Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý đại cương - Phần 3. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
21/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
9 Lần thi
Câu 1: Đĩa tròn phẳng, bán kính a = 10 cm, tích điện đều, mật độ điện mặt σ = 3,18.10–7 C/m2 , trong không khí. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Tính điện thế tại M trên trục của đĩa, cách tâm O một đoạn h = 8 cm.
A. VM = +180 V
B. VM = +865 V
C. VM = –180 V.
D. VM = – 865V.
Câu 2: Đĩa tròn phẳng, bán kính a = 8cm, tích điện đều, mật độ điện mặt σ = – 8,85.10–7 C/m2, trong không khí. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Tính điện thế tại M trên trục của đĩa, cách tâm O một đoạn h = 6 cm.
A. VM = – 2000 V
B. VM = 2000 V
C. VM = 865 V
D. VM = – 865 V
Câu 3: Điện tích Q phân bố đều trong khối cầu bán kính R. Hằng số điện môi trong và ngoài mặt cầu đều bằng 1. Chọn gốc điện thế ở vô cùng thì điện thế tại tâm O của khối cầu là:
A. \({V_M} = \frac{{kQ}}{{2R}}\)
B. \({V_M} = \frac{{2kQ}}{{3R}}\)
C. \({V_M} = \frac{{3kQ}}{{2R}}\)
D. \({V_M} = \frac{{3kQ}}{{R}}\)
Câu 4: Điện tích Q = +2.10–9C phân bố đều trong khối cầu bán kính R = 3 cm. Hằng số điện môi trong và ngoài mặt cầu đều bằng 1. Chọn gốc điện thế ở vô cùng thì điện thế tại tâm O của khối cầu là:
A. VM = 300 V
B. VM = - 300 V
C. VM = 900 V
D. VM = - 900 V.
Câu 5: Điện tích phân bố đều trong khối cầu bán kính R, mật độ điện khối ρ > 0. Hằng số điện môi ở trong và ngoài khối cầu đều bằng ε. Chọn gốc điện thế tại tâm O. Điện thế tại điểm M cách O một khoảng r < R là:
A. \({V_M} = -\frac{{\rho .{r^2}}}{{6\varepsilon {\varepsilon _0}}}\)
B. \({V_M} = + \frac{{\rho .{r^2}}}{{6\varepsilon {\varepsilon _0}}}\)
C. \({V_M} = - \frac{{\rho .{r^2}}}{{6 {\varepsilon _0}}}\)
D. \({V_M} = - \frac{{2\rho .{r^2}}}{{\varepsilon {\varepsilon _0}}}\)
Câu 6: Điện tích phân bố đều trong khối cầu bán kính R, mật độ điện khối ρ. Hằng số điện môi ở trong và ngoài khối cầu đều bằng ε. Xét điểm M cách đều tâm O và mặt cầu. Điểm A nằm trên mặt cầu. Hiệu điện thế UMA là:
A. \({V_M} = \frac{{\rho .{R^2}}}{{8\varepsilon {\varepsilon _0}}}\)
B. \({V_M} = \frac{{\rho .{R^2}}}{{4\varepsilon {\varepsilon _0}}}\)
C. \({V_M} = \frac{{\rho .{R}}}{{8\varepsilon {\varepsilon _0}}}\)
D. \({V_M} = \frac{{\rho .{R}}}{{2\varepsilon {\varepsilon _0}}}\)
Câu 7: Điện tích Q phân bố đều trên vòng dây tròn, mảnh, bán kính a trong không khí. Chọn gốc điện thế tại tâm O. Biểu thức điện thế tại điểm M trên đường thẳng đi qua O, vuông góc với mặt phẳng vòng dây, cách O một đoạn x là:
A. \({V_M} = kQ(\frac{1}{{\sqrt {{a^2} + {x^2}} }} - \frac{1}{a})\)
B. \({V_M} = kQ(\frac{1}{{\sqrt {{a^2} + {x^2}} }} + \frac{1}{a})\)
C. \({V_M} = kQ(\frac{1}{{\sqrt {{a^2} - {x^2}} }} + \frac{1}{a})\)
D. \({V_M} = kQ(\frac{1}{a}-\frac{1}{{\sqrt {{a^2} + {x^2}} }})\)
Câu 8: Vòng dây mảnh, tròn, tâm O, bán kính a, trong không khí, có điện tích Q phân bố đều. Chọn gốc điện thế tại điểm N nằm trên trục đối xứng của vòng dây, cách tâm O một đoạn bằng bán kính a. Điện thế tại điểm M cách O một đoạn x, nằm trên trục đó là:
A. \({V_M} = kQ(\frac{1}{{\sqrt {{a^2} + {x^2}} }} - \frac{1}{{a\sqrt 2 }})\)
B. \({V_M} = kQ(\frac{1}{{a\sqrt 2 }} - \frac{1}{{\sqrt {{a^2} + {x^2}} }})\)
C. \({V_M} = kQ(\frac{1}{{\sqrt {{a^2} + {x^2}} }} + \frac{1}{{a\sqrt 2 }})\)
D. \({V_M} = \frac{Q}{k}(\frac{1}{{\sqrt {{a^2} + {x^2}} }} - \frac{1}{{a\sqrt 2 }})\)
Câu 11: Một tụ điện có điện dung C1 = 2μF được mắc vào nguồn U = 20V. Tính năng lượng của tụ.
A. 4 J
B. 4 mJ
C. 4 μJ
D. 0,4 mJ
Câu 12: Hai tụ điện mắc song song, C1 > C2. Gọi điện tích mỗi tụ là Q1, Q2 và hiệu điện thế ở mỗi tụ là U1, U2. Quan hệ nào sau đây là đúng?
A. Q1 = Q2 và U1 = U2
B. Q1 > Q2 và U1 = U2
C. Q1 < Q2 và U1 = U2
D. Q1 = Q2 và U1 > U2
Câu 13: Tụ điện phẳng không khí được tích điện Q, rồi ngắt khỏi nguồn. Ta cho 2 bản tụ rời xa nhau một chút thì:
A. Điện tích Q của tụ không đổi.
B. Hiệu điện thế giữa 2 bản tụ không đổi
C. Hiệu điện thế giữa 2 bản tụ giảm.
D. Cường độ điện trường trong lòng tụ điện tăng.
Câu 14: Quả cầu kim loại rỗng, bán kính 10cm, tích điện Q = 6μC, đặt trong không khí. Tính cường độ điện trường E và điện thế V tại tâm O của quả cầu, chọn gốc điện thế ở vô cùng.
A. E = 5,4.106 V/m và V = 5,4.106 V
B. E = 5,4.106 V/m và V = 5,4.105 V
C. E = 0 V/m và V = 0 V
D. E = 0 V/m và V = 5,4.105 V
Câu 15: Tại điểm nào dưới đây KHÔNG có điện trường?
A. Ở ngoài, gần quả cầu bằng cao su nhiễm điện.
B. Ở trong lòng quả cầu bằng chất dẻo nhiễm điện.
C. Ở ngoài, gần quả cầu thép nhiễm điện.
D. Ở trong lòng quả cầu bằng thép nhiễm điện.
Câu 16: Đặt thỏi thép chưa nhiễm điện vào điện trường, thì:
A. Ở trong lõi, cường độ điện trường E = 0.
B. Điện thế ở trong lõi cao hơn ở bề mặt.
C. Điện tích phân bố ở khắp thể tích.
D. Tổng điện tích của lõi thép khác không.
Câu 17: Hai khối cầu thép, bán kính R1 = 2R2, tích điện q như nhau, ở khá xa nhau. Ký hiệu S là diện tích bề mặt, σ là mật độ điện mặt, ρ là mật độ điện khối. Quan hệ nào sau đây là đúng?
A. S1 = 2S2
B. σ2 = 4σ1
C. ρ2 = 8ρ1 ≠ 0
D. σ1 = 4σ2
Câu 18: Cường độ điện trường ở sát mặt đất có độ lớn E = 130 V/m và hướng thẳng đứng từ trên xuống. Coi điện tích chỉ phân bố một lớp mỏng trên mặt đất. Mật độ điện tích σ là:
A. VM = –1,15 nC/m2
B. VM = –2,30 nC/m2
C. VM = +1,15 nC/m2
D. VM = +2,30 nC/cm2
Câu 19: Khi tích điện Q = –5.10 –9 C cho quả cầu kim loại thì đo được điện thế ở tâm của nó là V0 = – 400 V (gốc điện thế ở vô cùng). Bán kính của quả cầu là:
A. 3,35 cm
B. 6,71 cm
C. 22,50 cm.
D. 11,25 cm.
Câu 21: Hai quả cầu kim loại, bán kính R2 = 2R1 khá xa nhau. Quả nhỏ tích điện +Q, quả lớn không tích điện. Sau khi nối chúng bởi dây dẫn mảnh, điện tích của chúng là Q1; Q2. Vậy:
A. \({Q_1} = \frac{Q}{3};{Q_2} = \frac{{2Q}}{3}\)
B. \({Q_1} = \frac{2Q}{3};{Q_2} = \frac{{Q}}{3}\)
C. \({Q_1} = {Q_2} = \frac{Q}{2}\)
D. \({Q_1} = \frac{Q}{9};{Q_2} = \frac{{8Q}}{9}\)
Câu 22: Tích điện cho tụ điện phẳng. Gọi Q, U, E lần lượt là điện tích của tụ điện, hiệu điện thế giữa hai bản, cường độ điện trường giữa hai bản. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi nhúng ngập vào điện môi lỏng thì:
A. Q tăng, U giảm, E không đổi.
B. Q giảm, U tăng, E tăng.
C. Q không đổi, U giảm, E không đổi.
D. Q không đổi, U giảm, E giảm.
Câu 23: Hai tụ điện được nạp điện tích Q như nhau. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Chúng cùng điện dung.
B. Chúng có cùng hiệu điện thế giữa hai bản.
C. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn thì hiệu điện thế lớn hơn.
D. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn thì hiệu điện thế nhỏ hơn.
Câu 24: Hai tụ điện có điện dung C1 > C2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi mắc chúng song song vào một nguồn thì Q1 = Q2.
B. Khi mắc chúng nối tiếp vào một nguồn thì Q1 > Q2.
C. Khi mắc chúng nối tiếp vào một nguồn thì U1 < U2.
D. Khi mắc chúng song song vào một nguồn thì Q1 < Q2.
Câu 25: Tụ điện phẳng 5,0 μF mắc vào nguồn 12 V, sau đó ngắt nó khỏi nguồn rồi nhúng vào điện môi lỏng có ε = 6. Hiệu điện thế giữa hai bản khi đó là:
A. 1,0 V.
B. 2,0 V.
C. 3,0 V.
D. 4,0 V.
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án Xem thêm...
- 9 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận