Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 8

Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 8

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 92 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 8. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp nghĩa là:

A. Phải coi đối tượng giao tiếp là một cá nhân, một con người, một chủ thể với đầy đủ các quyền được vui chơi, học tập, lao động

B. Phải coi đối tượng giao tiếp là một cá nhân, một con người, một chủ thể với những đặc trưng tâm lí riêng biệt

C. Phải tôn trọng quyền được bình đẳng của đối tượng giao tiếp trong các quan hệ xã hội

D.  Phải coi đối tượng giao tiếp là một cá nhân, một con người, một chủ thể với đầy đủ các quyền được vui chơi, học tập, lao động, với những đặc trưng tâm lí riêng biệt, họ có quyền được bình đẳng với mọi người trong các quan hệ xã hội

Câu 6: Để xây dựng các mối quan hệ tích cực, thân thiện với trẻ, giáo viên mầm non cần thực hiện phương thức giao tiếp ứng xử nào?

A. Phương thức áp đặt từ phía người lớn;phương thức kết hợp giữa giáo dục và hoạt động tích cực của trẻ

B. Phương thức kết hợp giữa giáo dục và hoạt động tích cực của trẻ; phương thức tự lựa chọn những định hướng giá trị xã hội mà trẻ cho là có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của mình

C. Phương thức ứng xử của cô giáo như mẹ hiền và phương thức ứng xử cô là cô giáo

D. Phương thức áp đặt từ phía người lớn và phương thức ứng xử của cô giáo như mẹ hiền

Câu 7: Phương thức giao tiếp ứng xử của cô giáo như mẹ hiền có những tính chất nào?

A. Cô giao tiếp - ứng xử với trẻ bằng phương thức mẹ - con

B. Cô giáo tạo ra mối quan hệ tình cảm với trẻ trên nền tảng của tình yêu thương, coi trẻ như con, em của mình

C. Cô giáo là người thay thế người mẹ để chăm sóc - giáo dục trẻ

D. Tất cả các tính chất trên

Câu 10: Theo phương thức giao tiếp ứng xử của cô là cô giáo: Nhiệm vụ của cô giáo là hình thành, phát triển nhân cách của trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non.

A. Giúp trẻ phát triển cơ thể một cách khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hài hòa, cân đối

B. Là hình mẫu nhân cách để trẻ nhập tâm, bắt chước và học tập

C. Hình thành, phát triển nhân cách của trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non

D. Tạo ra môi trường tâm lí - xã hội các mối quan hệ tích cực, thân thiện

Câu 11: Nhiệm vụ của giáo viên mầm non đối với lĩnh vực phát triển thể chất là gì?

A. Cô giáo phải nuôi dưỡng trẻ hợp với khoa học dinh dưỡng; đúng khẩu phần ăn đảm bảo trẻ không thiếu chất, không bị suy dinh dưỡng

B. Kích thích sự hoạt động của các giác quan trẻ bằng cách cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, với hiện thực xung quanh

C. Tổ chức vận động cho trẻ từ thấp đến cao để kích thích sự phát triển cơ bắp, gân xương, tạo ra những phản ứng nhanh, mạnh, hài hòa

D. Cô giáo phải nuôi dưỡng trẻ hợp với khoa học dinh dưỡng; đúng khẩu phần ăn đảm bảo trẻ không thiếu chất, không bị suy dinh dưỡng. Tổ chức vận động cho trẻ từ thấp đến cao để kích thích sự phát triển cơ bắp, gân xương, tạo ra những phản ứng nhanh, mạnh, hài hòa

Câu 13: Để giáo dục lòng thương cho trẻ, việc đầu tiên giáo viên mầm non phải làm là gì?

A. Phải tạo ra nhiều tình huống trong vui chơi, sinh hoạt để trẻ bộc lộ tình cảm thương yêu với mọi người xung quanh

B. Thể hiện tình thương yêu trẻ trong các quan hệ giao tiếp - ứng xử

C. Giáo dục lòng thương yêu cho trẻ qua gương tốt của chính các cháu hoặc qua các câu chuyện kể, các bài thơ, câu hát

D. Phê phán thái độ, hành vi của các tiêu cực, đồng tình, cổ vũ, khuyến khích hành vi giúp đỡ người khác, những hành vi thể hiện tình cảm trách nhiệm, tôn trọng mọi người

Câu 14: Để phát triển toàn diện nhân cách trẻ theo mục tiêu của giáo dục mầm non, nhiệm vụ của giáo viên mầm non là:

A. Thể hiện tình thương yêu trẻ trong các quan hệ giao tiếp - ứng xử.

B. Là hình mẫu nhân cách để trẻ nhập tâm, bắt chước và học tập.

C. Tạo ra môi trường tâm lí - xã hội với các mối quan hệ tích cực, thân thiện.

D. Vừa là hình mẫu nhân cách để trẻ nhập tâm, bắt chước và phải tạo ra môi trường tâm lí - xã hội với các mối quan hệ tích cực, thân thiện.

Câu 16: Mối quan hệ tích cực, thân thiện của người lớn là cơ sở để hình thành ở trẻ những mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè hiện tại và các mối quan hệ xã hội trong tương lai.

A. Môi trường tâm lý xã hội an toàn, lành mạnh

B. Giáo viên mầm non yêu nghề mến trẻ

C. Mối quan hệ tích cực, thân thiện của người lớn

D. Trường mầm non với các mối quan hệ phong phú, đa dạng 

Câu 17: Yêu cầu của hành vi giao tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ - Ngôn ngữ nói phải chuẩn (phát âm, sử dụng từ ngữ, sử dụng câu, diễn đạt mạch lạc) - Ngôn ngữ nói phải truyền cảm (tạo xúc cảm tích cực)

A. Phát âm chuẩn, sử dụng từ ngữ chính xác, sử dụng và diễn đạt câu mạch lạc.

B. Phải tạo xúc cảm tích cực

C. Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

D. Phát âm chuẩn, sử dụng từ ngữ chính xác, sử dụng và diễn đạt câu mạch lạc. Phải tạo xúc cảm tích cực

Câu 19: Không được thực hiện những hành vi …...… trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.

A. mang tính hình phạt

B. mang tính bạo lực

C. mang tính kỷ luật

D. mang tính đe dọa

Câu 20: Các hành vi giao tiếp bằng phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng nhằm mục đích gì?

A. Hỗ trợ cho phương tiện ngôn ngữ

B. Nâng cao hiệu quả giao tiếp

C. Tạo sự dễ chịu, tin tưởng

D. Hỗ trợ cho phương tiện ngôn ngữ và nâng cao hiệu quả giao tiếp

Câu 24: Một trong những nguyên tắc cơ bản của chương trình nghị sự 2030 đó là?

A. Tiếp cận dựa trên nhân quyền

B. Tiếp cận dựa trên nhân quyền của trẻ em

C. Tiếp cận dựa trên nhân quyền của đa số trẻ em

D. Tiếp cận dựa trên nhân quyền của tất cả trẻ em

Câu 25: Các chủ trương của Đảng, Chính phủ, các chỉ đạo của Bộ, ngành đều cho thấy Nhà Nước Việt Nam quan tâm đến công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội được thể hiện qua các văn bản nào?

A. Luật giáo dục; Chương trình bồi dưỡng hè hàng năm.

B. Luật giáo dục; Điều lệ trường mầm non; Hướng dẫn tổ chức xây dựng môi trường.

C. Luật giáo dục; Điều lệ trường mầm non; Hướng dẫn tổ chức xây dựng môi trường.

D. Luật giáo dục; Điều lệ trường mầm non; Chương trình GDMN.

Câu 27: Tài liệu bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng III quy định nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của cộng đồng trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ?

A. Cộng đồng ủng hộ và thống nhất với nhà trường mua sắm thiết bị dạy học.

B. Cộng đồng cùng góp sức để thực hiện các hoạt động tuyên truyền.

C. Cộng đồng hỗ trợ nhà trường về mặt tinh thần.

D. Cộng đồng cùng góp sức để thực hiện các hoạt động chung nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Câu 28: Các tổ chức cộng đồng nào sau đây có thể tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non?

A. Hội cha mẹ trẻ; Hội phụ nữ; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

B. Hội Nông dân; Hội cựu chiến binh.

C. Hội Khuyến học; Hội người cao tuổi.

D. Cả 03 đáp trên đều đúng.

Câu 29: Huy động cộng đồng tham gia vào chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non được hiểu như thế nào?

A. Là qúa trình kêu gọi các tổ chức, cá nhân, những người sống trong cộng đồng cùng tham gia vào công việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

B. Điều một số đông, một số nhân lực lớn tham gia vào công việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

C. Kêu gọi số đông tham gia vào công việc chăm sóc giáo dục trẻ.

D. Huy động toàn bộ nhân lực, vật lực để tham gia vào công việc chăm sóc giáo dục trẻ.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án

Chủ đề: Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Người đi làm