Câu hỏi: Bổ sung để được một câu đúng: “Phương pháp (PP) tương đồng, PP khác biệt, PP đồng thay đổi và PP phần dư do ...”.
A. F.Bacon xây dựng dành cho khoa học thực nghiệm.
B. R.Descartes xây dựng dành cho khoa học lý thuyết.
C. S.Mill xây dựng dành cho khoa học thực nghiệm.
D. Descartes và Bacon xây dựng để phát triển khoa học thời cận đại nhằm thay thế PP kinh viện giáo điều.
Câu 1: Loại suy là gì?
A. Cơ sở của phương pháp mô hình hóa.
B. Suy luận không chắc chắn nhưng sinh động, dễ hiểu.
C. Suy luận đi từ trường hợp riêng này đến trường hợp riêng khác nhờ một số dấu hiệu tương đồng giữa chúng.
D. Cả A, B và C.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Bổ sung để được một định nghĩa đúng: “Chứng minh là thao tác logic ...”.
A. đi từ những tiền đề tới kết luận đúng.
B. thuyết phục người khác chấp nhận tính chân thực của luận đề do mình đưa ra.
C. dựa trên các luận cứ chân thực để xác lập tính chân thực của luận đề.
D. vạch ra tính sai lầm của phản luận đề.
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 3: Năm 1860, Pasteur đem lên núi Alpes 73 bình đựng nước canh đóng kín đã khử trùng: Ở mực nước biển, mở 20 bình, ít ngày sau 8 bình hư; Ở độ cao 85m, mở 20 bình, ít ngày sau 5 bình hư; Ở dộ cao hơn nữa, mở 20 bình, ít ngày sau 1 bình hư. Những bình còn lại đóng kín không hư. Từ những sự kiện này, ông kết luận: Các vi sinh vật đã làm hư bình nước canh không phải tự nhiên mà có, mà chúng do bụi bặm trong không khí mang vào; số vi sinh vật đó giảm dần tương ứng với độ cao, độ lạnh và độ kém của không khí. Kết luận này được rút ra nhờ vận dụng phương pháp gì?
A. PP phần dư.
B. PP tương đồng.
C. PP khác biệt và PP đồng thay đổi.
D. PP đồng thay đổi và PP phần dư.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Do điều gì dẫn đến “Sai lầm cơ bản”?
A. Sử dụng luận cứ không xác thực khi chứng minh hay bác bỏ.
B. Không tuân thủ các quy luật cơ bản của tư duy.
C. Không tuân thủ các quy tắc cơ bản trong chứng minh.
D. Không hiểu được những điều đơn giản, cơ bản trong lập luận.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Quan sát thấy: Trường hợp 1, gồm sự kiện a, b, c có hiện tượng A xuất hiện; Trường hợp 2, gồm sự kiện a’, b, c có hiện tượng A’ xuất hiện; Trường hợp 3, gồm sự kiện a’’, b, c có hiện tượng A’’ xuất hiện; Ta kết luận: Sự kiện a là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng A. Kết luận này được rút ra dựa trên phương pháp gì?
A. PP phần dư
B. PP tương đồng
C. PP khác biệt
D. PP đồng thay đổi
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Nguỵ biện là gì?
A. Sử dụng hình thức tư duy đúng để thay đổi nội dung tư duy.
B. Cố ý mắc lỗi logic tinh vi trong mọi quá trình lập luận, suy nghĩ.
C. Cố ý mắc lỗi logic với mục đích thay đổi giá trị chân lý của mệnh đề.
D. Lý giải một cách gian xảo, vô đạo đức, nhằm chiến thắng đối phương.
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm bộ môn Logic học có đáp án - Phần 3
- 8 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận