Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học - Phần 23. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
60 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Điện thế hoạt động của tế bào cơ vân (cơ xương):
A. Có giai đoạn bình nguyên kéo dài
B. Lan vào tất cả các phần của cơ quan ống T
C. Khơi mào hiện tượng co cơ, Ca++ được phóng thích gắn vào troponin C
D. Lâu hơn điện thế hoạt động của tế bào cơ tim
Câu 2: Noron chi phối cơ vân giải phóng ra chất truyền đạt thần kinh là:
A. Serotonin
B. Dopamin
C. Noradrenalin
D. Acetylcholin
Câu 3: Tác tác nhân sau có thể gây co thắt phế quản, ngoại trừ:
A. Catecholamin
B. Acetylcholin
C. Khí độc, bụi, khói thuốc
D. Các chất gây dị ứng
Câu 4: Kích thích muscarinic receptor sẽ gây ra:
A. Giãn cơ Reissessen
B. Co các phế quản nhỏ
C. Giãn phế nang
D. Giãn các phế quản nhỏ
Câu 5: Chất dẫn truyền thần kinh trong synap thần kinh – cơ là:
A. Achetylcholin
B. Adrenalin
C. Dopamin
D. Serotonin
Câu 6: Atrophin là thuốc đối phó giao cảm có tác dụng làm giãn phế quản tác dụng bằng cách ngăn chặn:
A. Receptor β2
B. Thụ thể Muscarinic
C. AMP vòng
D. Hệ enzyme hoạt hóa
Câu 7: Vai trò của ống ngang (ống T) trong kích thích co cơ xương:
A. Cung cấp con đường để điện thế hoạt động lan truyền vào bên trong
B. Được dùn như nơi dự trữ Ca++
C. Nối các nhục tiết theo kiểu gối đầu
D. Được dùng như nơi phóng thích Ca++
Câu 8: Các tác nhân xâm nhập qua đường hô hấp sẽ được ngăn chặn nhờ các cơ chế sau, NGOẠI TRỪ:
A. Cơ chế xoáy lắng của mũi và hệ thống lông mũi
B. Phản xạ ho, hắt hơi và hoạt động của vi nhung mao cùng hệ thống tiết chất nhày
C. Tiết ra chất nhầy chứa các enzyme phân hủy các chất lạ
D. Đại thực bào và các phản ứng miễn dịch
Câu 10: Cấu trúc nào của bộ máy hô hấp không tham gia vào cơ chế chống bụi?
A. Lông mũi
B. Tuyến tiết nhầy
C. Hệ thống lông rung
D. Tế bào phế nang loại II
Câu 11: Tế bào phế nang loại II:
A. Bài tiết surfactant
B. Chống bụi
C. Thực bào
D. Sưởi ấm không khí đi vào
Câu 12: Trong quá trình thanh lọc khí thì những vật thể có kích thước 5µm sẽ vào đến được:
A. Khí phế quản
B. Phế nang
C. Màng phế nang mao mạch
D. Các mô xung quanh
Câu 14: Vị trí gắn kết của Ca++ trên tế bào cơ vân gây co cơ:
A. Tropomyosin
B. Actin
C. Troponin C
D. Troponin I
Câu 15: Uư điểm của hô hấp ký:
A. Thực hiện được rất ít cho các đối tượng
B. Để chuẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở bệnh viện
C. Có thể sử dụng chung bộc lộc ống thở cho các đối tượng
D. Là tiêu chuẩn vàng góp phần chuẩn đoán và theo dõi bệnh
Câu 16: Vt là thể tích khí:
A. Hít vào hết sức và thở ra hết sức
B. Hít vào hết sức sau khi hít vào bình thường
C. Hít vào hoặc thở ra bình thường
D. Thở ra hết sức sau khi thở ra bình thường
Câu 17: Vị trí ion Ca++ gắn lên hoạt hóa myosin:
A. Cấu trúc hình cầu ở chuỗi nặng phần đầu myosin
B. Cấu trúc hình cầu ở chuỗi nhẹ phần đầu myosin
C. Cấu trúc hình cầu ở chuỗi nặng phần đuôi myosin
D. Cấu trúc hình cầu ở chuỗi nhẹ phần đuôi myosin
Câu 18: IRV là thể tích khí:
A. Hít vào hoặc thở ra bình thường
B. Hít vào hết sức và thở ra hết sức
C. Hít vào hết sức sau khi hít vào bình thường
D. Thở ra hết sức sau khi thở ra bình thường
Câu 19: ERV là thể tích khí:
A. Hít vào hoặc thở ra bình thường
B. Hít vào hết sức và thở ra hết sức
C. Hít vào hết sức sau khi hít vào bình thường
D. Thở ra hết sức sau khi thở ra bình thường
Câu 20: RV là thể tích khí:
A. Còn lại trong phổi sau khi thở ra bình thường
B. Còn lại trong phổi sau khi thở ra hết sức
C. Hít vào hết sức sau khi hít vào bình thường
D. Thở ra hết sức sau khi thở ra bình thường
Câu 21: Vai trò của Ca++ trong kích thích cơ xương và cơ tim:
A. Gây khử cực màng tế bào cơ
B. Loại bỏ tác dụng ức chế phản ứng giữa sợi actin và myosin
C. Kích hoạt phân tử myosin đến mức chúng phản ứng với actin
D. Kết hợp với calmodulin để khởi động phản ứng thành lập cầu nối
Câu 22: FRC là thể tích khí:
A. Còn lại trong phổi sau khi thở ra bình thường
B. Còn lại trong phổi sau khi thở ra hết sức
C. Hít vào hết sức sau khi hít vào bình thường
D. Thở ra hết sức sau khi thở ra bình thường
Câu 23: Loại troponin nào có tác dụng ức chế giữa actin và myosin:
A. Troponin T
B. Troponin I
C. Troponin C
D. Troponin U
Câu 24: Khi co cơ, cấu trúc nào sau đây không thay đổi về chiều dài:
A. Băng sáng I
B. Băng tối A
C. Băng sáng H
D. Khoảng cách giữa hai đường Z
Câu 25: VC là thể tích khí:
A. Hít vào hoặc thở ra bình thường
B. Hít vào hết sức và thở ra hết sức
C. Thở ra hết sức sau khi hít vào bình thường
D. Thở ra hết sức sau khi thở ra bình thường
Câu 26: Chức năng của tropomyosin trong tế bào cơ xương:
A. Trượt trên sợi actin làm cho cơ bị rút ngắn
B. Phóng thích Ca++ sau khi khởi động co cơ
C. Gắn với myosin trong khi co cơ
D. Tác dụng như một protein giãn cơ, khi nghỉ ngơi bằng cách che vị trí mà myosin gắn vào actin
Câu 27: Chọn câu đúng nhất được trình bày dưới đây:
A. VC: là thể tích sống chậm
B. FEV1: là thể tích khí thở ra tối đa trong 1 giây đầu tiên
C. FEF: là chỉ số đánh giá tình trạng cơ học hô hấp
D. FVC: là thể tích sống gắng sức
Câu 28: Protein nào sau đây giữ vai trò quan trọng nhất trong co cơ vân và cơ trơn?
A. Calmodulin
B. Troponin
C. Tropomyosin
D. Actin
Câu 29: Dung tích hít vào là:
A. Là số lít khí hít vào tối đa sau khi hít vào bình thường
B. Là số lít khí hít vào tối đa sau thở ra bình thường
C. Là số lít khí thở ra tối đa sau khi hít vào bình thường
D. Là số lít khí thở ra tối đa sau hít vào tối đa
Câu 30: Dung tích sống:
A. Là số lít khí hít vào tối đa sau khi hít vào bình thường
B. Là số lít khí thở ra tối đa sau thở ra bình thường
C. Là số lít khí thở ra tối đa sau khi hít vào bình thường
D. Là số lít khí thở ra tối đa sau hít vào tối đa
Câu 31: Câu nào sau đây không đúng đối với cơ chế co cơ?
A. Cử động xảy ra do sự rút ngắn các tơ cơ
B. Phản xạ có chu kỳ giữa các cầu nối của myosin và sợi actin tạo ra cử động
C. Ion Ca++ gắn vào phần troponin C của các tơ cơ, làm bộc lộ vị trí gắn với đầu myosin
D. Cầu nối được thành lập, ion phosphat tách khỏi ATP, cung cấp năng lượng cho co cơ
Câu 32: Chọn câu đúng về các thể tích và dung tích hô hấp:
A. VT + ERV = IC
B. VC + RV = TLC
C. IRV + RV = FRC
D. ERV + IRV = VC
Câu 33: Phức hợp kích thích co cơ vân liên quan đến tất cả các sự kiện sau đây, ngoại trừ:
A. Gây ra điện thế động
B. Gắn Ca++ vào myosin
C. Thành lập cầu nối giữa actin và myossin
D. Khử cực dọc ống ngang
Câu 34: Chọn câu sai trong những đáp án được trình bày dưới đây:
A. IC = VT + IRV
B. VC = VT = IC + ERV
C. TLC = VT = IRV + ERV + RV
D. FRC = ERV + RV
Câu 35: Đáp ứng co cơ vân:
A. Bắt đầu sau khi có điện thế động
B. Không kéo dài lâu như điện thế động
C. Tạo nhiều sức căng khi co cơ đẳng trường hơn là khi co cơ đẳng trương
D. Tạo nhiều công khi co cơ đẳng trường hơn là khi co cơ đẳng trương
Câu 36: Chọn câu đúng ở những đáp án được trình bày dưới đây:
A. VT + ERV = IC
B. VC + RV = TLC
C. ERV + RV = FRV
D. ERV + IRV = VC
Câu 37: Các thông số đánh giá hạn chế hô hấp là:
A. TLC, RV, FRC
B. VC, TLC
C. VC, FRC, MMEF
D. TLC, FEV1, FRC
Câu 38: Sau khi co, cơ giãn trở về trạng thái nghỉ ban đầu do, CHỌN CÂU SAI:
A. Ngừng tín hiệu điện học từ thần kinh
B. Bơm ion Na+ từ tơ cơ và hệ thống ống T
C. Các thành phần đàn hồi và hoạt động của nhóm cơ đối vận sẽ đưa cơ về chiều dài ban đầu
D. Hoạt hóa bơm calci, bơm ion Ca++ vào trong bể chứa tận cùng
Câu 39: Các thông số đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí là:
A. VC, TV, Tiffeneau
B. FEV1, TLC, MMEF
C. MEF 25, RV, IRV
D. FEV1, Tiffeneau
Câu 40: Tính TLC, biết FRC = 2 lít, VC = 3,2 lít, ERV = 1,5 lít?
A. 5,2 lít
B. 3,7 lít
C. 2,7 lít
D. 6,7 lít
Câu 41: Tính TLC, biết: FRC = 2,3 lít, VC = 3,5 lít, ERV = 1,5 lít?
A. 1,75 lít
B. 2,70 lít
C. 4,30 lít
D. 7,30 lít
Câu 42: Năng lượng chủ yếu cần cho sự co cơ là:
A. ATP
B. Phosphocreatin
C. Glycogen
D. Acid béo tự do
Câu 43: Tính chỉ số Tiffeneau, biết FEV1 = 2,97 lít, Vt = 0,5 lít, IRV = 1,8 lít, ERV = 1,3lít?
A. 77,5%
B. 82,5 %
C. 87,5 %
D. 92,5 %
Câu 44: Những người vận động mạnh sau một thời gian bị mỏi cơ do tích tụ:
A. Acid fomic
B. Acid lactic
C. Acid hyaluronic
D. Acid citric
Câu 45: Các trung tâm hô hấp tham gia vào điều hòa nhịp cơ bản, ngoại trừ:
A. Trung tâm hít vào
B. Trung tâm thở ra
C. Trung tâm điều chỉnh thở
D. Trung tâm cảm nhận hóa học
Câu 46: Điền vào chổ trống: Trung tâm nhận cảm hoá học ………sẽ kích thích trung tâm hít vào làm ……… nhịp hô hấp?
A. Hưng phấn/ giảm
B. Hưng phấn/ tăng
C. Ức chế/ tăng
D. Ức chế/ giảm
Câu 47: Bộ phận nhận cảm trong phản xạ trương lực cơ của cơ vân là:
A. Sợi cơ ngoại suốt
B. Phần đầu sợi cơ nội suốt
C. Phần trung tâm sợi cơ nội suốt
D. Khớp nối kiểu cài chốt
Câu 49: Cơ nào ít bị thần kinh chi phối:
A. Cơ trơn một đơn vị
B. Cơ trơn đa đơn vị
C. Cơ vân
D. Cơ tim
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh lý học có đáp án Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 60 Phút
- 50 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận