Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm bộ môn Logic học có đáp án - Phần 12. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Xã hội nhân văn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
2 Lần thi
Câu 1: Đối tượng của logic học là gì?
A. Nhận thức.
B. Tính chân lý của tư tưởng.
C. Tư duy.
D. Kết cấu và quy luật của tư duy.
Câu 2: Tư duy có những đặc tính nào?
A. Cụ thể, sinh động, trừu tượng, khái quát.
B. Gián tiếp, năng động - sáng tạo, sinh động và sâu sắc.
C. Trực tiếp, liên hệ với ngôn ngữ, trừu tượng, khái quát, sâu sắc.
D. Gián tiếp, năng động - sáng tạo, trừu tượng, khái quát, sâu sắc.
Câu 3: Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Tư duy càng trừu tượng thì càng khái quát.
B. Tư duy càng trừu tượng thì càng chính xác.
C. Tư duy càng khái quát thì càng gián tiếp và đúng đắn.
D. Tư duy càng khái quát thì càng gián tiếp, càng trừu tượng, càng đúng đắn, càng năng động - sáng tạo.
Câu 4: Hình thức tư duy, kết cấu logic của tư tưởng là gì?
A. Những cái tiên nghiệm.
B. Hai cái hoàn toàn khác nhau.
C. Một bộ phận của nội dung tư tưởng.
D. Những sơ đồ, công thức, ký hiệu do con người đặt ra để dễ dàng diễn đạt nội dung tư tưởng.
Câu 5: Bổ sung để có một câu đúng của V.I.Lênin: “Những hình thức logic và những quy luật logic không phải là cái vỏ trống rỗng mà là ... của thế giới khách quan”.
A. sản phẩm
B. công cụ nhận thức
C. phản ánh
D. nguồn gốc
Câu 6: Quy luật tư duy (quy luật logic của tư tưởng) là gì?
A. Mối liên hệ bản chất, tất yếu, khách quan giữa các tư tưởng.
B. Cái chi phối các kết cấu của tư tưởng để đảm bảo cho tư tưởng phản ánh đúng đối tượng được tư tưởng.
C. Các yêu cầu đối với tư duy để tư duy phù hợp với hiện thực.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 7: Từ “logic” trong tiếng Việt có nghĩa là gì?
A. Mối liên hệ mang tính tất yếu giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
B. Mối liên hệ mang tính tất yếu giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong hiện thực chủ quan.
C. Logic học.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 8: Logic học là gì?
A. Khoa học về tư duy.
B. Môn học nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy.
C. Môn học nhằm làm trong sáng đầu óc.
D. Khoa học vạch ra sự phù hợp của tư tưởng với tư tưởng.
Câu 9: Bổ sung từ còn thiếu để có một câu đúng: “Vấn đề về tính chân lý của tư duy là vấn đề...”.
A. cơ bản của Logic học
B. nói về sự phù hợp của tư tưởng với thực tại
C. nói về sự phù hợp của tư tưởng với tư tưởng
D. cơ bản của mọi hoạt động nhận thức của con người
Câu 10: Nhiệm vụ của logic học là gì?
A. Vạch ra các hình thức và quy luật của tư duy logic
B. Vạch ra các hình thức và quy luật của tư duy biện chứng
C. Vạch ra tính chân lý của tư tưởng
D. Vạch ra các kết cấu của tư tưởng, các sơ đồ của lập luận, các quy tắc, phương pháp chi phối chúng...
Câu 11: Bổ sung từ còn thiếu để có một câu đúng: “Logic học (LG) được chia thành...”
A. LG biện chứng, LG hình thức và LG toán
B. LG lưỡng trị, LG đa trị và LG mờ
C. LG cổ điển và LG phi cổ điển
D. A, B, C đều đúng
Câu 12: Khi khảo sát một tư tưởng, logic hình thức chủ yếu làm gì?
A. Chỉ để ý đến hình thức của tư tưởng.
B. Chỉ để ý đến nội dung của tư tưởng.
C. Vừa để ý đến nội dung, vừa để ý đến hình thức của tư tưởng.
D. Tuỳ từng trường hợp mà để ý đến nội dung, hình thức hay để ý đến cả hai.
Câu 13: Quy luật đồng nhất phản ánh điều gì trong hiện thực?
A. Sự đứng im tương đối, sự ổn định về chất của đối tượng được tư tưởng.
B. Sự đồng nhất tư tưởng với đối tượng được tư tưởng.
C. Tính bất biến của đối tượng được tư tưởng.
D. Cả A, B và C.
Câu 14: Quy luật lý do đầy đủ phản ánh điều gì trong hiện thực?
A. Tính chứng minh được của tư tưởng.
B. Mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượng.
C. Mối liên hệ nhân quả chi phối giữa các đối tượng được tư tưởng.
D. Cơ sở dẫn tới sự đứng im tương đối, sự ổn định về chất của đối tượng được tư tưởng.
Câu 15: “Hai tư tưởng trái ngược nhau không cùng đúng” là phát biểu của quy luật (QL) nào?
A. QL Loại trừ cái thứ ba.
B. QL Phi mâu thuẫn.
C. QL Đồng nhất.
D. QL Lý do đầy đủ.
Câu 16: Mệnh đề “Hai tư tưởng (TT) không cùng đúng” tương đương logic với mệnh đề nào?
A. Hai TT không thể cùng sai.
B. Hai TT, trong đó, nếu TT này đúng thì TT còn lại sai.
C. Hai TT, trong đó, nếu TT này sai thì TT còn lại đúng.
D. Hai TT, trong đó, nếu TT này đúng thì TT kia sai, và nếu TT này sai thì TT kia đúng.
Câu 17: “Hai tư tưởng mâu thuẫn nhau không thể đồng thời cùng đúng, cùng sai” là phát biểu của quy luật nào?
A. QL Phi mâu thuẫn.
B. QL Loại trừ cái thứ ba.
C. QL Đồng nhất.
D. QL Lý do đầy đủ.
Câu 18: Nếu a là một tư tưởng thì mệnh đề “Một tư tưởng không thể đồng thời có hai giá trị logic trái ngược nhau” được kí hiệu như thế nào?
A. ~(a ∧ ~a).
B. ~(a ∨ ~a).
C. a ∨ ~a.
D. ~a ∧ a.
Câu 19: Nếu a là một tư tưởng thì mệnh đề “Một tư tưởng chỉ có một giá trị logic xác định hoặc là đúng hoặc là sai chứ không có khả năng thứ ba” được ký hiệu như thế nào?
A. ~(a ∧ ~a).
B. ~(a ∨ ~a).
C. a ∨ ~a.
D. ~a ∧ a.
Câu 20: Quy luật phi mâu thuẫn còn được phát biểu như thế nào trong lịch sử logic học?
A. Một sự vật là chính nó.
B. Một sự vật không thể vừa là nó vừa không phải là nó.
C. Một sự vật có thể thế này nhưng cũng có thể thế khác.
D. Một sự vật hoặc có hoặc không có, chứ không thể có trường hợp thứ ba.
Câu 21: Quy luật loại trừ cái thứ ba còn được phát biểu như thế nào trong lịch sử Logic học?
A. Một sự vật là chính nó.
B. Một sự vật không thể vừa là nó vừa không phải là nó.
C. Một sự vật có thể thế này nhưng cũng có thể thế khác.
D. Một sự vật hoặc có hoặc không có, chứ không thể có trường hợp thứ ba.
Câu 22: Quy luật phi mâu thuẫn là cơ sở của thao tác logic nào?
A. Phép bác bỏ gián tiếp.
B. Phép bác bỏ trực tiếp.
C. Phép chứng minh phản chứng.
D. Phép chứng minh loại trừ.
Câu 23: Tư tưởng “Có thương thì nói là thương. Không thương thì nói một đường cho xong” bị chi phối bởi quy luật gì?
A. QL phi mâu thuẫn.
B. QL loại trừ cái thứ ba.
C. QL đồng nhất.
D. QL lý do đầy đủ.
Câu 24: Những quy luật nào làm cho tư duy mang tính hình thức?
A. QL đồng nhất.
B. QL phi mâu thuẫn và QL loại trừ cái thứ ba.
C. QL đồng nhất, QL phi mâu thuẫn và QL loại trừ cái thứ ba.
D. QL lý do đầy đủ, QL đồng nhất, QL phi mâu thuẫn và QL loại trừ cái thứ ba.
Câu 25: Quy luật đồng nhất đảm bảo cho tư duy có được tính chất gì?
A. Tính không bị xuyên tạc hay đánh tráo mệnh đề.
B. Không sa vào mâu thuẫn.
C. Sử dụng ngôn ngữ đầy hình tượng và chính xác.
D. Tính xác định chính xác, rõ ràng rành mạch.
Câu 26: Quy luật đồng nhất là quy luật cơ bản của môn học nào?
A. Siêu hình học và khoa học lý thuyết.
B. Logic học biện chứng và logic học hình thức.
C. Logic học hình thức.
D. Nhận thức luận và siêu hình học.
Câu 27: Trong logic học, thuật ngữ “đồng nhất trừu tượng” được hiểu như thế nào?
A. Sự bất biến của sự vật trong hiện thực.
B. Sự giống nhau hoàn toàn của tư tưởng về đối tượng với đối tượng tư tưởng.
C. Đồng nhất các phẩm chất xác định của đối tượng tư tưởng được phản ánh trong tư duy với bản thân đối tượng tư tưởng trong hiện thực.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 28: “Không được thay đổi đối tượng tư tưởng; tư tưởng lập lại phải giống tư tưởng ban đầu; ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng phải chính xác” là yêu cầu của quy luật nào?
A. QL lý do đầy đủ.
B. QL đồng nhất.
C. QL phi mâu thuẫn.
D. QL loại trừ cái thứ ba.
Câu 29: Cặp phán đoán ”Người VN yêu nước” và “Vài người VN không yêu nước” bị chi phối trực tiếp bởi quy luật nào?
A. QL phi mâu thuẫn.
B. QL loại trừ cái thứ ba.
C. QL loại trừ cái thứ ba và QL đồng nhất.
D. QL loại trừ cái thứ ba, QL đồng nhất và QL phi mâu thuẫn.
Câu 30: Cặp phán đoán “Người VN yêu nước” và “Người VN không yêu nước” bị chi phối trực tiếp bởi quy luật nào?
A. QL phi mâu thuẫn.
B. QL loại trừ cái thứ ba.
C. QL loại trừ cái thứ ba và QL lý do đầy đủ.
D. QL trừ cái thứ ba và QL phi mâu thuẫn.
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án Xem thêm...
- 2 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận