình bày quan điểm, thu thập thông tin, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra các giải pháp phù hợp và lên kế hoạch hành động quản lí xung đột 

Câu 27: Chị hãy lựa chọn 1 đáp án đúng cho các chiến lược trực tiếp quản lí xung đột trong trường mầm non?

A. Chiến lược cạnh tranh; Đàm phán; Nhượng bộ

B. Chiến lược thỏa hiệp; Kéo dài thời gian

C. Chiến lược cạnh tranh; Né tránh, Hợp tác, Nhượng bộ, Thỏa hiệp

D. Chiến lược Hợp tác; Thỏa hiệp; Chấp nhận

Câu 28: Để một cuộc đàm phán hiệu quả gồm những tiêu chí nào? Chị hãy lựa chọn 1 đáp án đúng nhất?

A. Đàm phán đạt được thỏa thuận thực sự làm hài lòng các bên; không tiêu tốn thời gian và tiền bạc quá mức cần thiết; Không khí hài hòa

B. Đàm phán làm hài lòng các bên; không tiêu tốn thời gian, công sức

C. Đàm phán không tiêu tốn kinh phí, hai bên vui vẻ sau khi đàm phán 

D. Đàm phán đạt được thỏa thuận của cả hai bên, kết quả nhanh gọn, không tốn kém

Câu 29: Chuẩn bị đàm phán hiệu trưởng cần làm những gì? Chị hãy lựa chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau?

A. Chuẩn bị câu hỏi, cách hỏi để cuộc đàm phán đạt hiệu quả

B. Cần xác định mục tiêu, điều cần phải làm và suy nghĩ những gì muốn thực hiện; Dự kiến các yêu cầu và phản ứng của người khác; Xây dựng chiến lược

C. Xây dựng các giải pháp để xử lý tình huống khi cần

D. Thu thập các thông tin có liên quan đến vấn đề đàm phán

Câu 30: Trong quá trình đàm phán thỏa hiệp CBQL cần làm gì? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Cần luôn bám sát mục tiêu khi đàm phán

B. Khi đưa ra một đề xuất mới cần chắc rằng đề xuất nằm trong khả năng, giới hạn của mình 

C. Trong quá trình đàm phán, có thể đề nghị nghỉ giải lao để có thêm thời gian suy nghĩ

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án

Chủ đề: Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Người đi làm