Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 5

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 5

  • 30/08/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 525 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 5. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

19 Lần thi

Câu 5: Nguy cơ bị một bệnh có thể ước lượng bằng:

A. Tỷ lệ mới mắc;

B. Tỷ lệ mới mắc nhân với thời gian phát triển trung bình của bệnh; 

C. Tỷ lệ mới mắc chia cho thời gian phát triển trung bình của bệnh; 

D. Tỷ lệ hiện mắc; 

Câu 7: Một nghiên cứu liên quan tới một vụ dịch ỉa chảy nêu rằng: 85% số người bị bệnh đã ăn tại nhà hàng A; 15% ăn tại nhà hàng B;  55% ăn tại nhà hàng C; 95% số bệnh nhân đó đã uống nước tại nhà hàng D. Kết luận nào sau đây sẽ hợp lý hơn cả:

A. Nguồn nhiễm trùng là từ nhà hàng A vì đa số bệnh nhân đã ăn tại đây;  

B. Nguồn nhiễm trùng không phải từ nhà hàng B vì chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh  nhân ăn tại đây; 

C. Nguồn nhiễm trùng là từ nhà hàng D vì gần như tất cả bệnh nhân đều uống nước tại đây; 

D. Không rút ra được kết luận nào cả vì không có sự so sánh giữa các đối tượng phơi nhiễm và không phơi nhiễm.

Câu 8: Trong 1 000 phụ nữ bị ung thư vú có 32 người có thai. Từ đó có thể nói rằng:

A. Có thai là một điều rất hay xảy ra ở những người bị ung thư vú;

B. Ung thư vú là một điều ít khi xảy ra ở những người có thai; 

C. 32% các trường hợp ung thư vú đang có thai; 

D. Chưa nói lên được điều gì.

Câu 9: Trong nghiên cứu thuần tập, các đối tượng hình thành nên Cohorte có tính chất là:

A. Những người bị bệnh nghiên cứu;

B. Những người không bị bệnh nghiên cứu;

C. Những người phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu;

D. Những người không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu;

Câu 10: Các đối tượng trong một nghiên cứu thuần tập phải:

A. Cùng năm sinh; 

B. Cùng nơi cư trú;

C. Đã bị cùng một bệnh; 

D. Được theo dõi trong cùng một khoảng thời gian;

Câu 12: Xuất phát điểm của nghiên cứu bệnh chứng là:

A. Yếu tố nghiên cứu; 

B. Bệnh nghiên cứu;

C. Yếu tố nguy cơ;

D. Nhóm bị bệnh;

Câu 13: Nhóm chứng trong nghiên cứu bệnh chứng là:

A. Nhóm  bị bệnh nghiên cứu; 

B. Nhóm không bị bệnh nghiên cứu;

C. Nhóm phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ; 

D. Nhóm không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu;

Câu 14: Một trong những ưu điểm của phương pháp nghiên cứu bệnh chứng là:

A. Dễ thực hiện;

B. Nếu yếu tố nghiên cứu thực sự là yếu tố nguy cơ thì  các  trường hợp bị bệnh sẽ xuất hiện, người nghiên cứu sẽ chờ được họ; 

C. Kết quả nghiên cứu sẽ chính xác, ít sai số 

D. Những người phơi nhiễm và những người không phơi nhiễm được chọn trước mà chưa biết kết quả bị bệnh hoặc không bệnh nên sẽ không có sai số do xếp lẫn; 

Câu 15: Một trong những nhược điểm của phương pháp nghiên cứu bệnh chứng là:

A. Khó thực hiện lại; 

B. Khó đo lường hết sai số;

C. Khó duy trì thống nhất trong suốt quá trình nghiên cứu cho nên dễ có biais; 

D. Tốn nhiều thời gian;

Câu 16: Trong nghiên cứu bệnh chứng, theo Lilienfeld, khi nhóm bệnh là Tất cả các cas được chẩn đóan trong một quần thể nhất định thì nhóm chứng nên là:

A. Một mẫu ngẫu nhiên những người không bị bệnh đại điện cho quần thể đó;

B. Những người không bị bệnh trong mẫu đó (hoặc mẫu/mẫu) của quần thể đích; 

C. Một mẫu những đối tượng nằm viện (bệnh nhân) không bị bệnh đó và các bệnh liên quan /các bệnh viện của quần thể đích (tất cả các bệnh viện trong quần thể đích); 

D. Một mẫu bị các bệnh khác (không liên quan) trong cùng bệnh viện;

Câu 17: Trong một nghiên cứu bệnh chứng có thể tính được:

A. Nguy cơ cá nhân của nhóm phơi nhiễm;

B. Nguy cơ cá nhân của nhóm không phơi nhiễm; 

C. Tỷ lệ mắc bệnh của nhóm không phơi nhiễm;

D. Tỷ lệ phơi nhiễm của nhóm bị bệnh

Câu 18: Trong một nghiên cứu bệnh chứng, nếu biết được tỷ lệ phơi nhiễm của quần thể đích thì có thể tính được:

A. Nguy cơ cá nhân của nhóm phơi nhiễm;

B. Nguy cơ cá nhân của nhóm không phơi nhiễm; 

C. Tỷ lệ mắc bệnh của nhóm không phơi nhiễm; 

D. Nguy cơ qui kết của nhóm phơi nhiễm;

Câu 19: Nghiên cứu hồi cứu đồng nghĩa với:

A. Nghiên cứu sinh thái; 

B. Nghiên cứu ngang;

C. Nghiên cứu bệnh chứng;

D. Nghiên cứu thuần tập; 

Câu 20: Đối tượng trong nghiên cứu bệnh chứng là:

A. Quần thể;

B. Cá thể; 

C. Bệnh nhân; 

D. Người khỏe

Câu 21: Đối tượng trong nghiên cứu hồi cứu là:

A. Cá thể;

B. Quần thể; 

C. Người khỏe;

D. Bệnh nhân; 

Câu 24: Nhược điểm quan trọng của nghiên cứu Hồi cứu so với nghiên cứu Tương lai là:

A. Đắt tiền; 

B. Khó tìm được một nhóm chứng hoàn chỉnh;

C. Khó đảm bảo tính kết đôi giữa hai nhóm

D. Tốn nhiều thời gian; 

Câu 25: Trong một nghiên cứu bệnh chứng chỉ có thể tính được một trong các số đo dưới đây:

A. Nguy cơ cá nhân của nhóm phơi nhiễm; 

B. Nguy cơ cá nhân của nhóm không phơi nhiễm; 

C. Tỷ lệ phơi nhiễm của quần thể tích; 

D. Tỷ lệ phơi nhiễm của nhóm bị bệnh;

Câu 27: Chỉ có một tính chất sau đây là không liên quan tới nghiên cứu Hồi cứu:

A. Tương đối rẻ tiền

B. Có thể ước lượng được nguy cơ tương đối

C. Có thể tính được tỷ lệ mới mắc; 

D. Lựa chọn  nhóm  chứng tương tự như nhóm bệnh; 

Câu 28: Để đo độ mạnh của sự kết hợp nhân quả, phải dựa vào:

A. Thời kỳ ủ bệnh;

B. Tỷ lệ mới mắc bệnh trong quần thể

C. Tỷ lệ hiện đang phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu; 

D. Nguy cơ tương đối;

Câu 30: Giai đoạn 1 trong Qui trình tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm ngẫu nhiên là:

A. Xác định quần thể;

B. Chọn đối tượng nghiên cứu;  

C. Nhận các đối tượng tham gia;

D. Phân phối làm 2 nhóm;  

Câu 31: Có thể coi việc áp dụng một biện pháp y tế cho một quần thể nhất định là:

A. Thực nghiệm trong điều kiện không kiểm soát

B. Thực nghiệm trong điều kiện có kiểm soát

C. Thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên;

D. Thực nghiệm trên người tình nguyện; 

Câu 32: Phân phối lương thực cho một quần thể dân cư đang bị đói, làm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của họ, được coi là:

A. Thực nghiệm trong điều kiện không kiểm soát

B. Thực nghiệm trong điều kiện có kiểm soát 

C. Thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên;  

D. Thực nghiệm trên người tình nguyện; 

Câu 33: Lọai nghiên cứu mà tất cả những ai cần được chăm sóc y tế đều được tham dự vào, các đối tượng nghiên cứu không được lựa chọn của người nghiên cứu đó là:

A. Thực nghiệm trong điều kiện không kiểm sóat;

B. Thực nghiệm trong điều kiện có kiểm sóat;  

C. Thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên;  

D. Thực nghiệm trên người tình nguyện; 

Câu 34: Để chứng minh hiệu lực của một chương trình can thiệp, khi nghiên cứu chọn 2 nhóm:   - Nhóm nghiên cứu: chịu sự can thiệp;   - Nhóm chứng: Không chịu sự can thiệp.  Đó là nghiên cứu:

A. Thực nghiệm trong điều kiện không kiểm sóat; 

B. Thực nghiệm trong điều kiện có kiểm sóat;

C. Thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên;  

D. Thực nghiệm trên người tình nguyện; 

Câu 35: Có một yếu tố nào đó xuất hiện một cách tự nhiên trong quần thể (không phải cố ý của người nghiên cứu), tiến hành phân tích bằng quan sát tác động của yếu tố đó lên sức khỏe và bệnh tật của quần thể; có thể coi đây là một nghiên cứu:

A. Thực nghiệm trong điều kiện không kiểm sóat;

B. Thực nghiệm trong điều kiện có kiểm sóat; 

C. Thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên; 

D. Thực nghiệm trên người tình nguyện; 

Câu 36: Nhân vụ nổ bom nguyên tử tại Hiroshima người ta đã tiến hành nghiên cứu tác động của phóng xạ lên sức khỏe và bệnh tật ở người; Nghiên cứu này thuộc loại nghiên cứu:

A. Thực nghiệm trong điều kiện không kiểm soát;  

B. Thực nghiệm trong điều kiện có kiểm soát; 

C. Thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên; 

D. Thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên;

Câu 37: Tính chất của nghiên cứu thực nghiệm khác với nghiên cứu quan sát là:

A. Nhóm nghiên cứu và nhóm chứng có cùng kích thước; 

B. Là một nghiên cứu tương lai; 

C. Nhóm nghiên cứu và nhóm chứng giống nhau về các tính chất nghiên cứu cứu cần thiết;

D. Nhà nghiên cứu quyết định đối tượng nào sẽ phơi nhiễm và đối tượng nào sẽ không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu;

Câu 38: Tính chất quan trọng nhất của một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên là:

A. Nhóm dùng thuốc và nhóm Placebo có cùng kích thước;

B. Thực hiện chọn ngẫu nhiên tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu;

C. Theo dõi được 100% các đối tượng trong cả hai nhóm; 

D. Tỷ lệ mới mắc bệnh nghiên cứu khá cao trong quần thể;

Câu 39: Một nghiên cứu thử nghiệm vaccin bằng phương pháp Mù đôi nghĩa là:

A. Một nhóm nhận vaccin và nhóm kia là nhóm placebo;

B. Nhóm nghiên cứu không biết có nhóm chứng và nhóm chứng không biết có nhóm nghiên cứu; 

C. Người nghiên cứu (trực tiếp với đối tượng) và đối tượng nghiên cứu đều không biết ai là người nhận được vaccin, ai là người nhận được giả dược;

D. Nhóm chứng không biết ai là người trong nhóm nghiên cứu;

Câu 40: Thử nghiệm ngẫu nhiên đồng nghĩa với nghiên cứu:

A. Nghiên cứu tương quan; 

B. Nghiên cứu tỷ lệ hiện  mắc; 

C. Nghiên cứu hồi cứu; 

D. Thử nghiệm lâm sàng; 

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 19 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Sinh viên