Trắc nghiệm bộ môn Logic học có đáp án - Phần 3

Trắc nghiệm bộ môn Logic học có đáp án - Phần 3

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 364 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm bộ môn Logic học có đáp án - Phần 3. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Xã hội nhân văn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 1: Bổ sung để được một câu đúng: “Phương pháp (PP) tương đồng, PP khác biệt, PP đồng thay đổi và PP phần dư do ...”.

A. F.Bacon xây dựng dành cho khoa học thực nghiệm.

B. R.Descartes xây dựng dành cho khoa học lý thuyết.

C. S.Mill xây dựng dành cho khoa học thực nghiệm.

D. Descartes và Bacon xây dựng để phát triển khoa học thời cận đại nhằm thay thế PP kinh viện giáo điều.

Câu 8: Loại suy là gì?

A. Cơ sở của phương pháp mô hình hóa.

B. Suy luận không chắc chắn nhưng sinh động, dễ hiểu.

C. Suy luận đi từ trường hợp riêng này đến trường hợp riêng khác nhờ một số dấu hiệu tương đồng giữa chúng.

D. Cả A, B và C.

Câu 10: Điều kiện nào nâng cao độ tin cậy của kết luận loại suy?

A. Có nhiều dấu hiệu tương đồng và ít dấu hiệu khác biệt.

B. Dấu hiệu tương đồng mang tính bản chất; dấu hiệu khác biệt không mang tính bản chất.

C. Dấu hiệu tương đồng và dấu hiệu loại suy có liên hệ tất yếu với nhau.

D. Cả A, B, C.

Câu 11: “Óc sinh ra tư tưởng cũng giống như gan sinh ra mật, bàng quang sinh ra nước tiểu” là suy luận gì?

A. Tam đoạn luận tĩnh lược.

B. Loại suy về quan hệ.

C. Loại suy về sự vật.

D. Diễn dịch trực tiếp.

Câu 12: Bổ sung để được một định nghĩa đúng: “Chứng minh là thao tác logic ...”.

A. đi từ những tiền đề tới kết luận đúng.

B. thuyết phục người khác chấp nhận tính chân thực của luận đề do mình đưa ra.

C. dựa trên các luận cứ chân thực để xác lập tính chân thực của luận đề.

D. vạch ra tính sai lầm của phản luận đề.

Câu 13: Giả thuyết khoa học là gì?

A. Dự đoán của các nhà khoa học về tương lai.

B. Cách cắt nghĩa, lý giải tạm thời của các nhà khoa học.

C. Giả định có cơ sở khoa học về mối liên hệ mang tính quy luật của các hiện tượng, quá trình xảy ra trong thế giới.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 14: Ba bộ phận cấu thành một chứng minh là gì?

A. Luận cứ, luận đề, lập luận.

B. Diễn dịch, quy nạp, loại suy.

C. Đại tiền đề, tiểu tiền đề, kết luận.

D. Dữ kiện, giả thuyết, kiểm chứng.

Câu 15: Chứng minh trực tiếp là gì?

A. CM dựa vào kinh nghiệm cá nhân.

B. CM dựa vào kinh nghiệm tập thể.

C. Suy luận đi từ những luận cứ đúng suy ra luận đề đúng.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 17: Trong chứng minh phản chứng chúng ta phải làm gì?

A. CM luận đề sai.

B. CM luận cứ sai vì mâu thuẫn với luận đề.

C. CM mệnh đề mâu thuẫn với luận đề là mệnh đề sai.

D. Chỉ ra không thể thiết lập được mối liên hệ giữa luận cứ với luận đề.

Câu 18: Do điều gì dẫn đến “Sai lầm cơ bản”?

A. Sử dụng luận cứ không xác thực khi chứng minh hay bác bỏ.

B. Không tuân thủ các quy luật cơ bản của tư duy.

C. Không tuân thủ các quy tắc cơ bản trong chứng minh.

D. Không hiểu được những điều đơn giản, cơ bản trong lập luận.

Câu 19: Bác bỏ là gì?

A. Chỉ là một dạng chứng minh đặc biệt.

B. Phản đối gay gắt, phê bình triệt để một luận điểm nào đó.

C. Vạch ra lập luận, luận cứ hay luận đề không đúng.

D. Cả A, B và C.

Câu 21: Cho mệnh đề T, ta xác định mệnh đề ~T trái ngược với mệnh đề T, và chứng minh mệnh đề ~T đúng. Thao tác logic này được gọi là gì?

A. Chứng minh gián tiếp mệnh đề T.

B. Chứng minh phản chứng mệnh đề T.

C. Bác bỏ gián tiếp mệnh đề T.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 22: Lỗi logic “Đánh tráo luận đề” thường xảy ra trong trường hợp nào?

A. Suy luận loại suy.

B. Chứng minh hay bác bỏ.

C. Nguỵ biện dựa vào tình cảm hay bạo lực.

D. Nguỵ biện “cái sau cái đó là do cái đó”.

Câu 23: “Chứng minh dựa vào tư cách cá nhân” là biểu hiện cụ thể của lỗi logic gì?

A. Sai lầm cơ bản.

B. Lập luận vòng vo.

C. Vượt quá cơ sở.

D. Đánh tráo luận đề.

Câu 24: “Lý luận bằng gậy” là biểu hiện cụ thể của lỗi logic gì?

A. Sai lầm cơ bản.

B. Lập luận vòng vo.

C. Vượt quá cơ sở.

D. Đánh tráo luận đề.

Câu 25: “Hành văn mập mờ” là sai lầm do vi phạm quy luật nào?

A. QL lý do đầy đủ.

B. QL loại trừ cái thứ ba.

C. QL phi mâu thuẫn.

D. Cả A, B C đều sai.

Câu 26: Nguỵ biện là gì?

A. Sử dụng hình thức tư duy đúng để thay đổi nội dung tư duy.

B. Cố ý mắc lỗi logic tinh vi trong mọi quá trình lập luận, suy nghĩ.

C. Cố ý mắc lỗi logic với mục đích thay đổi giá trị chân lý của mệnh đề.

D. Lý giải một cách gian xảo, vô đạo đức, nhằm chiến thắng đối phương.

Câu 27: Ai đó nói “Tôi là kẻ nói dối”; vậy người đó nói dối hay nói thật?

A. Nói dối.

B. Nói thật.

C. Là người nói thật nhưng trong trường hợp này nói dối.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 29: Nghịch lý logic là gì?

A. Lập luận hợp logic, có tiền đề và kết luận những mệnh đề đối chọi nhau.

B. Là một dạng nguỵ biện đặc biệt; một kiểu phản bác, phê bình triệt để.

C. Lập luận hợp logic, có tiền đề và kết luận những mệnh đề mâu thuẫn nhau.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 30: Có 3 GV dạy 3 môn: toán, lý, hóa. GV dạy môn lý nhận xét: “Chúng ta mỗi người dạy 1 trong 3 môn trùng với tên của chúng ta nhưng không ai dạy môn trùng với tên của mình cả”. GV Toán hưởng ứng: “Anh nói đúng”. Hỏi GV nào, dạy môn gì?

A. GV Toán dạy toán, GV Lý dạy lý, GV Hóa dạy hóa.

B. GV Toán dạy lý, GV Lý dạy hóa, GV Hóa dạy toán.

C. GV Toán dạy hóa, GV Hóa dạy lý, GV Lý dạy toán.

D. GV Toán dạy lý, GV Lý dạy toán, GV Hoá dạy hóa.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên