Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán - Phần 3

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán - Phần 3

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 286 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán - Phần 3. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

40 Phút

Tham gia thi

6 Lần thi

Câu 1: Nguyên tắc ghi sổ kép không áp dụng đối với các tài khoản nào sau đây:

A. Các tài khoản tài sản, nguồn vốn

B. Các tài khoản doanh thu, chi phí

C. Các tài khoản ngoài bảng

D. Câu a và b

Câu 2: Chứng từ kế toán là:

A. Những giấy tờ và vật mang tin phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán

B. Những giấy tờ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán

C. Vật mang tin phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán

D. Những giấy tờ và vật mang tin phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, làm căn cứ ghi sổ kế toán

Câu 3: Căn cứ địa điểm lập chứng từ thì chứng từ đƣợc chia thành:

A. Chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn

B. Chứng từ bên trong và chứng từ bên ngoài

C. Chứng từ bằng giấy tờ và chứng từ điện tử

D. Các câu trên đều sai

Câu 4: Nội dung nào sau đây là yếu tố bổ sung của một chứng từ:

A. Tên của chứng từ

B. Ngày tháng năm lập chứng từ

C. Phương thức thanh toán

D. Chữ ký của những người có liên quan

Câu 5: Chứng từ đƣợc phân loại thành chứng từ bắt buộc và chứng từ hƣớng dẫn là căn cứ vào:

A. Nội dung kinh tế

B. Yêu cầu quản lý của Nhà nước

C. Địa điểm lập chứng từ

D. Hình thức chứng từ

Câu 6: Tác dụng của chứng từ kế toán:

A. Chứng từ kế toán là cơ sở để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

B. Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán

C. Chứng từ kế toán là bằng chứng để giải quyết các vụ tranh chấp, kiện tụng

D. Tất cả các câu trên

Câu 7: Ngoài các yếu tố cơ bản, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung nào sau đây:

A. Thời hạn thanh toán

B. Thời hạn bảo hành

C.  Số tài khoản

D. Tất cả các câu trên

Câu 8: Điều nào sau đây là sai:

A. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký

B. Có thể ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký

C. Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán

D. Tất cả các câu trên

Câu 11: Căn cứ phạm vi kiểm kê thì có các loại kiểm kê sau:

A. Kiểm kê từng phần và kiểm kê toàn phần

B. Kiểm kê định kỳ và kiểm kê bất thường

C. Kiểm kê hàng tháng và kiểm kê hàng năm

D. Các câu trên đều đúng.

Câu 12: Chứng từ kế toán do đơn vị lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị kế toán thì liên gởi cho bên ngoài:

A. Phải có dấu của đơn vị kế toán

B. Không nhât thiết phải có dấu của đơn vị kế toán

C. Tuỳ thuộc vào tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị kê toán

D. Các câu trên đều sai

Câu 13: Nguyên tắc lập chứng từ kế toán:

A. Chứng từ kế toán được lập nhiều lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính

B. Chứng từ kế toán được lập hai lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính

C. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính

D. Tất cả đều sai

Câu 14: Trình tự xử lý chứng từ kế toán đúng nhất là:

A. Kiểm tra chứng từ => Hoàn chỉnh chứng từ =>Tổ chức luân chuyển chứng từ => Bảo quản và lưu trữ chứng từ

B. Hoàn chỉnh chứng từ => Kiểm tra chứng từ =>Tổ chức luân chuyển chứng từ => Bảo quản và lưu trữ chứng từ

C. Tổ chức luân chuyển chứng từ => Bảo quản và lưu trữ chứng từ => Kiểm tra chứng từ => Hoàn chỉnh chứng từ

D. Hoàn chỉnh chứng từ => Tổ chức luân chuyển chứng từ => Kiểm tra chứng từ => Bảo quản và lưu trữ chứng từ

Câu 15: Tác dụng của kiểm kê:

A. Giúp bảo vệ tài sản, ngăn ngừa tham ô, thất thoát tài sản

B. Đảm bảo tính xác thực của thông tin kế toán

C. Phát hiện hàng ứ đọng, kém phẩm chất

D. Tất cả các câu trên

Câu 16: Thời điểm nào sau đây doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê:

A. Cuối kỳ kế toán năm

B. Đánh giá lại tài sản theo quyết định của Nhà nước

C. Chia tách, hợp nhất, giải thể doanh nghiệp

D. Tất cả các câu trên

Câu 17: Kế toán tham gia vào giai đoạn nào trong quá trình kiểm kê:

A. Giai đoạn trước kiểm kê

B. Giai đoạn kiểm kê

C. Giai đoạn sau kiểm kê

D. Cả 3 câu trên.

Câu 18: Phƣơng pháp kiểm kê nào sẽ thích hợp đối với khoản mục “Tiền gửi ngân hàng”:

A. Đếm

B. Cân, đong kết hợp đo đếm

C. Đối chiếu số liệu

D. Tất cả các phương pháp trên

Câu 19: Kiểm kê toàn phần là:

A. Kiểm kê những tài sản chủ yếu của doanh nghiệp

B. Kiểm kê tất cả tài sản ở doanh nghiệp

C. Kiểm kê tất cả tài sản có giá trị lớn ở doanh nghiệp

D. Các câu trên đều sai

Câu 20: Trưởng ban kiểm kê là:

A. Kế toán trưởng

B. Trưởng phòng nhân sự

C. Trưởng phòng hành chính

D. Một thành viên trong Ban Giám đốc

Câu 21: Nghiệp vụ: “Mua nhập kho hàng hóa, chưa thanh toán tiền cho người bán” sẽ làm cho tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thay đổi:

A. Tài sản tăng, nguồn vốn giảm

B. Tài sản tăng, nguồn vốn tăng

C. Tài sản tăng, nợ phải trả tăng

D. Không đáp án nào đúng

Câu 22: Định khoản kế toán: “Nợ TK Tiền mặt/ Có TK Phải thu khách hàng” thể hiện nội dung kinh tế sau:

A. Ứng trước tiền cho người bán

B. Trả lại tiền mặt cho khách hàng

C. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt

D. Không đáp án nào đúng

Câu 23: Nghiệp vụ “Mua ô tô tải để chuyên chở hàng hóa, đã thanh toán 50% bằng chuyển khoản” sẽ làm cho tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thay đổi:

A. Tài sản tăng – Tài sản sản giảm

B. Tài sản tăng – Nguồn vốn tăng

C. Tải sản giảm – Nguồn vốn giảm

D. Không đáp án nào đúng 

Câu 24: Nghiệp vụ “Hoàn thành cung cấp dịch vụ cho khách hàng, chưa nhận được tiền thanh toán” sẽ làm cho tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thay đổi:

A. Nguồn vốn tăng – Tài sản tăng

B. Nguồn vốn giảm – Tài sản giảm

C. Nguồn vốn tăng – Nguồn vốn giảm

D. Không đáp án nào đúng

Câu 25: Thông tin phản ánh trên tài khoản phản ánh tài sản theo nguyên tắc:

A. Luôn ghi tăng bên Có, ghi giảm bên Nợ và có số dư bên Có

B. Thường ghi tăng bên Có, ghi giảm bên Nợ và có số dư bên Có

C. Luôn ghi tăng bên Nợ, ghi giảm bên Có và có số dư bên Nợ

D. Thường ghi tăng bên Nợ, ghi giảm bên Có và có số dư bên Nợ

Câu 26: Ghi sổ kép là việc kế toán viên:

A. Ghi đồng thời một số tiền lên các tài khoản phản ánh tài sản

B. Ghi đồng thời một số tiền lên các tài khoản phản ánh nguồn vốn

C. Ghi đồng thời một số tiền lên ít nhất hai tài khoản, trong đó một tài khoản được ghi Nợ và một tài khoản được ghi Có

D. Ghi đồng thời một số tiền lên một tài khoản phản ánh tài sản, một tài khoản phản ánh nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu

Câu 27: Kế toán sẽ ghi nhận một khoản doanh thu nhận trước như là:

A. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

B. Tài sản của doanh nghiệp

C. Doanh thu của doanh nghiệp

D. Nợ phải trả của doanh nghiệp

Câu 28: Kế toán sẽ ghi nhận một khoản chi phí dồn tích như là:

A. Tài sản của doanh nghiệp

B. Doanh thu của doanh nghiệp

C. Nợ phải trả của doanh nghiệp

D. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Câu 30: Trong 2 tình huống sau đây, hãy chỉ ra tình huống nào sẽ làm mất tính cân bằng của bảng cân đối thử:

A. Ghi Nợ TK Tiền 6 triệu đồng, Ghi Có TK Chi phí tiền lương 6 triệu đồng khi thanh toán lương cho người lao động 6 triệu đồng

B. Cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhận được 9 triệu đồng. Ghi Nợ TK Tiền 9 triệu đồng, Ghi có TK Doanh thu cung cấp dịch vụ 9 triệu đồng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nguyên lý Kế toán có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 6 Lượt thi
  • 40 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên