Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 9

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 9

  • 30/08/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 250 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 9. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

9 Lần thi

Câu 1: Tìm một ý kiến sai: Các vaccine là:

A. Dạng vi sinh vật được làm chết 

B. Vi sinh vật gây bệnh được nuôi cấy nhiều lần trên môi trường nuôi cấy nhân tạo

C. Các loại vi sinh vật gây bệnh ở trẻ em

D. Độc tố vi khuẩn được xử lý với hóa chất

Câu 2: Liều lượng và cách dùng vaccine DPT là:

A. Tiêm bắp 0,5ml.

B. Tiêm dưới da 0,5 ml. 

C. Tiêm trong da 0,1 ml 

D. Tiêm dưới da 1ml

Câu 5: Đối tượng chủ yếu của Chương trình tiêm chủng mở rộng là:

A. Trẻ em dưới 1 tuổi

B. Phụ nữ có thai

C. Trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ có thai

D. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

Câu 9: Xem xét tình trạng tiêm chủng của trẻ dựa vào:

A. Sẹo tiêm chủng lao.

B. Phiếu tiêm chủng của trẻ. 

C. Hỏi bà mẹ hoặc gia đình.  

D. Sẹo, sổ sách, phiếu tiêm chủng, nếu cần hỏi bà mẹ hoặc gia đình.

Câu 10: Hiệu lực vaccine thường được đánh giá với:

A. Vaccin lao.

B. Vaccin bại liệt. 

C. Vaccin bạch hầu, ho gà, uốn ván. 

D. Vaccin sởi.

Câu 11: Một vụ dịch sởi xảy ra, tại một huyện A. Trong 200 trẻ đã tiêm sởi có 22 trẻ bị sởi:

A. Tỷ lệ tấn công trong số trẻ được tiêm là 11% 

B. Kiểm tra lại kỹ thuật tiêm 

C. Kiểm tra lại dây truyền lạnh 

D. Đánh giá lại hiệu lực vaccin ngay

Câu 16: Các cấu thành quan trọng trong định nghĩa dịch tễ học, chọn câu sai:

A. Tần suất của bệnh. 

B. Nguyên nhân của bệnh. 

C. Sự phân bố bệnh

D. Lý giải  sự phân bố bệnh

Câu 17: Xác định sự phân bố bệnh tật nhằm trả lời  câu hỏi, chọn câu sai:

A. Ai mắc bệnh này. 

B. Bệnh này xuất hiện khi  nào. 

C. Bệnh này xuất hiện ở đâu. 

D. Tại sao bệnh đó xảy ra.

Câu 18: Trong tiếp cận dịch tễ học, đối tượng của dịch tễ học là:

A. Một người bệnh. 

B. Một hiện tượng sức khỏe trong cộng đồng. 

C. Một nhóm dân số trong cộng đồng. 

D. Một nhóm đối tượng có nguy cơ trong cộng đồng. 

Câu 19: Tỷ suất bệnh mới trong quần thể là 5/1000 người-năm, điều này có nghĩa:

A. Tỷ lệ hiện mắc trong quần thể tại một thời điểm là 0.005.

B. Tỷ lệ mới mắc trong thời khoảng là 0.005. 

C. Cứ 1000 người quan sát trong một năm có 5 người phát triển thành bệnh. 

D. Cứ 1000 người quan sát thì có 5 người mắc bệnh. 

Câu 20: Sự khác nhau giữa nghiên cứu quan sát và nghiên cứu can thiệp là:

A. Nhóm nghiên  cứu và nhóm chứng khác nhau về cỡ mẫu 

B. Nghiên cứu là nghiên cứu tiền cứu 

C. Nhóm nghiên cứu và nhóm chứng luôn so sánh được với nhau 

D. Nhà nghiên cứu sẽ quyết định ai sẽ phơi nhiễm và ai không phơi nhiễm.

Câu 21: Điều nào sau đây không đúng với nghiên cứu thuần tập:

A. Dễ thực hiện 

B. Chi phí cao 

C. Thời gian  kéo dài 

D. Đo lường  trực tiếp được yếu tố nguy cơ. 

Câu 22: Tỷ suất mắc bệnh thay đổi theo nhóm tuổi là do, ngoại trừ:

A. Tính nhạy cảm và tính miễn  dịch của bệnh 

B. Tăng sự tiếp xúc với yếu tố độc hại. 

C. Các đặc điểm di truyền của cha mẹ 

D. Khác biệt về lối sống và thói quen.

Câu 23: Các bệnh lây theo đường hô hấp có các đặc tính sau đây:

A. Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp được bài tiết theo chất tiết của đường hô hấp.  

B. Các tác nhân gây bệnh lây theo đường hô hấp không sống lâu ở môi trường ngoài. 

C. Các giọt nước bọt có kích thước nhỏ thì rơi xuống đất nhanh tạo thành bụi.  

D. Yếu tố truyền nhiễm của bệnh hô hấp là không khí, vật dụng (bát, đĩa), bụi. 

Câu 24: Các biện pháp phòng chống áp dụng đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp gồm:

A. Uống thuốc dự phòng khi tiếp xúc với người bệnh và người nhà của họ.  

B. Khử trùng tốt chất thải (đờm dãi, nước bọt, chất nôn), khử trùng các đồ dùng cá nhân của bệnh nhân

C. Tiêu diệt các vector truyền bệnh để hạn chế sự lây lan từ người bệnh sang người lành.  

D. Diệt khuẩn nơi ở, thực hiện các biện pháp vệ sinh thường thức như ăn chín, uống sôi.

Câu 26: Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp, chọn câu sai:

A. Yếu tố gia đình 

B. Thói quen ăn mặn 

C. Tuổi 

D. Tiền sử sản khoa

Câu 27: Nguồn số liệu sử dụng giám sát dịch tễ học là, chọn câu sai:

A. Báo cáo mắc bệnh

B. Báo cáo tử vong

C. Báo cáo dịch 

D. Sổ sách hộ tịch

Câu 31: Các vấn đề nào sau đây phù hợp với y đức trong nghiên cứu can thiệp:

A. Không cho phép thử nghiệm có ảnh hưởng xấu đến người dân 

B. Có thể kiểm định gián tiếp bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy hại đến sức khỏe 

C. Hiệu quả nghiên cứu được đặt lên hang đầu 

D. A và B đúng

Câu 32: Tìm một câu không phù hợp với thiết kế nghiên cứu mô tả:

A. Nghiên cứu sinh học

B. Báo cáo ca bệnh 

C. Báo cáo hang loạt ca bệnh 

D. Nghiên cứu cắt ngang

Câu 33: Khi nhà nghiên cứu chưa chắc chắn về mối liên quan nhân quả, thì nên chọn loại thiết kế nghiên cứu nào sau đây là phù hợp:

A. Nghiên cứu mô tả 

B. Nghiên cứu bệnh chứng

C. Nghiên cứu đoàn hệ 

D. Nghiên cứu can thiệp

Câu 34: Sàng lọc bệnh nhằm phát hiện những người có nguy cơ mắc bệnh:

A. Ở giai đoạn sớm 

B. Ở giai đoạn chưa có biểu hiện lâm sàng 

C. Ở giai đoạn muộn 

D. Ở một tập thể được xem là khỏe mạnh 

Câu 36: Bệnh thương hàn thuộc phân nhóm nào khi căn cứ vào nguồn truyền nhiễm các bệnh lây qua đường tiêu hóa?

A. Bệnh truyền từ súc vật sang người. 

B. Bệnh truyền từ người  sang người. 

C. Bệnh truyền từ người sang súc vật. 

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 37: Bệnh Sốt làn sóng thuộc phân nhóm nào khi căn cứ vào nguồn truyền nhiễm các bệnh lây qua đường tiêu hóa?

A. Bệnh truyền từ người sang súc vật 

B. Bệnh truyền từ súc vật sang người. 

C. Bệnh truyền từ người sang người 

D. Cả A,B,C đều đúng. 

Câu 39: Bệnh thương hàn, phó thương hàn thuộc phân nhóm nào trong các phân nhóm bệnh lây qua đường tiêu  hóa?

A. Phân nhóm 1: Tác nhân gây bệnh khu trú ở ruột. 

B. Phân nhóm 2: Tác nhân gây bệnh ở ngoài ruột. 

C. Phân nhóm 3: Vi sinh vật có thể vào máu gây nhiễm khuẩn máu. 

D. Phân nhóm 4: Vi  khuẩn sinh sản trong thức ăn và sinh ra độc tố.

Câu 40: Đối với các bệnh lây qua đường tiêu hóa thì nguồn truyền nhiễm nguy hiểm là:

A. Người bệnh ở thời kỳ phát bệnh. 

B. Người khỏi bệnh mang trùng. 

C. Người lanh mang trùng. 

D. Người mang trùng mạn tính. 

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 9 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Sinh viên