Câu hỏi: Nghịch lý logic là gì?
A. Lập luận hợp logic, có tiền đề và kết luận những mệnh đề đối chọi nhau.
B. Là một dạng nguỵ biện đặc biệt; một kiểu phản bác, phê bình triệt để.
C. Lập luận hợp logic, có tiền đề và kết luận những mệnh đề mâu thuẫn nhau.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 1: Bổ sung để được một định nghĩa đúng: “Chứng minh là thao tác logic ...”.
A. đi từ những tiền đề tới kết luận đúng.
B. thuyết phục người khác chấp nhận tính chân thực của luận đề do mình đưa ra.
C. dựa trên các luận cứ chân thực để xác lập tính chân thực của luận đề.
D. vạch ra tính sai lầm của phản luận đề.
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 2: Điều kiện nào nâng cao độ tin cậy của kết luận loại suy?
A. Có nhiều dấu hiệu tương đồng và ít dấu hiệu khác biệt.
B. Dấu hiệu tương đồng mang tính bản chất; dấu hiệu khác biệt không mang tính bản chất.
C. Dấu hiệu tương đồng và dấu hiệu loại suy có liên hệ tất yếu với nhau.
D. Cả A, B, C.
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 3: “Bố vợ hỏi: Tại sao ngỗng kêu to? Con rể học trò đáp: Cổ dài thì kêu to. Con rể nông dân bác bỏ (BB): Ễnh ương cổ đâu mà cũng kêu to!. Bố vợ lại hỏi: Tại sao vịt nổi? Con rể học trò đáp: Nhiều lông ít thịt thì nổi. Con rể nông dân lại BB: Cái thuyền có lông đâu mà cũng nổi”. Cách BB của con rể nông dân được gọi là gì?
A. BB luận cứ không là lý do đầy đủ.
B. BB luận chứng không hợp logic.
C. BB luận cứ không chân thực.
D. BB luận đề gián tiếp.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Gọi T là luận đề; a, b, c, d là luận cứ; m, n, p, q là các hệ quả tất yếu được suy ra từ a, b, c, d. Sơ đồ [a ∧ b ∧ c ∧ d) → (m ∧ n ∧ q) → T] thể hiện chứng minh gì?
A. CM gián tiếp.
B. CM phản chứng.
C. CM trực tiếp.
D. CM loại trừ.
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 5: Loại suy là gì?
A. Cơ sở của phương pháp mô hình hóa.
B. Suy luận không chắc chắn nhưng sinh động, dễ hiểu.
C. Suy luận đi từ trường hợp riêng này đến trường hợp riêng khác nhờ một số dấu hiệu tương đồng giữa chúng.
D. Cả A, B và C.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Năm 1860, Pasteur đem lên núi Alpes 73 bình đựng nước canh đóng kín đã khử trùng: Ở mực nước biển, mở 20 bình, ít ngày sau 8 bình hư; Ở độ cao 85m, mở 20 bình, ít ngày sau 5 bình hư; Ở dộ cao hơn nữa, mở 20 bình, ít ngày sau 1 bình hư. Những bình còn lại đóng kín không hư. Từ những sự kiện này, ông kết luận: Các vi sinh vật đã làm hư bình nước canh không phải tự nhiên mà có, mà chúng do bụi bặm trong không khí mang vào; số vi sinh vật đó giảm dần tương ứng với độ cao, độ lạnh và độ kém của không khí. Kết luận này được rút ra nhờ vận dụng phương pháp gì?
A. PP phần dư.
B. PP tương đồng.
C. PP khác biệt và PP đồng thay đổi.
D. PP đồng thay đổi và PP phần dư.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm bộ môn Logic học có đáp án - Phần 3
- 8 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận