Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý đại cương - Phần 7

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý đại cương - Phần 7

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 454 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý đại cương - Phần 7. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.2 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

21/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1: Hai điện tích điểm q1 = –3.10–8 C ; q2 = +1,2.10–7 C cách nhau một đoạn AB = 20 cm trong không khí. Tại điểm M, với MA = MB = 10 cm, vectơ E G có đặc điểm:

A. Hướng về phía q2, độ lớn E = 8,1.104 V/m.

B. Hướng về phía q1, độ lớn E = 8,1.104 V/m

C. Hướng về phía q1, độ lớn E = 1,35.105 V/m.

D. Hướng về phía q2, độ lớn E = 1,35.105 V/m. 

Câu 4: Chọn đáp án SAI: Điện tích âm phân bố đều trên dây thẳng, mảnh, rất dài. Vectơ \(\overrightarrow E \) ở gần dây có đặc điểm:

A. Vuông góc với dây, hướng vào dây.

B. Độ lớn E giảm dần khi ra xa dây.

C. Song song với dây

D. Có tính đối xứng trụ. 

Câu 7: Phân tử lưỡng cực gồm hai ion hoá trị 1, trái dấu, cách nhau 10 nm. Trị số vectơ mômen điện (mômen lưỡng cực điện) \(\overrightarrow {\mathop p\nolimits_e } \) của nó có đặc điểm:

A. Hướng từ ion dương đến ion âm, độ lớn pe = 3,2.10-18 Cm.

B. Hướng từ ion âm đến ion dương, độ lớn pe = 3,2.10-18 Cm.

C. Hướng từ ion dương đến ion âm, độ lớn pe = 1,6.10-27 Cm.

D. Hướng từ ion âm đến ion dương, độ lớn pe = 1,6.10-27 Cm. 

Câu 8: Dây mảnh hình vòng cung, bán kính R, góc mở 2α0, tích điện đều, mật độ điện dài λ. Độ lớn cường độ điện trường E tại tâm O là:

A. \(E = \frac{{k\lambda }}{{2R}}\cos {\alpha _0}\)

B. \(E = \frac{{k\lambda }}{{2R}}\sin {\alpha _0}\)

C. \(E = \frac{{k\lambda }}{{R}}\cos {\alpha _0}\)

D. \(E = \frac{{2k\lambda }}{{R}}\sin {\alpha _0}\)

Câu 10: Đĩa tròn phẳng, tích điện đều, mật độ điện mặt σ, trong không khí. Cường độ điện trường E trên trục đối xứng xuyên tâm O, cách O một đoạn x, được tính theo biểu thức nào sau đây?

A. \(E = \frac{\sigma }{{2{\varepsilon _0}}}(1 + \frac{x}{{\sqrt {{a^2} + {a^2}} }})\)

B. \(E = \frac{\sigma }{{{\varepsilon _0}}}(1 - \frac{x}{{\sqrt {{a^2} + {a^2}} }})\)

C. \(E = \frac{\sigma }{{2{\varepsilon _0}}}(1 - \frac{x}{{\sqrt {{a^2} - {a^2}} }})\)

D. \(E = \frac{\sigma }{{2{\varepsilon _0}}}(1 - \frac{x}{{\sqrt {{a^2} + {a^2}} }})\)

Câu 12:  Từ tâm O đi theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng vòng dây tròn tích điện đều ra rất xa, độ lớn cường độ điện trường E biến đổi theo qui luật nào?

A. Giảm từ Emax đến 0.

B. Tăng từ đến Emax.

C. Tăng từ 0 đến Emax rồi giảm đến 0.

D. giảm từ Emax đến 0 rồi không đổi.

Câu 13: Điện tích Q > 0 phân bố đều trên tấm phẳng hình vành khăn, tâm O, bán kính trong a, bán kính ngoài b, đặt trong không khí. Biểu thức cường độ điện trường tại điểm M trên đường thẳng xuyên tâm, vuông góc với mặt phẳng vành khăn, cách O một đoạn h là: 

A. \(E = \frac{{2kQh}}{{({b^2} - {a^2})}}(\frac{1}{{\sqrt {{a^2} + {h^2}} }} - \frac{1}{{\sqrt {{b^2} + {h^2}} }})\)

B. \(E = \frac{{kQh}}{{({b^2} + {a^2})}}(\frac{1}{{\sqrt {{a^2} + {h^2}} }} + \frac{1}{{\sqrt {{b^2} + {h^2}} }})\)

C. \(E = \frac{{2kQh}}{{({b^2} + {a^2})}}(\frac{1}{{\sqrt {{a^2} + {h^2}} }} - \frac{1}{{\sqrt {{b^2} + {h^2}} }})\)

D. \(E = \frac{{kQh}}{{({b^2} + {a^2})}}(\frac{1}{{\sqrt {{a^2} - {h^2}} }} + \frac{1}{{\sqrt {{b^2} - {h^2}} }})\)

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về đường sức của điện trường?

A. Các đường sức không cắt nhau.

B. Chiều của đường sức: đi ra từ điện tích âm, đi vào điện tích dương.

C. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín.

D. Nơi nào điện trường mạnh thì các đường sức sẽ dày, nơi nào điện trường yếu, các đường sức sẽ thưa. 

Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đường sức của điện trường?

A.  Đường sức của điện trường là đường mà tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với phương của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.

B. Mật độ điện phổ càmg lớn thì điện trường càng mạnh.

C. Tập hợp các đường sức điện trường được gọi là điện phổ.

D. Nơi nào các đường sức đồng dạng với nhau thì điện trường nơi đó là điện trường đều. 

Câu 18:  Phát biểu nào sau đây là SAI?

A. Thông lượng của vectơ cường độ điện trường gởi qua mặt (S) gọi là điện thông.

B. Điện thông là đại lượng vô hướng có thể dương, âm hoặc bằng không.

C. Điện thông gởi qua một mặt (S) bất kì luôn bằng không.

D. Trong hệ SI, đơn vị đo điện thông là vôn mét (Vm). 

Câu 19: Biểu thức nào sau đây dùng để tính thông lượng điện trường gởi qua mặt (S) bất kì?

A. \({\Phi _E} = \int\limits_{(S)} {\overrightarrow E .d\,\overrightarrow S } \)

B. \({\Phi _E} = \oint\limits_{(S)} {\overrightarrow E .d\,\overrightarrow S } \)

C. \(d{\Phi _E} = \overrightarrow E .d\,\overrightarrow S \)

D. \({\Phi _E} = \frac{1}{{\varepsilon {\varepsilon _0}}}\sum {{q_{i\,trong\,(S)}}} \)

Câu 20: Trong hệ SI, đơn vị đo cường độ điện trường là:

A. vôn trên mét (V/m).

B. vôn mét (Vm)

C. coulomb trên mét vuông (C/m2).

D. coulomb (C). 

Câu 21: Trong hệ SI, đơn vị đo điện cảm là:

A. vôn trên mét (V/m)

B. vôn mét (Vm).

C. coulomb trên mét vuông (C/m2). 

D. oulomb (C). 

Câu 22: Trong hệ SI, đơn vị đo thông lượng điện trường là:

A. vôn trên mét (V/m)

B. vôn mét (Vm).

C. coulomb trên mét vuông (C/m2)

D. coulomb (C). 

Câu 23: Trong hệ SI, đơn vị đo thông lượng điện cảm là:

A. vôn trên mét (V/m).

B. vôn mét (Vm).

C. coulomb trên mét vuông (C/m2)

D. coulomb (C).

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên