Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán - Phần 14. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
21/10/2021
Thời gian
40 Phút
Tham gia thi
3 Lần thi
Câu 1: Tài khoản Hao mòn TSCĐ thuộc nhóm Tài khoản nào trong các nhóm TK sau đây?
A. Nhóm tài khoản điều chỉnh tăng
B. Nhóm tài khoản điều chỉnh giảm giá trị tài sản
C. Nhóm tài khoản điều chỉnh vừa tăng vừa giảm
D. Nhóm tài khoản chủ yếu phản ánh vốn (phản ánh tài sản)
Câu 2: Kết cấu của nhóm Tài khoản chủ yếu phản ánh vốn (phản ánh tài sản) phản ánh trong nội dung nào sau đây?
A. Số dư đầu kỳ và cuổi kỳ bên Nợ của Tài khoản. Số phát sinh tăng trong kỳ bên Nợ, số phát sinh giảm trong kỳ bên Có
B. Số dư đầu kỳ bên Nợ, số dư cuối kỳ bên Có. Số phát sinh tăng trong kỳ bên Nợ, số phát sinh giảm bên Có
C. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ bén nợ. Số phát sinh giảm trong kỳ bên Nợ, số phát sinh tăng trong kỳ bên Có
D. Số dư đầu kỷ, cuối kỳ bên Có. Số phát sinh tăng trong kỳ bên Nợ, số phát sinh giảm trong kỷ bên Có
Câu 3: Kết cấu của nhóm Tài khoản chủ yếu phản ánh nguồn vốn phản ánh trong nội dung nào sau đây?
A. Số dư đầu kỳ và cuồi kỳ bên Nợ của Tài khoản. Số phát sinh tăng trong kỳ bên Nợ, số phát sinh giảm trong kỷ bên Có
B. Số dư đầu kỷ bên Nợ, số dư cuối kỳ bên Có. Số phát sinh tăng trong kỳ bên Nợ, số phát sinh giảm bên Có
C. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ bên Nợ. Số phát sinh giảm trong kỷ bên Nợ, số phát sinh tăng trong kỳ bên Có
D. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ bên Có. Số phát sinh tăng trong kỳ bên Có, số phát sinh giảm trong kỳ bên Nợ
Câu 4: Đối tượng kế toán nào dưới đây là tài sản ngắn hạn trong các doanh nghiệp?
A. Phải thu của khách hàng
B. Phải trả người bán
C. Lợi nhuận chưa phân phối
D. Quỹ đầu tư phát triển
Câu 5: Đối tượng kế toán nào trong các đối tượng sau đây là vốn chủ sở hữu trong các doanh nghiệp?
A. Phải thu của khách hàng
B. Phải trả người bán
C. Vay dài hạn
D. Quỹ đầu tư phát triển
Câu 6: Nghiệp vụ kinh tế: Đơn vị dùng tiền vay ngắn hạn trả nợ cho người bán phản ánh quan hệ đối ứng nào sau đây?
A. Tăng tài sản, giảm tài sản
B. Tăng tài sản, tăng nợ phải trả
C. Tăng nợ phải trả, giảm nợ phải trả
D. Giảm tài sản, tăng nợ phải trả
Câu 7: Đối tượng của kế toán được hiểu theo nội dung nào trong các nội dung dưới đây?
A. Tình hình thị trường, tình hình cạnh tranh
B. Tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị kế toán
C. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh
D. Tình hình thu chi tiền mặt
Câu 8: Phương pháp cải chính được dùng để chữa sổ kế toán được áp dụng trong trường hợp nào sau đây?
A. Ghi sai quan hệ đối ứng TK số tiền ghi sai lớn hơn số thực tế phải ghi
B. Số ghi sai nhỏ hơn số thực tế phải ghi
C. Ghi sót NVKT phát sinh
D. Ghi sai trong diễn giải và sai số liệu được phát hiện ngay khi chưa cộng sổ kế toán và không liên quan đến quan hệ đối ứng tài khoản
Câu 9: Phương pháp ghi bổ sung được dùng để chữa sổ kế toán được áp dụng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Do ghi sai trong diễn giải phải xóa đi rồi ghi bổ sung
B. Do ghi sai quan hệ đối ứng với số ghi sai lớn hơn số thực tế
C. Do ghi trùng về số tiền
D. Do số ghi sai nhỏ hơn số thực tế phải ghi, phát hiện sau khi đã cộng sổ kế toán và không sai quan hệ đối ứng tài khoản hoặc ghi sót NVKT phát sinh
Câu 10: Phương pháp ghi số âm được dùng để chữa sổ kế toán được áp dụng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Ghi sai trong diễn giải
B. Số ghi sai nhỏ hơn số thực tế phải ghi
C. Do ghi sót các NVKT phát sinh
D. Số ghi sai lớn hơn số thực tế phải ghi, phát hiện sau khi đã cộng sổ kế toán, hoặc ghi sai quan hệ đổi ứng tài khoản hoặc ghi trùng 1 nghiệp vụ kinh tế hai lần
Câu 11: Theo chuẩn mực kế toán VN số 02, Kế toán sẽ phản ánh giá mua nhập kho của hàng hoá trên số kế toán là giá nào?
A. Giá thực tế (giá gốc)
B. Giá hạch toán
C. Giá kế hoạch
D. Giá thực tế (giá gốc); Giá hạch toán; Giá kế hoạch
Câu 12: Yếu tố nào dưới đây không phải là yếu tố cấu thành nên Giá thực tế (giá gốc) của hàng mua ngoài?
A. Giá mua của hàng hoá
B. Chi phí phát sinh trong quá trình mua
C. Chiết khẩu thương mại được hưởng giảm giá hàng mua
D. Các khoản thuế không được hoàn lại.
Câu 13: Doanh nghiệp thương mai kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Để phản ánh trị giá mua của hàng xuất bán, kế toán ghi bút toán như thế nào?
A. Nợ TK 632/ Có TK 511
B. Nợ TK 632/ Có TK 157
C. Nợ TK 632/ Có TK 1561
D. Nợ TK 632/ Có TK 1562
Câu 14: Doanh nghiệp thương mại kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Khi nhập lại kho số hàng đã bán, bị người mua trả lại, kế toán ghi định khoản như thế nào?
A. Nợ TK 1561/ Có TK 111, 112, 131
B. Nợ TK 1561 / Có TK 5111
C. Nợ TK 1561 / Có TK 632
D. Nợ TK 1561 / Có TK 157
Câu 15: Doanh nghiệp thương mại kế toán hàng tổn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Khi bên mua nhận được hàng, đã thanh toán hoặc chấp nhận nợ, kế toán ghi:
A. Nợ TK 111, 112, 131 / Có TK 5111; Có TK 3331
B. Nợ TK 111, 112, 131 ; Nợ TK 1331 / Có TK 5111
C. Nợ TK 111, 112, 131 ; Nợ TK 3331 / Có TK 5111
D. Nợ TK 111, 112, 131 / Có TK 5111; Có TK 1331
Câu 16: Doanh nghiệp thương mại kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Cuối kỳ, khi kết chuyển các khoản giảm trừ đoanh thu để xác định doanh thu thuẩn bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán ghi định khoản như thế nào?
A. Nợ TK 5111 / Có TK 521, 531, 532; Có TK 3331
B. Nợ TK 521, 531, 532/ Có TK 5111
C. Nợ TK 511/ Có TK 521, 531, 532
D. Nợ TK 5112 / Có TK 5111
Câu 17: Cuối kì để xác định kết quả kinh doanh, khi kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, kế toán ghi định khoản như thế nào?
A. Nợ TK 515/ Có TK 632
B. Nợ TK 635 / Có TK 911
C. Nợ TK 515/ Có TK 911
D. Nợ TK 515/ Có TK 511
Câu 18: Cuối kì, để xác định kết quả kinh doanh, khi kết chuyển chỉ phí tài chính, kế toán ghi định khoản như thế nào?
A. Nợ TK 911/ Có TK 635
B. Nợ TK 632/ Có TK 635
C. Nợ TK 515 / Có TK 635
D. Nợ TK 642/ Có TK 635
Câu 19: Cuối kỳ, để xác định kết quả kinh doanh, Khi kết chuyển thu nhập khác, kế toán ghi định khoản như thế nào?
A. Nợ TK 711/ Có TK 511
B. Nợ TK 711/ Có TK 811
C. Nợ TK 711/ Có 632
D. Nợ TK 711/ Có 911
Câu 20: Cuối kỳ, để xác định kết quả kinh doanh, Khi kết chuyển chi phí khác, kế toán ghi định khoản như thế nào?
A. Nợ TK 811 / Có TK 111
B. Nợ TK 811/ Có TK 632
C. Nợ TK 911 / Có TK 811
D. Nợ TK 911 / Có TK 711 Có TK 632
Câu 21: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của nguyên tắc cơ sở dồn tích?
A. Là số cộng dồn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
B. Là việc ghi sổ ở thời điểm thực tế của việc thu, chi tiền
C. Là việc ghi sổ các NVKT phát sinh có liên quan đến tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí ở thời điểm phát sinh mà không dựa vào thời điểm thu, chi..
D. Là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí ở thời điểm thực tế thu tiền, chi tiền mà không căn cứ vào thời điểm phát sinh
Câu 22: Trong các nội dung sau đây nội dung nào không thuộc vai trò của kế toán?
A. Lập các loại kế hoạch và dự toán về mọi mặt hoạt động của đơn vị
B. Thu nhập, phân loại thông tin kinh tế - tài chính đầy đủ, kịp thời
C. Phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu về kinh tế - tài chính bằng các báo cáo kế toán
D. Cung cấp thông tin kinh tế - tài chính đầy đủ, kịp thời, chính xác cho các nhà quản lí và các đối tượng sử dụng thông tin
Câu 23: Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào không phải là công việc của kế toán?
A. Thu thập, xử lí thông tin, số liệu theo đối tượng và nội dung công việc kế toán
B. Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, nghĩa vụ thu nộp, kiểm tra việc quản lí và sử dụng tài sản, phát hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm
C. Phân tích thông tin, số liệu kế toán đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp về kinh tế, tài chính
D. Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua phương pháp phân tổ và điều tra thống kê
Câu 24: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của nguyên tắc thận trọng?
A. Trong việc ghi nhận tài sản có hai sự đánh giá như nhau, sự đánh giá tài sản có giá trị thấp hơn sẽ được lựa chọn
B. Trong việc ghi nhận nợ phải trả, số nợ phải trả nào cao hơn trong 2 cách đánh giá như nhau sẽ được ghi nhận
C. Trong việc ghi nhận doanh thu, chi phí, lãi hay lỗ khi có sự nghi ngờ hợp lí về sự thích hợp của số liệu thay thế thì sẽ lựa chọn theo cách có tác động ít nhất đến lãi ròng
D. Có hai cách lựa chọn khác nhau thì sự lựa chọn có ảnh hưởng xấu tới lãi ròng hay tài sản phải được sử dụng
Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của nguyên tắc giá gốc trong việc ghi nhận giá trị tài sản?
A. Giá kế hoạch của tài sản vào thời điểm lập kế hoạch
B. Giá dự toán của tài sản vào thời điểm lập dự toán
C. Giá trị hợp lí của tài sản vào thời điểm được ghi nhận tức là giá được hình thành khi đơn vị giành được quyền sở hữu tài sản (do mua bán, do tự chế tạo, xây lắp…)
D. Giá trị định mức của tài sản định mức
Câu 26: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của nguyên tắc thận trọng?
A. Việc ghi chép phải thận trọng
B. Là tính thận trọng của cán bộ kế toán
C. Là việc tính toán, phản ánh phải thận trọng
D. Khi có 2 cách lựa chọn khác nhau thoả mãn những nguyên tắc cơ bản và ứng dụng cho một nghiệp vụ, thì sự lựa chọn có ảnh hướng tốt nhất đến lãi ròng hay tổng tài sản cần phải được sử dụng
Câu 27: Phương pháp tổng hợp cân đối của kế toán là gì?
A. Là phương pháp cân đối các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
B. Là phương pháp cộng dồn các NVKT phát sinh
C. Là phương pháp để tổng hợp số liệu từ các số kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán cụ thể, từ đó hình thành các chỉ tiêu cần thiết để lập báo cáo tài chính
D. Phương pháp tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ chứng từ kế toán đề vào sổ kế toán
Câu 28: Những yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố bắt buộc của chứng từ kế toán?
A. Tên chứng từ, số hiệu chứng từ
B. Thời gian và địa điểm lập chứng từ
C. Tóm tắt nội dung kinh tế ghi trên chứng từ
D. Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán
Câu 29: Trong các nội dung sau đây về kí chứng từ kế toán, nội dung nào không chính xác?
A. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ kí của những người có liên quan trên nội dung chứng từ
B. Chữ ký trên chứng từ kế toán thực hiện bút mực
C. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất (không thay đổi giữa các lần kí)
D. Chữ ký của kế toán trên chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc dùng đầu khắc sẵn chữ ký
Câu 30: Nội dung nào sau đây đúng nhất cho quá trình luân chuyển chứng từ kế toán?
A. Kiểm tra chứng từ kế toán -> hoàn chỉnh chứng từ kế toán -> bảo quản và lữu giữ chứng từ kế toán -> tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán
B. Hoàn chỉnh chứng từ kế toán -> kiểm tra chứng từ kế toán -> luân chuyển chứng từ kế toán -> bảo quản và lưu giữ chứng từ kế toán
C. Kiểm tra chứng từ kế toán -> luân chuyển chứng từ kế toán -> hoàn chỉnh chứng từ kế toán -> bảo quản và lưu giữ chứng từ kế toán
D. Kiểm tra chứng từ kế toán -> hoàn chỉnh chứng từ kế toán -> luân chuyển chứng từ kế toán -> bảo quản và lưu giữ chứng từ kế toán
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán có đáp án Xem thêm...
- 3 Lượt thi
- 40 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận