Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 3

Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 3

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 184 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 3. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

2.8 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Xung đột có thể mang đến những kết quả gì?

A. Tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột

B. Chất lượng nâng lên

C. Không hoàn thành nhiệm vụ

D. Đoàn kết nội bộ bị phá vỡ

Câu 2: Quản lý xung đột hiệu quả cần đáp ứng những yêu cầu nào sau đây? Chị hãy chọn 1 trong 4 đáp án sau: 

A. Tạo môi trường hợp tác, hai bên cùng có lợi; Tôn trọng các bên trong xung đột

B. Cố gắng tìm kiếm các giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề 

C. Duy trì các mối quan hệ cá nhân của những người tham gia xung đột

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 3: Phân loại xung đột trong trường mầm non gồm? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau: 

A. Phân loại theo tính chất lợi, hại

B. Phân loại theo tính chất lợi, hại; Phân loại theo bộ phận

C. Phân loại theo tính chất lợi, hại; Phân loại theo chức năng; Phân loại theo bộ phận

D. Phân loại theo chức năng; Phân loại theo bộ phận

Câu 4: Các cấp độ xung đột trong trường mầm non gồm? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Xung đột nội tại của một cá nhân

B. Xung đột nội tại của một cá nhân; Giữa các cá nhân; Giữa cá nhân và trường mầm non; Giữa các bộ phận trong trường mầm non

C. Xung đột giữa cá nhân và trường mầm non

D. Xung đột giữa các bộ phận trong trường mầm non

Câu 6: Chiến lược cạnh tranh áp dụng khi nào? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Khi không giải quyết được vấn đề; biết chắc mình đúng

B. Biết chắc mình đúng và cần được giải quyết nhanh chóng, kịp thời 

C. Khi nảy sinh mâu thuẫn; Vấn đề nảy sinh xung đột giữa hai bên 

D. Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng; Quyết định biết chắc mình đúng; Vấn đề nảy sinh xung đột không phải lâu dài và định kỳ

Câu 7: Chiến lược né tránh phù hợp trong các trường hợp nào dưới đây? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Vấn đề xung đột không quan trọng; Người thứ 3 có thể giải quyết vấn đề tốt hơn

B. Vấn đề xung đột không liên quan đến quyền lợi của bản thân

C. Hậu quả khi giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại 

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 8: Hợp tác có ý nghĩa là? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Cùng chung một ý tưởng, tạo ra sản phẩm

B. Bày tỏ mong muốn làm việc với bên kia, tìm kiếm giải pháp cùng cho hai bên cùng hài lòng

C. Cùng làm việc theo nhóm, tạo ra sản phẩm chung

D. Đầu tư kinh doanh một lĩnh vực

Câu 9: Chiến lược hợp tác phù hợp khi nào? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Có dự án, muốn xây dựng mối quan hệ 

B. Có kinh phí để triển khai

C. Khi hai bên muốn tìm kiếm giải pháp, cần bảo vệ giải pháp và muốn tạo dựng mối quan hệ lâu dài

D. Có người đầu tư

Câu 10: Khi chấp nhận chiến lược hợp tác, các bên xung đột cần làm gì? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Tìm hiểu mối quan tâm, thái độ của bên kia; chấp nhận sự khác biệt, trái ngược, mâu thuẫn vì lợi ích của các bên

B. Tìm hiểu đối tác; có các giải pháp để phòng ngừa, vì lợi ích của bản thân 

C. Cố gắng làm tốt công việc của mình để đối tác tin tưởng 

D. Hợp tác vui vẻ, cởi mở, chia sẻ cảm nhận

Câu 11: Chiến lược hợp tác thường được các bên áp dụng khi nào? Chị hãy chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án sau:

A. Có đủ thời gian, thông tin; Có phương pháp xử lí hoàn hảo nhất 

B. Trong nhóm đã tồn tại mâu thuẫn từ trước

C. Cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên 

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 13: Trong phương pháp đóng vai, giáo viên làm những gì?

A. - GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. - GV kết luận, nhận xét quá trình chơi

B. GV phân chia thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm

C. GV nhập cùng vai chơi với trẻ

D. GV quan sát, theo dõi quá trình đóng vai

Câu 15: Đàm thoại tái hiện thường được sử dụng ở giai đoạn nào trong hoạt động dạy học?

A. Tổ chức dạy và học bài mới

B. Kết thúc hoạt động

C. Ôn tập, củng cố kiến thức

D. Hoạt động chuyển tiếp

Câu 16: Để tạo sự hoạt động tích cực của trẻ, ……... luôn được khuyến khích sử dụng:

A. Đàm thoại tái hiện

B. Đàm thoại gợi ý

C. Đàm thoại tìm tòi

D. Đàm thoại gợi mở

Câu 17: Khi tổ chức đàm thoại ở lớp, giáo viên nên:

A. Tránh sử dụng những câu hỏi tái hiện kiến thức, mà nên sử dụng các câu hỏi có tính chất gợi mở

B. Bắt đầu bằng những câu hỏi tái hiện kiến thức, sau đó tăng dần số câu hỏi có yêu cầu cao hơn về mặt nhận thức

C. Phối hợp sử dụng câu hỏi tái hiện và câu hỏi gợi ý

D. Chỉ sử dụng câu hỏi gợi ý

Câu 20: Hoạt động kết hợp yếu tố chơi với luyện tập có kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên là hoạt động gì?

A. Hoạt động chơi

B. Hoạt động chơi - tập có chủ định

C. Hoạt động với đồ vật

D. Hoạt động học

Câu 21: Cho trẻ hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi thuộc nhóm phương pháp nào?

A. Nhóm phương pháp thực hành

B. Nhóm phương pháp trực quan - minh họa

C. Nhóm phương pháp thực hành

D. Nhóm phương pháp luyện tập

Câu 23: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra được gọi tên là phương pháp gì?

A. Phương pháp thực hành, trải nghiệm

B. Phương pháp luyện tập

C. Phương pháp nêu tình huống

D. Phương pháp dùng trò chơi

Câu 24: Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non nhằm …………………………….

A. Đánh giá sự phát triển của trẻ

B. Theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ

C. Theo dõi sự phát triển của trẻ

D. Đánh giá việc thực hiện chương trình GDMN

Câu 25: Lựa chọn 01 nhận định không đúng:

A. Đánh giá là cơ sở để xác định những nhu cầu giáo dục cá nhân đứa trẻ

B. Đánh giá là căn cứ để GV xây dựng kế hoạch chủ đề tiếp theo

C. Đánh giá là cơ sở để đề xuất đối với các cấp quản lý trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm/ lớp/ trường/địa phương

D. Đánh giá là cơ sở để phân loại trẻ

Câu 27: Phương pháp sử dụng bài tập trắc nghiệm được thực hiện để đánh giá trẻ ở giai đoạn nào?

A. Đầu chủ đề

B. Thường xuyên

C. Cuối chủ đề/ cuối độ tuổi

D. Hàng ngày

Câu 28: Kết quả đánh giá trẻ hàng ngày là cơ sở để giáo viên đánh giá?

A. Mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển cuối chủ đề và theo giai đoạn

B. Mục tiêu của tháng

C. Kết quả mong đợi cuối độ tuổi

D. Mức độ phát triển thể chất của trẻ

Câu 29: Giáo viên có thể sử dụng kết quả đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá sau chủ đề để làm cơ sở đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi:

A. Mục tiêu của nhóm lớp

B. Kết quả của quá trình dạy học

C. Kết quả mong đợi cuối độ tuổi của trẻ

D. Sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi

Câu 30: Quy trình xử lý tình huống vi phạm gồm có:

A. Xem xét vấn đề

B. Thu thập thông tin

C. Phân tích dữ liệu

D. Xử lý dữ liệu

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án

Chủ đề: Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Người đi làm