Câu hỏi: Nghiên cứu về tai nạn giao thông ở một nước đã nêu ra các số liệu sau: 61% số vụ tai nạn liên quan tới những lái xe đã có bằng lái trên 10 năm, 22% số vụ tai nạn liên quan tới những lái xe đã có bằng lái từ 6 -10 năm, và 17% còn lại liên quan tới những lái xe có bằng lái dưới 6 năm, và nhà chức trách đã nói rằng: Càng nhiều năm kinh nghiệm càng làm cho người lái xe chủ quan, bắt cẩn. Điều nào dưới đây nêu rõ nhất lời nói trên là không đúng:
A. Các tỷ lệ chưa được chuẩn hóa theo tuổi;
B. Số liệu trên chưa đầy đủ vì có những vụ tai nạn chưa được ghi nhận;
C. Phải làm một so sánh với những người lái xe không liên quan tới tai nạn;
D. Chưa có test thống kê;
Câu 1: Trong mấy mươi năm trở lại đây, người ta thấy: phân bố của bệnh ung thư phổi và lao phổi ở người là tương đương nhau về tuổi và giới. Thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân của ung thư phổi. Rất có thể thuốc lá là một yếu tố căn nguyên quan trọng của tình trạng lao phổi ở nhóm tuổi đó. Việc hình thành giả thuyết như vậy là đã:
A. Xét trên sự khác biệt;
B. Xét trên sự cùng tồn tại của bệnh và yếu tố;
C. Xét trên sự cùng tồn tại của hai bệnh;
D. Xét trên sự cùng diễn biến;
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 2: Một nhà nghiên cứu quan tâm tới nguyên nhân của vàng da sơ sinh, để nghiên cứu vấn đề này, ông ta đã chọn 100 đứa trẻ có vàng da sơ sinh và 100 đứa trẻ không vàng da sơ sinh trong cùng một bệnh viện và trong cùng một khoảng thời gian, sau đó ông ta ghi nhận lại các thông tin có sẵn về thời kỳ mang thai và lúc sinh của các bà mẹ của hai nhóm trẻ đó. Đây là nghiên cứu:
A. Ngang;
B. Hồi cứu;
C. Tương lai;
D. Tỷ lệ mới mắc;
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 3: Giai đoạn 1 trong Qui trình tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm ngẫu nhiên là:
A. Xác định quần thể;
B. Chọn đối tượng nghiên cứu;
C. Nhận các đối tượng tham gia;
D. Phân phối làm 2 nhóm;
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 4: Trong một nghiên cứu bệnh chứng, nếu biết được tỷ lệ phơi nhiễm của quần thể đích thì có thể tính được:
A. Nguy cơ cá nhân của nhóm phơi nhiễm;
B. Nguy cơ cá nhân của nhóm không phơi nhiễm;
C. Tỷ lệ mắc bệnh của nhóm không phơi nhiễm;
D. Nguy cơ qui kết của nhóm phơi nhiễm;
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Nhân vụ nổ bom nguyên tử tại Hiroshima người ta đã tiến hành nghiên cứu tác động của phóng xạ lên sức khỏe và bệnh tật ở người; Nghiên cứu này thuộc loại nghiên cứu:
A. Thực nghiệm trong điều kiện không kiểm soát;
B. Thực nghiệm trong điều kiện có kiểm soát;
C. Thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên;
D. Thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên;
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Người ta thấy, trong một thành phố có không khí bị ô nhiễm, nồng độ SO2 tăng cao đặc biệt vào các tháng 2, 7, 9 và đồng thời tỷ lệ mới mắc các rối lọan đường hô hấp cũng tăng cao vào những tháng đó; và nêu rằng: rất có thể SO2 là thủ phạm đã gây nên các rối lọan đường hô hấp. Việc hình thành giả thuyết như vậy là đã:
A. Xét trên sự khác biệt;
B. Xét trên sự cùng tồn tại của bệnh và yếu tố;
C. Xét trên sự cùng diễn biến;
30/08/2021 1 Lượt xem
![Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 5 Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 5](/uploads/webp/2021/09/24/bo-cau-hoi-trac-nghiem-mon-dich-te-hoc-phan-5_1.png.webp)
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 5
- 19 Lượt thi
- 60 Phút
- 40 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học có đáp án
- 840
- 78
- 40
-
65 người đang thi
- 447
- 31
- 40
-
88 người đang thi
- 459
- 26
- 40
-
90 người đang thi
- 446
- 24
- 39
-
48 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận