Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi vào lớp 10 môn Địa Lí năm 2020 - 2021 có đáp án (Đề 1). Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Đề thi Địa lí 9. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
60 Phút
Tham gia thi
7 Lần thi
Câu 1: Các cao nguyên Nam Trung Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc nào sau đây?
A. A. Chăm, Mông, Hoa
B. Tày, Thái, Nùng.
C. Mường, Dao, Khơme.
D. Ê-đê, Gia-rai, Ba-na.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta ở nông thôn cao hơn thành thị là do
A. A. nông thôn có nhiều ruộng đất nên cần nhiều lao động.
B. B. biện pháp kế hoạch hóa gia đình khó áp dụng ở nông thôn.
C. mặt bằng dân trí và mức sống của người dân còn thấp.
D. quan niệm trời sinh voi sinh cỏ nên người dân đẻ nhiều.
Câu 3: “Làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước”. Đó là đặc điểm của loại hình quần cư nào sau đây?
A. A. Quần cư nông thôn.
B. Các siêu đô thị nhỏ.
C. Quần cư đô thị.
D. Lối sống nông thôn.
Câu 4: Lao động nước ta chủ yếu tập chung ở các ngành nông - lâm nghiệp là do
A. A. các ngành này có năng suất lao động thấp hơn nên cần nhiều lao động.
B. B. đây là các ngành có cơ cấu đa dạng nên thu hút nhiều lao động làm việc.
C. sản xuất nông- lâm nghiệp ít gặp rủi ro nên thu hút nhiều người lao động.
D. các ngành này có thu nhập cao nên thu hút nhiều lao động lĩnh vực khác.
Câu 5: Tính đến năm 2007 nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước?
A. A. 2 vùng.
B. 3 vùng.
C. 4 vùng.
D. 5 vùng.
Câu 6: Nhận định nào sau đây không phải thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới?
A. A. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực, hiện đại.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng và khá vững chắc.
D. Hội nhập nền kinh tế khu vực diễn ra nhanh chóng.
Câu 7: Ở nước ta lúa gạo là cây lương thực chính không phải do
A. A. khí hậu và đất đai phù hợp để trồng.
B. năng suất cao, người dân quen dùng.
C. có nhiều lao động tham gia sản xuất.
D. chỉ có lúa gạo mới sinh trưởng tốt.
Câu 8: Nguyên nhân chính làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định về năng suất là do
A. A. giống cây trồng
B. thời tiết, khí hậu.
C. độ phì của đất.
D. nguồn nước hạn chế.
Câu 9: Các loại cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới ở nước ta là
A. A. Mía, chè, đậu tương.
B. Chè, dừa, cà phê.
C. Cà phê, cao su, hồ tiêu.
D. Dâu tằm, thuốc lá, chè.
Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu ngành đánh bắt thuỷ hải sản nước ta còn hạn chế là do
A. A. thiếu nguồn vốn đầu tư.
B. ngư dân ngại đánh bắt xa bờ.
C. thiên nhiên nhiều thiên tai.
D. môi trường bị ô nhiễm, suy thoái.
Câu 11: Ngành công nghiệp năng lượng nào sau đây phát triển mạnh nhất ở vùng Tây Nguyên?
A. A. Nhiệt điện.
B. Khai thác than.
C. Hoá dầu.
D. Thuỷ điện.
Câu 12: Các trung tâm công nghiệp cơ khí - điện tử lớn nhất của nước ta hiện nay là
A. A. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa.
B. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.
C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai.
Câu 13: Yếu tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ?
A. A. Nền kinh tế phát triển năng động.
B. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển.
C. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
D. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế.
Câu 14: Trở ngại chính đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông vận tải đường bộ nước ta là
A. A. phần lớn lãnh thổ là địa hình đồi núi.
B. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. thiếu vốn và cán bộ kỹ thuật cao.
D. khí hậu và thời tiết thất thường.
Câu 15: Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của nước ta là
A. A. Cần Thơ, Đà Nẵng.
B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, Hải Phòng.
D. TP. Hồ Chí Minh, cần Thơ.
Câu 16: Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc bộ là
A. A. đậu tương.
B. cà phê.
C. chè.
D. thuốc lá.
Câu 17: Sản xuất nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm và tương đối tập trung về quy mô nhờ
A. A. điều kiện sinh thái phong phú.
B. truyền thống sản xuất của dân cư.
C. việc giao đất lâu dài cho nhân dân.
D. thị trường tiêu thụ được mở rộng.
Câu 18: Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?
A. A. thiếu nguyên liệu để phát triển công nghiệp.
B. Một số tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp.
C. Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
D. Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng.
Câu 19: Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là
A. A. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương
B. Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Yên.
C. Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long.
D. Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng.
Câu 20: Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào sau đây?
A. A. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.
B. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.
C. Lao động đông tập trung ở các thành phố, thị xã.
D. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.
Câu 21: Một số bãi biển nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ là
A. A. Cát Bà, Đồ Sơn, Trà Cổ, Non Nước.
B. Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Lăng Cô.
C. Nha Trang, Phan Rang, Mũi Né, Đá Nhảy.
D. Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Vân Phong.
Câu 22: Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh nào sau đây?
A. A. Phú Yên, Khánh Hòa.
B. Khánh Hòa, Ninh Thuận.
C. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
D. Ninh Thuận, Bình Thuận.
Câu 23: Nhân tố tự nhiên nào sau đây có thể coi là quan trọng nhất để vùng Tây Nguyên phát triển cây cà phê?
A. A. Địa hình có nhiều cao, sơn nguyên rộng lớn.
B. Đất feralit tập trung qui mô lớn và giàu mùn.
C. Khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt, ẩm cao.
D. Nhiều hệ thống sông lớn, nguồn nước dồi dào.
Câu 24: Tây Nguyên là vùng có tiềm năng to lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên nào sau đây?
A. A. Nông nghiệp và lâm nghiệp.
B. Khoáng sản và thuỷ sản.
C. Nông nghiệp và thuỷ sản.
D. Lâm nghiệp và thuỷ sản.
Câu 25: Ở Đông Nam Bộ, để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm là
A. A. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn đất.
B. áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thuỷ lợi.
C. thuỷ lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.
D. cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 26: Các ngành công nghiệp hiện đại nào sau đây đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ?
A. A. Dệt-may, da-giầy, gốm sứ.
B. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
C. Dầu khí, phân bón, năng lượng.
D. Chế biến lương thực-thực phẩm, cơ khí.
Câu 27: Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do
A. A. sự năng động, nhạy bén, sáng tạo của người lao động.
B. B. sự đa dạng trong cơ cấu của ngành nông - lâm - ngư.
C. sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí, hóa dầu.
D. chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần.
Câu 28: Loại hình giao thông vận tải nào sau đây phát triển nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long?
A. A. Đường sông.
B. Đường bộ.
C. Đường biển.
D. Đường sắt.
Câu 29: Huyện đảo nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Ngãi?
A. A. Cồn Cỏ.
B. Trường Sa.
C. Lý Sơn.
D. Hoàng Sa.
Câu 30: Vùng trũng Cửu Long có các mỏ dầu nào sau đây?
A. A. Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Đại Hùng.
B. Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Rồng.
C. Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Tiền Hải.
D. Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Lan Tây.
Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Lào?
A. A. Nghệ An.
B. Điện Biên.
C. Kon Tum.
D. Gia Lai.
Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết các mỏ đất hiếm ở nước ta phân bố chủ yếu ở
A. A. Tây Nguyên.
B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Bắc.
Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Sa Pa có lượng mưa lớn nhất?
A. A. Tháng VIII
B. Tháng X.
C. Tháng XI.
D. Tháng IX
Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy thủy điện Cửa Đạt được xây dụng trên sông nào sau đây?
A. A. Sông Cả.
B. Sông Chu.
C. Sông Lô.
D. Sông Gâm.
Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về giao thông nước ta?
A. A. Tuyến đường số 9 nối Đông Hà với Đà Nẵng.
B. Tuyến đường số 19 nối Pleiku với Tuy Hòa.
C. Mạng lưới đường ô tô phủ rộng khắp cả nước.
D. Đường biển dài nhất là Hải Phòng - Đà Nẵng.
Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết các trung tâm công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là
A. A. Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Bình Định.
B. Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.
C. Quảng Nam, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.
D. Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quy Nhơn.
Câu 37: Cho biểu đồ sau:
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta năm 2000 và năm 2014?
A. A. Tỉ trọng cây ăn quả có xu hướng tăng.
B. Tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm tăng.
C. Tỉ trọng cây lương thực có hạt tăng.
D. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm giảm.
Câu 38: Cho biểu đồ về diện tích và năng suất lúa của nước ta
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. A. Quy mô và cơ cấu diện tích và năng suất lúa cả năm của nước ta, giai đoạn 2005 - 2014.
B. Chuyển dịch cơ cấu diện tích và năng suất lúa cả năm của nước ta, giai đoạn 2005 - 2014.
C. C. Tình hình phát triển diện tích và năng suất lúa cả năm của nước ta, giai đoạn 2005 - 2014.
D. D. Tốc độ tăng trưởng diện tích và năng suất lúa cả năm của nước ta, giai đoạn 2005 - 2014.
Câu 39: Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017
Năm | 2005 | 2009 | 2012 | 2017 |
Tổng số dân (triệu người) | 83,4 | 84,6 | 88,8 | 90,7 |
- Dân thành thị | 23,3 | 23,9 | 27,3 | 29,0 |
- Dân nông thôn | 60,1 | 60,7 | 61,5 | 61,7 |
Tốc độ tăng dân số (%) | 1,17 | 1,09 | 1,11 | 1,06 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ kết hợp.
Câu 40: Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA (Đơn vị: 0C)
Địa điểm | Nhiệt độ TB tháng I | Nhiệt độ TB tháng VII | Nhiệt độ TB năm |
Lạng Sơn | 13,3 | 27,0 | 21,2 |
Hà Nội | 16,4 | 28,9 | 23,5 |
Vinh | 17,6 | 29,6 | 23,9 |
Huế | 19,7 | 29,4 | 25,1 |
Quy Nhơn | 23,0 | 29,7 | 26,8 |
TP. Hồ Chí Minh | 25,8 | 28,9 | 27,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với biên độ nhiệt độ một số địa điểm ở nước ta?
A. A. Lạng Sơn cao hơn Hà Nội.
B. TP. Hồ Chí Minh thấp hơn Huế.
C. Lạng Sơn cao hơn Vinh.
D. Hà Nội thấp hơn Quy Nhơn.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận